Đặc điểm người bệnh đột quỵ mắc rối loạn nuốt khoa Thần kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh đột quỵ não có rối loạn nuốt tại khoa thần kinh bệnh viện bạch mai (Trang 31)

2.1.2.1. Phân bố tuổi, giới, dân tộc của người bệnh

Bảng 2.1. Phân bố theo nhóm tuổi, giới, dân tộc Chỉ số nghiên cứu n (n = 131) Tỷ lệ (%) Tuổi 17 - 30 13 9,9 Tuổi 31 - 40 32 24,4 Tuổi 41 - 50 29 22,1 Tuổi 51 - 60 29 22,1 Tuổi 61 - 70 18 13,7 Tuổi 70 - 80 7 5,3 Tuổi trên 80 3 2,3 Nam 74 56,5 Nữ 57 43,5 Dân tộc kinh 131 100 Nhận xét:

Người bệnh có độ tuổi từ 31 - 60 chiếm tỷ lệ cao trong các nhóm, cao nhất là người bệnh có độ tuổi 31 đến 40 tuổi, chiếm tỉ lệ 24,4%

Nam trong đối tượng khảo sát chiếm; 56,5%, Nữ chiếm; 43,5% 100% người bệnh là người dân tộc kinh

Bảng 2.2. Phân bố tỉ lệ mắc rối loạn nuốt (sàng lọc theo thang GUSS) n (n= 131) Tỉ lệ (%)

Rối loạn nuốt nặng 25 19,1

Rối loạn nuốt trung bình 41 31,3

Rối loạn nuốt nhẹ 65 49,6

Tổng số 131 100

Nhận xét: 25 trong tổng số 131 người bệnh mắc rối loạn nuốt nặng, chiếm tỉ lệ 19,1%; 80,9% người bệnh có biểu hiện rối loạn nuốt từ nhẹ đến trung bình

Bảng 2.3. Bảng chỉ số BMI của người bệnh BMI

(kg/m2)

Đối tượng nghiên cứu n (131) Tỷ lệ (%) BMI < 16

Thiếu năng lượng trường diễn độ III 1 0,76 BMI từ 16 - 16,9

Thiếu năng lượng trường diễn độ II 2 1,52 BMI từ 17 - 18,4

Thiếu năng lượng trường diễn độ I 6 4,52 BMI từ 18,5 - 24,9

Cân nặng bình thường 99 75,6

BMI ≥ 25

Thừa cân 23 17,6

Tổng số 131 100

Nhận xét: 99 trong số 131 người bệnh, chiếm 75,6%, có chỉ số BMI giới hạn bình thường, có 23 người bệnh thừa cân, chiếm tỉ lệ 17,6%, số người bệnh có BMI thấp dưới 18,5 có 9 người, chiếm 6,8%

Bảng 2.4. Bảng chỉ số SGA đánh giá nguy cơ SDD của người bệnh SGA

(Nguy cơ suy dinh dưỡng)

Đối tượng nghiên cứu n (131) Tỷ lệ (%) SGA A

Không nguy cơ dinh dưỡng 91 69,5

SGA B

Nguy cơ dinh dưỡng nhẹ đến trung bình 37 28,2 SGA C

Nguy cơ dinh dưỡng nặng 3 2,3

Tổng số 131 100

Nhận xét: 91 trong số 131 người bệnh, chiếm 69,5% không có nguy cơ SDD khi nhập viện, 40 bệnh nhân, chiếm tỉ lệ 30,5% có nguy cơ SDD khi nhập viện.

Bảng 2.5. Tỉ lệ người bệnh mắc các bệnh lý kèm theo n (n= 131) Tỉ lệ (%)

Có mắc bệnh mạn tính kèm theo 80 61

Không mắc bệnh kèm theo 51 39

Tổng số 131 100

Nhận xét: 80 trong số 131 người bệnh mắc các bệnh lý kèm theo, chiếm 61% Bảng 2.6. Bảng phân bố tỉ lệ một số bệnh lý kèm theo

n (n= 131) Tỉ lệ (%) Viêm phổi tại thời điểm nhập viện 6 4,6

Tăng huyết áp/ Bệnh tim mạch 40 30,5

Đái tháo đường /Rối loạn mỡ máu 25 19,1

Gout/suy thận 9 6,9

Nhận xét: 6 trong tổng số 131 người bệnh đột quỵ não mắc viêm phổi tại thời điểm nhập viện (4,6%). Các bệnh lý mạn tính kèm theo khác phổ biến như tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, 40 người bệnh (30,5%), đái tháo đường,rối loạn mỡ máu 25 người bệnh (19,1%). Có 9 trong tổng số 131 người bệnh mắc suy thận, gout các mức độ khác nhau (6,9%).

2.1.3. Thực trạng chăm sóc dinh dưỡng cho người đột quỵ mắc rối loạn nuốt khi nhập viện

2.1.3.1. Thực trạng về trình độ văn hóa của người chăm sóc dinh dưỡng Bảng2.7. Trình độ văn hóa của người chăm sóc người bệnh Trình độ văn hóa

Đối tượng nghiên cứu

n Tỷ lệ (%)

Trung cấp, cao đẳng 15 11,5

Đại học, sau đại học 13 9,9

Khác 103 78,6

Tổng số 131 100

Nhận xét:

Tỷ lệ người chăm sóc trình độ tốt nghiệp Phổ thông trung học hoặc thấp hơn chiếm đa số: 78,6%.Tỷ lệ người chăm sóc có trình độ trung cấp/cao đẳng chiếm; 11,5%

Tỷ lệ người chăm sóc trình độ đại học, sau đại học chiếm; 9,9% 2.1.3.2. Thực trạng kiến thức về nhận biết dấu hiệu của rối loạn nuốt

Bảng 2.8. Kiến thức của người chăm sóc về nhận biết các dấu hiệu của bệnh

Dấu hiệu Có biết Không biết

n (%) n (%)

Sặc trong khi ăn hoặc uống 23 (17,6) 108 (82,4) Ho trong hoặc ngay sau khi ăn,

hoặc uống 71(54,2) 60(45,8)

Khó khăn khi nuốt nước bọt 15(11,4) 116(88,6)

Chảy dãi khóe miệng 12(9,2) 119(90,8)

Giọng ướt, lọc xọc hoặc thay đổi giọng khi nuốt

nước bọt hoặc ăn uống 0(0) 131(100)

Rơi vãi đồ ăn thức uống hoặc thức ăn còn đọng

lại trong miệng sau khi nuốt 13(9,9) 118(90,1) Sợ nuốt nước, cảm thấy căng thẳng không muốn

uống nước 1 (0,7) 130(99,3)

Thở gấp trong khi ăn và uống 1(0,7) 130(99,3) Nhận xét:

100% người chăm sóc không biết giọng ướt lọc xọc sau khi ăn, uống là biểu hiện nguy cơ của hít nhầm phải thức ăn nước uống, dịch tiết vào đường thở, 45,8% người chăm sóc không biết ho trong khi ăn hoặc uống là biểu hiện triệu chứng của bệnh. Các dấu hiệu người chăm sóc nhận biết cao nhất là ho trong hoặc ngay sau khi ăn (54,2%), sặc trong khi ăn (17,6%). Các dấu hiệu khác như khó khăn khi nuốt nước bọt, chảy dãi khóe miệng, thở gấp trong khi ăn hoặc uống hoặc người bệnh không muốn, sợ uống nước...trên 85% số người chăm sóc không biết các dấu hiệu đó là nguy cơ của hít sặc.

2.1.3.3. Kiến thức của người chăm sóc về tư thế của người bệnh khi cho người bệnh ăn uống

Biểu đồ 2.1. Kiến thức của người chăm sóc về tư thế cho người bệnh khi cho người bệnh ăn, uống

Nhận xét: 72,5% chưa biết tư thế người bệnh khi cho ăn đúng, có 27,5% người chăm sóc biết đúng tư thế người bệnh khi cho ăn,uống.

2.1.3.4. Kiến thức của người chăm sóc về cách chế biến thức ăn cho người bệnh

Biểu đồ 2.2. Kiến thức của người chăm sóc về chế biết suất ăn cho người bệnh

Nhận xét: có 15 trong số 131 người chăm sóc tương đương tỉ lệ 11,5% số người chăm sóc biết chế biến xuất ăn cho người bệnh, có 116 người chăm sóc chưa biết cách chế biến suất ăn cho người bệnh.

27,5% 72,5% Biết Không biết 11,5% 88,5% Biết Không biết

2.1.3.5. Kiến thức của người chăm sóc về tầm quan trọng của chăm sóc răng miệng cho người bệnh đột quỵ

Biểu đồ 2.3. Kiến thức của người chăm sóc về tầm quan trọng của chăm sóc răng miệng cho người bệnh

Nhận xét: Có 9,9% số người chăm sóc người bệnh biết nhiễm bẩn khoang miệng là yếu tố thuận lợi dẫn đến viêm phổi; 90,1% người chăm sóc người bệnh không biết

2.1.3.6. Kiến thức của người chăm sóc về các biến chứng liên quan đến nuôi dưỡng người bệnh

Bảng 2.9. Kiến thức của người chăm sóc về biến chứng bệnh

Biến chứng Biết Không biết

(n=131) % (n=131) %

Hít sặc 3 2,3 128 97,7

Viêm phổi 12 9,2 119 90,8

Mât nước 0 0 131 100

Suy dinh dưỡng 25 19,1 106 80,9

Nhận xét:

Trên 80% người chăm sóc không biết đến các biến chứng liên quan rối loạn nuốt như: hít sặc, viêm phổi , mất nước, suy dinh dưỡng.

9.9

90.1 Biết

2.1.3.7. Sự tiếp cận thông tin về bệnh

Biểu đồ 2.4. Sự tiếp cận thông tin về bệnh

Nhận xét: Tỷ lệ người chăm sóc chưa được tiếp cận thông tin về bệnh còn chiếm 9,8%

2.1.3.8. Nguồn thông tin về bệnh

Bảng 2.10. Nguồn thông tin về bệnh của người chăm sóc

Nguồn thông tin (n=131) %

Từ nhân viên y tế 71 54,2 Từ truyền thông 45 34,4 Từ người thân 10 7,6 Từ nguồn khác 5 3,8 Tổng số 131 100 Nhận xét:

Nguồn thông tin về bệnh mà người chăm sóc người bệnh có được từ nhân viên y tế và truyền thông là chủ yếu, 54,2% đến từ nhân viên y tế, 34,4% từ các phương tiện truyền thông, 11,4% nguồn thông tin có từ người thân và các nguồn khác

90,2 9,8

Có Không

2.1.3.9. Nguồn thông tin người chăm sóc bệnh tin tưởng

Bảng 2.11. Nguồn thông tin người chăm sóc tin tưởng Nguồn thông tin người chăm sóc NB

tin tưởng n = 131 % Từ nhân viên y tế 90 68,7 Từ truyền thông 21 16 Từ người thân 15 11,5 Từ nguồn khác 5 3,8 Tổng số 131 100

Nhận xét: Nguồn thông tin người bệnh tin tưởng nhất từ nhân viên y tế chiếm 68,7%, cao nhất.

2.1.3.10. Kiến thức nguyên tắc cơ bản khi chuẩn bị bữa ăn cho người bệnh

Biểu đồ 2.5. Kiến thức cơ bản khi chuẩn bị bữa ăn cho người bệnh Nhận xét: Có 6 trong số 131 người chăm sóc, chiếm tỉ lệ 4,6% , biết nguyên tắc cơ bản về kết cấu thức ăn và tỉ lệ các chất dinh dưỡng phù hợp khi chế biến chế độ ăn cho người bệnh.

4,6%

95,4%

2.1.3.11. Tuân thủ chế độ ăn

Bảng 2.12. Sự tuân thủ chế độ ăn

Tuân thủ chế độ dinh dưỡng n = 131 Tỉ lệ (%) Ăn theo chế độ của bệnh viện

dưới sự hướng dẫn

110 83,9

Người nhà tự chuẩn bị 7 5,3

Mua ngoài chợ 14 10,8

Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh tuân thủ chế độ ăn theo hướng dẫn của thầy thuốc là 83,9%, còn lại người chăm sóc mong muốn tự chuẩn bị bữa ăn cho người bệnh. 2.2. Các ưu nhược điểm

2.2.1. Ưu điểm

- Về phía người người chăm sóc: Đa số người chăm sóc quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho người bệnh. Người bệnh và người nhà tin tưởng vào sự hướng dẫn của nhân viên y tế

- Về phía Bệnh viện:

Có thang điểm sàng lọc, đánh giá rối loạn nuốt, người bệnh được chỉ định và điều trị theo đội nhóm có chuyên ngành sâu riêng biệt, đào tạo theo nhóm chuyên khoa nâng cao trình độ cho bác sỹ, điều dưỡng, chuyên viên dinh dưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người bệnh và người nhà người bệnh, tăng cường công tác tư vấn truyền thông, đảm bảo cung cấp đầy đủ chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đột quỵ mắc rối loạn nuốt.

2.2.2. Nhược điểm

- Về phía người bênh: Số lượng người bệnh cao tuổi chiếm tỉ lệ lớn, nhiều bệnh lý mạn tính kèm theo, khi khám chữa bệnh cần phải kết hợp nhiều chuyên khoa để chữa bệnh.

- Về phía người chăm sóc người bệnh: Người chăm sóc người bệnh thường không cố định, do vậy gia đình người bệnh và người chăm sóc không nắm được thường xuyên đầy đủ và liên tục về khả năng ăn uống cũng như các biều hiện và yếu tố nguy cơ hít sặc của người bệnh. Người bệnh phụ thuộc hoàn

toàn vào chăm sóc và hướng dẫn của cán bộ y tế.

- Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt tuyến cuối, số lượng người bệnh nhập viện đông, công việc của điều dưỡng quá tải ở nhiều khoa phòng, việc theo dõi đánh giá khẩu phần ăn, diễn biến lâm sàng của người bệnh cần rất chặt chẽ và khoa học đòi hỏi nhiều công sức và tốn kém nhân lực, điều dưỡng cần có trình độ và kinh nghiệm chăm sóc điều trị bệnh lý đột quỵ, cần đào tạo quy trình sàng lọc nuốt thống nhất tất cả các chuyên khoa người bệnh chuyển đến trong và sau giai đoạn cấp.

Cần có quy trình sàng lọc đánh giá rối loạn nuốt cho người bệnh đột quỵ ngay từ khi nhập viện.

2.3. Nguyên nhân của các việc đã làm được và chưa làm được 2.3.1. Nguyên nhân của các việc đã làm được: 2.3.1. Nguyên nhân của các việc đã làm được:

- Đời sống của người dân ngày càng được nâng cao cả về chất và lượng, công tác tư vấn truyền thông ngày càng được đẩy mạnh, nhận thức của người bệnh và gia đình người bệnh từng bước được nâng lên.

- Xuất phát từ nhu cầu thực tế của người bệnh và người chăm sóc ngày càng cao, người bệnh nhập viện luôn muốn được chăm sóc toàn diện, an toàn, hiệu quả.

- Lãnh đạo bệnh viện, nhân viên y tế luôn không ngừng học tập, nâng cao kiến thức, áp dụng quy trình kỹ thuật chăm sóc mới toàn diện mang lại hiệu quả cao hướng đến sự hài lòng của người bệnh.

2.3.2. Nguyên nhân của việc chưa làm được

- Là bệnh viện đa khoa tuyến cuối hạng đặc biệt, chủ yếu điều trị cho người bệnh nặng, mắc nhiều bệnh phối hợp, bệnh nặng được chuyển tuyến trên điều trị. Người bệnh đột quỵ khi chuyển tuyến chuyển khoa thiếu hụt về kiến thức chăm sóc dinh dưỡng, hạn chế kết quả chăm sóc và điều trị.

- Chưa có nhiều đơn vị đủ năng lực để thực hiện chế biến thực phẩm cho người bệnh nói chung và người bệnh đột quỵ nói riêng do đặc thù khách hàng là người bệnh. Chế biến chế độ dinh dưỡng cho người bênh đột quỵ đòi hỏi kỹ thuật

tỉ mỉ, cẩn trọng mới đạt yêu cầu. Hướng dẫn chế độ ăn bệnh viện của Bộ y tế chưa có hướng dẫn cụ thể cho đối tượng này, do vậy số lượng người bệnh đột quỵ mắc rối loạn nuốt cao, song cung cấp chế độ ăn đặc thù cho đối tượng này còn nhiều bất cập. Với thực trạng hiện có, nhiều cơ sở chăm sóc, ăn uống cho người bệnh còn phụ thuộc nhiều vào người nhà người bệnh.

- Sàng lọc đánh giá tình trạng dinh dưỡng, đánh giá khả năng nhai, nuốt của người bệnh cần phối hợp nhiều chuyên khoa, cần theo dõi liên tục các bữa ăn để đánh giá khả năng nhai nuốt và khả năng hấp thu của người bệnh, tốn kém thời gian và nhân lực.

- Ngoài Trung tâm Phục hồi chức năng và khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai, kỹ thuật sàng lọc rối loạn nuốt cho người bệnh đột quỵ chưa được bảo hiểm thanh toán ở tất cả các khoa phòng còn lại. Các chuyên khoa khác có người bệnh đột quỵ nghi ngờ mắc rối loạn nuốt chủ yếu mời hội chẩn chuyên khoa phục hồi chức năng đánh giá sàng lọc chức năng nuốt. Kỹ năng của điều dưỡng về sàng lọc rối loạn chức năng nuốt chưa đồng đều.

Chương 3

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Xuất phát từ kết quả khảo sát, tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau: - Tại Phòng khám và Tái khám khoa Thần kinh:

+ Khi người bệnh tới khám bệnh, có pano apphich về các hình ảnh trực quan biến chứng nguy hiểm của bệnh đột quỵ khi cho ăn uống không đúng phương pháp, không đủ dinh dưỡng để người bệnh, người chăm sóc biết và phòng tránh. Tăng cường tuyên truyền yếu tố nguy cơ gây bệnh đột quy phù hợp với sự tiếp thu của từng đối tượng, đặc biệt ưu tiên các đối tượng ở ngoại thành xa trung tâm Hà Nội chưa có điều kiện tiếp cận nguồn thông tin về bệnh.

+ Tăng cường đào tạo cho đội ngũ nhân viên y tế chăm sóc người bệnh tuyến đầu cập nhật kiến thức về dinh dưỡng và thực phẩm cho người bệnh đột quỵ rối loạn nuốt về kiến thức kỹ năng thực hành xử trí ban đầu, tạo một mạng lưới truyền thông từ tuyến cơ sở đến trung ương về kiến thức phòng bệnh, phát hiện, điều trị và ngăn ngừa biến chứng đột quỵ.

+ Thống nhất về quy trình chăm sóc người bệnh đột quỵ trong bệnh viện - Bệnh viện Bạch Mai:

+ Bổ sung các tài liệu truyền thông giáo dục sức khỏe theo mô hình bệnh tật của Bệnh viện nói chung và tài liệu truyền thông về bệnh đột quỵ não và chế độ dinh dưỡng cho người đột quỵ mắc rối loạn nuốt nói riêng.

+ Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ y tế về kỹ năng tư vấn truyền thông giáo dục sức khỏe và kiến thức chuyên môn mới nhất, phân công cán bộ đón tiếp người bệnh có kỹ năng tuyên truyền tốt, tâm huyết với nghề để thực hiện có hiệu quả công tác truyền thông cho người bệnh và gia đình người bệnh.

+ Thành lập đội điều trị bao gồm các nhóm đa chuyên khoa: Dinh dưỡng - Phục hồi chức năng - khoa lâm sàng (đơn vị đột qụy, hồi sức cấp cứu, tim mạch…) để lựa chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp với các giai đoạn nuốt.

+ Tổ chức, duy trì "Hội thi điều dưỡng, kỹ thuật viên giỏi" định kỳ để cán bộ nhân viên trong ngành có cơ hội trao đổi, rèn luyện, tiếp thu kiến thức điều trị chăm sóc mới, mang lại hiệu quả truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh được tốt nhất.

+ Tăng cường kiểm tra giám sát việc triển khai thực hiện các quy định về điều trị chăm sóc tư vấn giáo dục sức khỏe của Bênh viện tại các khoa phòng.

+ Đảm bảo nguồn nhân lực Bác sỹ, điều dưỡng chuyên khoa đáp ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh đột quỵ não có rối loạn nuốt tại khoa thần kinh bệnh viện bạch mai (Trang 31)