Các ưu và nhược điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng nhận thức và khả năng xử lý sốc phản vệ của điều dưỡng lâm sàng tại khoa nội tổng hợp bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ đầu năm 2017 (Trang 26 - 27)

II. Liên hệ thực tiễn

2. Các ưu và nhược điểm

2.1. Thuận lợi

Bệnh viện và khoa phòng rất quan tâm tới vấn đề chuyên môn nghiệp vụ cho điều dưỡng. Hiện nay tại khoa đã cử cán bộ đi học đại học tại chức là 04 cán bộ, đào tạo chuyên khoa 1 là 02 cán bộ, có hai điều dưỡng có trình độ trung học đang đi học liên thông lên cao đẳng. Có thể nói khoa phòng và bệnh viện rất tạo điều kiện cho ĐD được đào tạo để nâng cao kiến thức cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ, do đó điều dưỡng có trình độ đại học và sau đại học ngày một nhiều hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng nguồn lực cán bộ.

Bệnh viện sẵn sàng cung cấp đầy đủ trang thiết bị y tế, phương tiện cấp cứu phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân, theo đề xuất của khoa phòng. Phòng điều dưỡng thường xuyên phối hợp với khoa phòng trong việc lên lịch tổ chức đào tạo và đào tại lại một cách liên tục các quy trình chăm sóc người bệnh trong đó có vấn đề nóng bỏng là sốc phản vệ, thường xuyên xuống khoa phòng giám sát, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở cũng như chỉđạo mọi hoạt động về phía điều dưỡng, để kết quả chăm sóc người bệnh được hiệu quả nhất

XXVI

2.2. Khó khăn

2.2.1. Về phía Bệnh viện

Hiện tại khoa chưa được cấp một số phương tiện hiện đại trong việc cấp cứu người bệnh, các máy móc chuyên dụng này chỉ phổ biện ở khoa cấp cứu và khoa tích cực chống độc, vì thế khi xảy ra SPV khả năng xử trí còn gặp một số hạn chế nhất định đối với các trường hợp diễn biến nặng

2.2.2. Áp lực công việc

Mỗi ngày một điều dưỡng phải chăm sóc từ 15- 20 người bênh và tiếp đón người bệnh mới. Số lượng y lệnh phải thực hiện trên người bệnh tương đối nhiều, các loại thuốc từ truyền, tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp nhiều. Ngoài ra điều dưỡng còn thực hiện nhiều công việc khác như: gửi xét nghiệm, lấy xét nghiệm, đưa người bệnh đi cận lâm sàng, ghi phiếu chăm sóc, hồ sơ bệnh án, vào sổ thuốc, vào máy tính và các càn thiệp khác nếu có. …Vì thế phần nào ảnh hưởng tới việc theo dõi và chất lượng chăm sóc người bệnh.

Nên chăng bệnh viện cần xấy dựng một phác đồ chuẩnáp dụng thống nhất trong toàn bệnh viện để hạn chế bớt các y lệnh không thực sự cần thiết cũng như các thủ tục dườm dà giảm quá tải công việc cho điều dưỡng để điều dưỡng tập chung hơn nữa vào nhiệm vụ chăm sóc người bệnh được tốt hơn.

2.2.3. Nhân lực

Theo báo cáo của Cục quản lý Khám, chữa bệnh ( Bộ y tế) năm 2011 số cán bộ điều dưỡng tại 1.062 bệnh viện trên toàn quốc là 82.949 người. Tỷ lệ bác sỹ/điều dưỡng (điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên) chỉ đạt 1: 1,8 và hiện tại ở khoa nội tổng hợp bệnh viên đa khoa tỉnh tỉ lệ này là 16/18( tức 1: 1,01) trong khi theo quyến của bộ y tế tỷ lệ cần thiết là 1: 4

Ông Phạm Đức Mục, Phó cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh cho biết việc thiếu điều dưỡng sẽ gây hệ quả là điều dưỡng sẽ không thực hiện được đầy đủ chức năng của mình đồng nghĩa với việc ảnh hưởng tới việc theo dõi người bệnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng nhận thức và khả năng xử lý sốc phản vệ của điều dưỡng lâm sàng tại khoa nội tổng hợp bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ đầu năm 2017 (Trang 26 - 27)