Đối với mạng lưới y tế cấp cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác chăm sóc bệnh nhân trầm cảm tại bệnh viện tâm thần trung ương i (Trang 32)

2. 1 Quy trình tổ chức khám và điều trị cho bệnh nhân tram cam

3.3. Đối với mạng lưới y tế cấp cơ sở

- Có lịch thăm khám bệnh cho người bệnh trầm cảm tại gia đình nhằm nắm rõ hoàn cảnh kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh

- Khám bệnh hàng tháng, hàng quý cho người bệnh trầm cảm - Tích cực vận động người bệnh và gia đình tham gia bảo hiểm y tế.

- Liên hệ với các tổ chức tại địa phương để tạo điều kiện cho bệnh nhân hòa nhập cộng đồng

- Tổ chức các lớp tập huấn cho gia đình người bệnh để họ nắm thêm kiến thức về bệnh trầm cảm cũng như kỹ năng chăm sóc người bệnh và cách chống tái phát cho người bệnh sau khi ra viện

3.4. Đối với bệnh viện Tâm Thần trung ương I

- Điều dưỡng được phân công chăm sóc bệnh nhân toàn diện như: mỗi điều dưỡng có thể chăm sóc 2-3 bệnh nhân.

- Bệnh viện cung cấp thêm cơ sở vật chất phục vụ người bệnh như: các đồ dùng cho người bệnh phục hồi chức năng tại khoa bóng bàn, cầu lông…

- Tăng cường công tác truyền thông trên loa đài, tờ rơi, áp phích tại các địa phương, để người dân nắm bắt được các nguyên nhân và biểu hiện khởi phát của bệnh để họ sớm đưa người bệnh đi khám bác sĩ.

- Đào tạo liên tục, đào tạo lại hàng năm cho các bác sĩ trẻ, các điều dưỡng viên trong bệnh viện tâm thần nói chung để họ cập nhật những kiến thức mới và những phương pháp điều trị mới để điều trị cho người bệnh đạt kết quả tốt hơn

- Xây dựng mô hình khám bệnh tại tuyến trung ương và tuyến cơ sở

SAU ĐÂY LÀ MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI BỆNH VÀ CÔNG TÁC CHĂM SÓC KHÁM CHỮA BỆNH ,

TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG 1 .

CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN

Để bảo đảm cho việc chăm sóc người bệnh trầm cảm được tốt hơn và nhằm hạn chế tỷ lệ tử vong góp phần làm giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội. Sau khi nghiên cứu chuyên đề “ chăm sóc người bệnh trầm cảm tại bệnh viện tâm thần trung ương I”. Tôi xin rút ra một vài kết luận về thực trạng chăm sóc người bệnh trầm cảm như sau:

- Về cơ bản người bệnh trầm cảm đến điều trị tại Bệnh Viên Tâm Thần được chăm sóc tương đối tốt

- Nhân viên y tế hoàn thành công việc được giao. Không để xảy ra tình trạng bệnh nhân tử vong .

- Người bệnh trong quá trình điều trị được quản lý chặt chẽ uống thuốc đều đặn và có các liệu pháp tâm lý vui chơi cho từng người bệnh

- Người bệnh được điều dưỡng chăm sóc tốt

- Sau quá trình điều trị bệnh trầm cảm ra viện hết các triệu chứng bệnh lý , tăng cân và sức khỏe ổn định.

- Về cơ bản người bệnh và gia đình người bệnh đã hài lòng với sự phục vụ của nhân viên y tế trong bệnh viên.

- Bệnh Viện đã tạo điều kiện cung cấp cơ sở vật chất cơ bản để phục vụ chăm sóc cho người bệnh.

* Tuy nhiên vẫn còn 1 số tồn tại như:

- Nhân viên y tế lập kế hoạch chăm sóc người bệnh trầm cảm còn sơ sài, chưa toàn diện, chưa đáp ứng hết nhu cầu của người bệnh.

- Điều dưỡng thực sự chưa lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người bệnh, chưa phát huy hết các liệu pháp tâm lý.

- Người bệnh tham gia hoạt động liệu pháp nhàm chán.

- Người bệnh sau ra viện chưa được theo dõi sức khỏe tại địa phương, chưa có lịch khám lại cho người bệnh

* Để khắc phục 1 số thiếu sót tồn tại tôi đưa ra 1 vài giải pháp để cải thiện chăm sóc người bệnh trầm cảm tại bệnh viện tâm thần trung ương I

- Điều dưỡng được phân công chăm sóc bệnh nhân toàn diện như: mỗi điều dưỡng có thể chăm sóc 2-3 bệnh nhân.

- Bệnh viện cung cấp thêm cơ sở vật chất phục vụ người bệnh

- Tăng cường công tác truyền thông trên loa đài, tờ rơi, áp phích tại các địa phương, để người dân nắm bắt được.những biểu hiện của bệnh và cách chăm sóc bệnh nhân trầm cảm

- Đào tạo liên tục, đào tạo lại hàng năm cho các bác sĩ trẻ, các điều dưỡng viên trong bệnh viện tâm thần nói chung để họ cập nhật những kiến thức mới và những phương pháp điều trị mới để điều trị cho người bệnh đạt kết quả tốt hơn

Tài liệu tham khảo Tiếng Việt

1. Đặt vấn đề : theo quan niệm của tổ chức y tế thế giới WTO 2. Quan niệm về người cao tuổi của tổ chức Y tế Thế giới 1980

3. Theo TS Vương Văn Tịnh 2011 “ nghiên cứu đặc điểm lam sàng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm

* tài liệu tham khảo ở việt nam do viện lão khoa tiến hành điều tra năm (2002) 4. Dịch tễ học về bệnh trầm cảm

Theo WHO (1992), rối loạn tc người cao tuổi cũng được phân loại như trầm cảm ở người trẻ tuổi, bao gồm Nghiên cứu dịch tễ lâm sàng các rối loạn trầm cảm tại một số quần thể cộng đồng Dịch tễ học về bệnh trầm cảm của Trần Viết Nghị, Nguyễn Văn Siêm và CS (2 0 01)

5. Tiêu chuẩn đoán bệnh nhân trầm cảm :

Theo ICD - 10

6. Biểu hiện lâm sàng của bệnh trầm cảm ngời cao tuổi : theo wto 1992 7. Quan niệm về người cao tuổi : Năm 1980 Tổ chức y tế Thế giới

Trần Hữu Bình (2007), nghiên cứu trầm cảm cơ Y HỌC THƯC HÀNH (732) – Số 9/2010 19

8. Lâm Xuân Điều và Cộng sự - theo Y học thực hành [372] Tiếng Anh

1. D Jernes J.r [37] 2. Lee J.S và Cộng sự [58]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác chăm sóc bệnh nhân trầm cảm tại bệnh viện tâm thần trung ương i (Trang 32)