Một số yếu tố thuận lợi và hạn chế tác động đến tuân thủ điều trị tăng huyết áp

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) đánh giá kiến thức tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2020 (Trang 32 - 35)

huyết áp ca NB THA:

2.3.2.1. Thuận lợi:

Một số yếu tố được coi là có vai trò hỗ trợ NB THA tuân thủ điều trị THA đúng như sau:

Các cán bộ y tế tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định có trình độ chuyên môn tốt và hiểu biết sâu sắc về bệnh THA.

Nhân viên y tế nhiệt tình, tích cực và tâm huyết trong công tác chăm sóc, giáo dục sức khỏe, tư vấn chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và luyện tập cho NB.

Phòng khám đo huyết áp do khoa khám bệnh đảm nhiệm hàng ngày luôn có 2 phòng khám với 2 bác sĩ và 2 điều dưỡng thường trực liên tục và đảm nhiệm công tác khám - chữa bệnh tại phòng khám.

Mỗi người bệnh có 1 hồ sơ bệnh án được theo dõi lâu dài và một số người bệnh tự theo dõi tại nhà. Mỗi lần đến khám bệnh các bác sĩ đều ghi đầy đủ các nhận xét, các thông số và các chỉ định vào hồ sơ bệnh án và vào sổ theo dõi của người bệnh.

Người bệnh đến khám lần đầu tiên đều được kiểm tra, thực hiện các xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm, điện tim để đánh giá toàn trạng người bệnh.

Hàng tháng người bệnh đều có lịch tái khám theo hẹn với bác sĩ 1 lần và lấy thuốc điều trị cho tháng tiếp theo.

Phòng khám huyết áp, phòng xét nghiệm và phòng cấp phát thuốc được đặt khá gàn nhau nên hạn chế được việc đi lại cho người bệnh đến khám.

Hiệu quả điều trị: đạt được huyết áp mục tiêu và giảm được tỷ lệ người bệnh bị biến chứng sau khi tái nhập viện.

2.3.2.2. Hạn chế

Một số yếu tố được xem là cản trở trong việc người bệnh THA tuân thủ điều trị tăng huyết áp của mình như sau:

Về phía bệnh viện và nhân viên y tế

Nguồn nhân lực trong bệnh viên còn thiếu, chưa có phòng độc lập để tư vấn và giáo dục sức khỏe cho người bệnh.

Công việc của nhân viên y tế bị quá tải: bác sĩ trong phòng khám còn kiêm nghiệm thêm vai trò điều trị cho người bệnh nội trú, điều dưỡng vừa phải tiếp đón, hướng dẫn người bệnh đi xét nghiệm, ghi chép hồ sơ bệnh án,… Vì thế cán bộ y tế chưa thể làm hoàn thiện trong công việc giáo dục sức khỏe và nâng cao nhân thức về bệnh và chế độ điều trị cho tất cả người bệnh đến khám trong ngày.

Thiếu tài liệu cung cấp thông tin về bệnh và hướng dẫn tuân thủ kiểm soát huyết áp cho người bệnh THA.

Trang thiết bị y tế được đầu tư nhưng còn thiếu nhiều vì kinh phí đầu tư còn hạn hẹp.

Trình độ chuyên môn của một số cán bộ y tế còn hạn hẹp và chưa được đào tạo về công tác tư vấn giáo dục sức khỏe cho NB.

Về phía người bệnh

Hạn chế tìm hiểu thông tin về bệnh THA: trong nghiên cứu của chúng tôi, khi tiến hành khảo sát thì đa số người bệnh chủ yếu là người trong độ tuổi trung niên trở lên nên họ thường hay quên. Do vậy, điều dưỡng viên cần phải giáo dục sức khỏe cho người bệnh và cũng phải thường xuyên động viên người bệnh tích cực tìm hiểu thông tin về bệnh mình đang mắc để có thể nâng cao kiến thức về tuân thủ điều trị tăng huyết áp một cách hiệu quả nhất.

Khó tuân thủ chế độ ăn uống sinh hoạt và luyện tập: Đa số người bệnh đều nói rằng chế độ ăn uống sinh hoạt là thói quen hàng ngày, thói quen nhiều năm của họ rồi nên họ khó có thể thay đổi được. Do đó, điều dưỡng viên cần chú ý đến điều kiện kinh tế và thói quen của người bệnh để từ đó đưa ra lời khuyên cho phù hợp với từng người bệnh và để các người bệnh đều có thể áp dụng được và giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh cho mỗi người bệnh.

Quên thuốc hoặc tự ý ngừng thuốc: theo nghiên cứu của chúng tôi thì còn khoảng 15% người bệnh uống thuốc thành từng đợt khi có THA, 10% người bệnh chỉ uống thuốc khi có cơn tăng huyết áp và có khoảng 5% người bệnh thường xuyên quên uống thuốc hoặc tự ý ngưng sử dụng thuốc khi chỉ số huyết áp của mình trở về lai trị số bình thường. Vì vậy, người điều dưỡng viên cần có một chiến lược để giúp người bệnh hiểu được phác đồ điều trị của bác sĩ, tầm quan trọng của việc uống thuốc đều đặn hàng ngày và đưa ra các biện pháp hỗ trợ và nhắc nhở người bệnh uống thuốc và tránh quên thuốc: hướng dẫn người bệnh đặt đồng hồ báo thức để tạo thói quen uống thuốc đúng giờ, nhờ các thành viên trong gia đình nhắc nhở người bệnh uống thuốc đều đặn, đúng giờ,… Điều này sẽ giúp người bệnh cải thiện tình trạng quên thuốc, giảm bớt nguy cơ mắc dị tật cho bản thân và tạo nên gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội.

Chương 3

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Từ kết quả thu được qua thống kê nghiên cứu về đánh giá tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định, tôi xin đề xuất một số kết luận sau:

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) đánh giá kiến thức tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2020 (Trang 32 - 35)