2. Cơ sở thực tiễn
3.2. Phân tích ưu, nhược điểm của công tác GDSK
Qua kết quả thay đổi kiến thức về bệnh VLDDTT của NB về bệnh và nhận định của người bệnh sau GDSK của điều dưỡng chúng tôi rút ra một số ưu, nhược điểm và nguyên nhân như sau:
3.2.1. Ưu điểm:
- Hiệu quả công tác GDSK đã được khẳng định thông qua sự thay đổi nhận thức của NB về bệnh VLDDTT nhưng từ việc thay đổi nhận thức tới hành động cần có thời gian và nhiều phương pháp khác để đánh giá tiếp. Đây là hành trình một chuỗi cải tiến chất lượng khám chữa bệnh nói chung và chất lượng GDSK nói riêng không có hồi kết, đòi hỏi mỗi cán bộ y tế đặc biệt đối tượng ĐD có nhiều tiềm năng để phát huy vai trò cần phải cố gắng không ngừng nghỉ. Đó chính là cơ hội để tất cả các NVYT đều nỗ lực nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và phòng bệnh cho NB tại bệnh viện
- Đa số NB trong nghiên cứu có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở lên (92.6%) nên khả năng tiếp nhận các thông tin đều rất nhanh và hiệu quả, đồng thời NB cũng hiểu được những thông tin mà NVYT truyền đạt cũng như sự cần thiết của việc tư vấn GDSK nên phối hợp rất tốt với NVYT trong quá trình tư vấn GSDK. Đây cũng là một thuận lợi để nâng cao hiệu quả công tác này.
- Đa số các BS, ĐD có trình độ chuyên môn tốt (1 tiến sĩ, 4 thạc sĩ, 1 bác sĩ nội trú, 9 điều dưỡng đại học) ham học hỏi và hiểu biết về bệnh VLDDTT được NB đánh giá khá cao về khả năng tuyền tải thông tin cũng như các nguồn thông tin mà họ nhận được
- ĐD trẻ, nhiệt tình tâm huyết tích cực trong công tác chăm sóc, giáo dục tư vấn chế độ sinh hoạt và phòng bệnh cho người bệnh nên 100 % NB đánh giá tốt và rất tốt về công tác tư vấn GDSK, không có NB nào đánh giá trung bình, yếu hay kém.
- NB đánh giá phương pháp truyền đạt tư vấn GDSK dễ hiểu và thấy đươc sự cần thiết của công tác này. Đây là tiền đề để thúc đẩy sự tích cực của các ĐD hơn nữa nhằm mang tới cho NB nhiều thông tin quý báu và cần thiết về bệnh.
- Lãnh đạo khoa và bệnh viện rất mong muốn nâng cao chất lượng công tác GDSK cho NB từ các ĐD viên.
3.2.2. Nhược điểm
-Nhân lực ĐD luôn thiếu do nhiều bạn ĐD đi học và nghỉ sinh nở hoặc tham gia phòng chống dịch nên các ĐD phải làm quá nhiều việc và chưa có đủ thời gian để gần gũi chia sẻ tâm tư tình cảm với mọi NB, chưa đi sâu chăm sóc tinh thần cũng như GDSK nhằm hỗ trợ tinh thần cho họ. Bên cạnh đó do mặt bệnh ngày càng phức tạp kết hợp với công tác chống dịch nên việc chú trọng GDSK cho NB VLDDTT có tần suất ít hơn thường lệ do phải quay vòng các mặt bệnh và tập trung công tác GDSK về cách phòng chống dịch bệnh đang trong giai đoạn hết sức phức tạp này.
-ĐD chưa ý thức được vai trò của mình trong quá trình tư vấn, GDSK cho NB đặc biệt các ĐD trẻ thiếu kinh nghiệm nên khi đi buồng chăm sóc NB họ còn thiếu tự tin để giao tiếp chia sẻ với NB về các kiến thức bệnh, họ chỉ chú trọng thực hiện y lệnh của BS là chủ yếu.
-Việc GDSK hiện nay của các ĐD chưa theo quy trình chuẩn chủ yếu là giải đáp các thắc mắc và trả lời các câu hỏi khi NB có nhu cầu khi chăm sóc và tiếp xúc với NB. Khi tổ chức các buổi tư vấn GDSK tại phòng hành chính thì ĐD không chủ động hoàn toàn, vẫn phục thuộc BS nhiều, ĐD chưa chủ động để GDSK một cách bài bản cho NB VLDDTT, chưa phân nhớm NB có trình độ khác nhau để có cách thức tư vấn hiệu quả đối với từng nhóm.
- Khoa Nội Tiêu hóa chưa có phòng riêng để tư vấn GDSK cho NB, chưa có tài liệu và chỗ để các tài liệu tuyên truyền về bệnh, hệ thống loa phát thanh tại khoa để tuyên truyền thường xuyên về bệnh cho NB thì hỏng hóc liên tục.
- Thiếu màn hình và thiếu các vidio tuyên truyền sinh động cuốn hút về bệnh, thiếu tờ rơi để NB theo dõi trong khi nằm viện nên khi khảo sát ý kiến NB góp ý rất
nhiều về việc cần bổ sung thêm các hình thức tư vấn GDSK cho NB như phát tờ rơi, trình chiếu băng đĩa hình kết hợp với tư vấn trực tiếp như hiện nay.
- BV chưa có chế độ đãi ngộ hợp lý và khen thưởng thích đáng để khuyến khích cho ĐD làm tốt công tác GDSK. Sau khi hết chương trình dự án thì nguồn kinh phí chi cho các hoạt động không còn, do đó các khoa cũng bớt hào hứng với công việc này.
- Công tác kiểm tra, giám sát chưa được thực hiện một cách thường xuyên liên tục nên ĐD đôi khi sao nhãng vì chưa hiểu được sự cần thiết của công tác này.
3.2.3 Nguyên nhân
- Công tác GDSK trong bệnh viện đã được bắt đầu từ năm 2006 khi bệnh viện hợp tác với WHO về thực hiện mô hình bệnh viện nâng cao sức khỏe nhưng hiện nay qua thời gian khá lâu (trên chục năm) công tác này đang dần bị rơi rụng, chỉ còn một số ít các khoa duy trì thực hiện trong đó có khoa Tiêu hóa. Bên cạnh đó nguồn kinh phí hỗ trợ từ WHO không còn nên các trang thiết bị và tài liệu phục vụ cho công tác này cũng không được quan tâm khi bị hỏng, việc in ấn các tờ rơi cho NB không được thường xuyên. Hiện tại chỉ có phòng QLCL đứng ra làm tiếp công việc này nhưng kinh phí xin bệnh viện có hạn và phải chia đều cho các khoa nên chỉ khi gần có đoàn kiểm tra Bộ Y tế thì công tác này mới được quan tâm đôn đốc
- BV cũng không có nguồn kinh phí để tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng GDSK thường xuyên cho NVYT nhất là cho các ĐD mà chủ yếu là người đi sau học tập người đi trước để làm nên chưa có cách thức chuẩn và chưa chủ động được nhiều, đa số chỉ là giải đáp thắc mắc và những câu hỏi khi NB có nhu cầu tư vấn mỗi khi ĐD chăm sóc tại buồng bệnh.
- Các buổi sinh hoạt người bệnh thường kết hợp với tư vấn, GDSK nên thời lượng cung cấp thông tin về bệnh rất ít, chưa đáp ứng mong muốn của NB.
- Các ĐD viên phải kiêm nhiều việc trong ngày như vừa phải tiếp đón, hướng dẫn NB đi làm xét nghiệm vừa phải ghi chép hồ sơ bệnh án, lĩnh thuốc, vật tư tiêu hao…; vì thế chưa thường xuyên GDSK, cung cấp thông tin về bệnh và chế độ điều trị VLDDTT để nâng cao nhận thức cho người bệnh trong quá trìnhđiều trị.
- Phòng ĐD cũng như các khoa phòng đều phải tham gia công tác chống dịch nên công tác kiểm tra giám sát việc tư vấn GDSK cũng như thực hiện công tác này tại các khoa đều bị sao nhãng
- Bệnh viện chưa có chế độ chính sách khuyến khích các Điều dưỡng thực hiện công tác GDSK và cũng chưa có chế tài thích hợp, chưa có quy trình chuẩn làm cơ sở cho họ thực hiện một cách bài bản nên chưa phát huy được vai trò cũng như trách nhiệm của họ trong công tác này.
- Chưa có sự quan tâm chỉ đạo đúng mức của các lãnh đạo bệnh viện và lãnh đạo khoa với đối tượng điều dưỡng để họ hiểu được tầm quan trọng và vai trò của họ trong việc thực hiện công tác này.
3.3. Đề xuất các giải pháp
3.3.1. Đối với bệnh viện và các phòng chức năng
- Tiếp tục tăng cường năng lực GDSK cho đội ngũ nhân viên y tế nói chung và điều dưỡng nói riêng thông qua các lớp tập huấn về kỹ năng truyền thông GDSK, tư vấn về bệnh trong đó có bệnh VLDDTT cho người bệnh. Phòng ĐIều dưỡng cần phối hợp với phòng chỉ đạo tuyến và các khoa lâm sàng để tổ chức các lớp học này.
- Phòng CTXH cần phối hợp các khoa Lâm sàng cập nhật các bản tin về bệnh trên trang web và để tại các khoa để các ĐD và NB dễ thấy có thể tham khảo dễ dàng khi cần đồng thời làm các video clip và phát thanh thường xuyên trên loa phát thanh tại khoa, nội dung bản tin tập trung vào tầm quan trọng của việc tuân thủ chế độ điều trị và sinh hoạt phòng bệnh tái phát cũng như các dấu hiệu sớm phát hiện bệnh tái phát để kịp thời đi khám và điều trị bệnh.
- Phòng QLCL cần phối hợp và đôn đốc các khoa xây dựng tờ rơi, quy trình chuẩn cho công tác GDSK riêng cho khoa mình theo từng bệnh cụ thể để từ đó các ĐD có tài liệu hướng dẫn cụ thể để chủ động thực hiện công tác này một cách thường quy bài bản nhất.
- Phòng ĐD cần tăng cường kiểm tra, giám sát công tác GDSK cho NB tại các khoa đồng thời tham mưu cho Ban giám đốc bệnh viện xây dựng cơ chế thưởng phạt, để có thể khích lệ cũng như tạo nên nề nếp và duy trì nề nếp đó được tốt.
3.3.2. Đối với khoa Nội tiêu hóa
- Tiếp tục duy trì các kết quả tốt đã đạt được đó là cần duy trì và thường xuyên tiến hành các buổi tư vấn GDSK để tăng cường sự thay đổi về nhận thức cho NB.
- Lãnh đạo khoa cần tạo điều kiện cho các ĐD trẻ và ĐD có trình độ dưới đại học được đào tạo về kỹ năng tư vấn GDSK và tham gia và công tác GDSK cho NB bởi hiện
nay chỉ các ĐD Đại học và sau Đại học mới tham gia các buổi GDSK cho NB, hầu như việc GDSK tại buồng bệnh là do BS và các ĐD có thâm niên, kinh nghiệm, yêu nghề mới tự giác nhưng cũng chưa được bài bản và theo một quy trình chuẩn.
- Điều dưỡng trưởng cần chủ động phối hợp với các BS và các ĐD để xây dựng thêm các tài liệu chuẩn cho tất cả các bệnh thường gặp tại khoa một cách chuyên sâu trong đó có bệnh VLDDTT, làm cơ sở và tư liệu để các Điều dưỡng có thể tham khảo, tự đào tạo cho mình, sau đó lên lịch hàng tuần cho các điều dưỡng viên chủ động tiến hành GDSK cho NB ngay tại khoa
- Điều dưỡng trưởng là thành viên mạng lưới Quản lý chất lượng nên cần đôn đốc khoa mình tích cực áp dụng cải tiến chất lượng bằng việc xây dựng các biểu mẫu chăm sóc trên phần mềm, áp dụng 5S trong quản lý hồ sơ giấy tờ, thuốc và vật tự tiêu hao để giảm tải việc ghi chép và các việc khác cho các ĐD để họ có thời gian tham gia công tác GDSK cho NB nhiều hơn nữa so với hiện nay.
- Các điều dưỡng viên cần nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc tư vấn GDSK thường xuyên cho NB và chủ động trau dồi kiến thức kỹ năng GDSK, kỹ năng giao tiếp để có thể chủ động tư vấn cho NB bằng tất cả những kiến thức và kỹ năng của mình.
- Xác định rõ GDSK cho NB là một cách giao tiếp nhằm cung cấp những thông tin bổ ích về bệnh giúp NB có kiến thức chủ động phát hiện và phòng bệnh một cách hiệu quả nhất đồng thời để làm hài lòng NB về chất lượng dịch vụ KCB tại khoa mình nâng cao niềm tin cho họ. Từ đó có thể thu hút NB quay trở lại KCB cho các lần tiếp theo và giới thiệu người thân đến KCB tại khoa mình.
- Cần phối hợp tốt với các BS điều trị để có thêm những thông tin tốt nhất cho việc GDSK của mình đạt hiệu quả cao nhất.
- Trong khi bệnh viện chưa ban hành quy trình chuẩn cho GDSK, có thể tham khảo Quy trình tư vấn GDSK một số cơ sở đang thực hiện có hiệu quả công tác GDSK để thực hiện cho đúng và đủ các bước, các nội dung cần thiết…
KẾT LUẬN
Từ khảo sát thực tế về kiến thức, nhận định của NB đã điều trị VLDDTT tại khoa Tiêu hóa, chúng tôi nhận thấy một số điểm chính về công tác này như sau:
1. Thực trạng công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh VLDDTT tại khoa khoa Nội Tiêu hóa Bệnh viện E
Công tác GDSK của Điều dưỡng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ:
- Tỷ lệ NB có kiến thức tăng lên rõ rệt sau GDSK: Kiến thức chung tăng rõ rệt từ 14.7 % đạt tốt trước GDSK lên 46.3 % sau GDSK, đặc biệt tỷ lệ NB có kiến thức kém từ 11.6% xuống không còn ai, ĐTB kiến thức tăng từ 26.44 lên 30.28. Kiến thức NB đạt cao nhất ở nội dung được phổ biến cách phòng bệnh 83.2% đạt tốt và được phổ biến chế độ sinh hoạt 66.3 đạt tốt . Tuy nhiên ở một số nội dung Điều dưỡng làm chưa tốt đó là phổ biến các dấu hiệu triệu chứng của bệnh và nguyên nhân gây bệnh chưa đạt yêu cầu, vẫn còn 43.2 % NB đạt kiến thức trung bình và 6.3 % NB đạt kiến thức kém sau khi được GDSK về các nguyên nhân gây bệnh và 50.5 % NB đạt kiến thức trung bình và 4.2 % NB đạt kiến thức yếu về nhận biết các triệu chứng bệnh sau khi được GDSK.
- Người bệnh đánh giá cao về mức độ cần thiết của việc tư vấn GDSK (100% NB đánh giá cần thiết và rất cần thiết) cũng như về chất lượng (100% NB đánh giá đạt chất lượng tốt và rất tốt), 100 % NB đánh giá các kiến thức được truyền đạt rất dễ hiểu và hiểu nhưng còn một tỷ lệ không nhỏ NB chưa hài lòng (13.7 % NB chưa hài lòng về địa điểm tổ chức GDSK; 15,7 % NB không hài lòng và 5,3 % NB không có ý kiến về các hình thức GDSK đang thực hiện, khá nhiều ý kiến (95% ) NB góp ý cần bổ sung thêm các tờ rơi, băng đĩa hình minh họa về bệnh tại phòng tư vấn.
2. Đề xuất các giải pháp nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả công tác tư vấn GDSK của Điều dưỡng cho NB VLDDTT tại khoa Nội tiêu hóa BVE
Để tăng cường hơn nữa hiệu quả của công tác giáo dục sức khỏe cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng GDSK, xác định GDSK là một nhiệm vụ quan trọng cần được thực hiện thường quy. Bên cạnh đó cần có tài liệu chuẩn để làm cơ sở cho việc GDSK được hiệu quả nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Thị Bích Phượng, Nguyễn Minh Tuấn, Nguyễn Hoàng Mai Anh, Lê Nguyễn Thanh Nhàn, Phạm Thị Hải Yến,“Lượng giá hoạt động giáo dục sức khỏe cho thân nhânbệnh nhi về bệnh sốt xuất huyết tại khoa sốt xuất huyếtBệnh viện nhi đồng I”, Y Học TP. Hồ Chí Minh Tập 15 Phụ bản của Số 3 2011
2. Đỗ Xuân Chương (2001), Bệnh sinh của bệnh loét dạ dày tá tràng, Bài giảng sau đại học- HVQY, tr. 57- 60. 1
3. Hoàng Trọng Thảng (2006), “Loét dạ dày- tá tràng, Bệnh Tiêu hóa- Gan- Mật”, Trường Đại học Y Huế. Tr.157- 167 3
4. Hoàng Thị Lệ , Ngô Huy Hoàng “ Thay đổi nhận thức về kiến thức phòng tái phát bệnh của người bệnh loét dạ dày tá tràng sau can thiệp Giáo dục sức khỏe tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam”, Tạp chí Khoa học Điều dưỡng - Tập 02 - Số 03, 2019.
5. Lê Văn Tuấn “ Khảo sát nhận thức và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng ở bệnh nhân viêm loét dạ dày- tá tràng tại khoa tiêu hóa Bệnh viện E từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2012”, Tạp chí Y học thực hành số 845 năm 2012
6. Lê Thị Bạch Hường, Đàm Thị Hương “Đánh giá hiệu quả và nhu cầu của người bệnh trong công tác giáo dục sức khỏe tại bệnh viện E”, Tạp chí Y học thực hành số 761 năm