điều dưỡng đối với bệnh nhi viêm phổi trong 24h đầu vào viện tại Trung tâm Cấp cứu chống độc - Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2020
3.2.1.1. Thuận lợi
Như chúng ta đã biết Bệnh viện Nhi trung ương là bệnh viện chuyên khoa nhi đặc biệt, tuyến cuối cùng điều trị cho bệnh nhi của cả nước do đó bệnh
viện có nhiều yếu tố giúp cho việc chăm sóc bệnh nhi được tốt hơn.
Trình độ nhân lực: Do là bệnh viện hạng đặc biệt, tuyến cuối nhi khoa của cả nước nên trình độ nhân lực được lãnh đạo bệnh viện hết sức quan tâm, tạo điều kiện để nâng cao trình độ nhân lực của bệnh viện nói chung và của
điều dưỡng nói riêng. Đặc biệt là tại Trung tâm cấp cứu chống độc- nơi có thể coi là đầu sóng ngọn gió của bệnh viện thì càng được quan tâm hơn. Hiện trung tâm có 62 nhân lực bao gồm bác sĩ và điều dưỡng thì có 22 người có trình độ sau đại học 30 trình độ đại học và 10 cao đẳng. Nếu chỉ xét trình độ điều dưỡng thì có 2 trình độ sau đại học 28 trình độ đại học và 10 cao đẳng trong đó có rất nhiều điều dưỡng đang theo học các trình độ cao hơn như thạc sĩ, điều dưỡng chuyên khoa I. Ngoài ra hàng năm bệnh viện còn có các chương trình hợp tác với các bệnh viện khác trên thế giới và trong khu vực để cập nhật các kiến thức chuyên môn, các phương pháp điều trị , chăm sóc bệnh nhân mới cho nhân viên y tế.
Khả năng phối hợp trong công việc: Bệnh viện nhi trung ương được chính phủ và nhân dân Thụy Điển giúp đỡ xây dựng từ những năm đất nước còn khó khăn. Ngành Y tế Thụy Điển không chỉ giúp đỡ về mặt vật chất mà còn giúp đỡ đào tạo nhân lực cho bệnh viện nhi trong đó họ có đưa các giải pháp, hình thức hoạt động mới vào nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh. Bệnh viện luôn đi đầu trong áp dụng những học thuyết điều dưỡng, phương pháp mới vào trong chăm sóc bệnh nhân như: chăm sóc bệnh nhân toàn diện, lấy bệnh nhân làm trung tâm, chăm sóc theo đội nhóm, trong đó chăm sóc theo nhóm, đội cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong đội thì Trung tâm Cấp cứu bệnh viện Nhi đã làm được điều này.
Cớ sở hạ tầng, trang thiết bị: Do là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành nhi khoa của cả nước nên Bệnh viện Nhi trong những năm qua được Bộ Y tế quan tâm đầu tư nhiều trang thiết bị máy móc hiện đại nhằm đáp ứng được công tác chăm sóc và điều trị bệnh nhân. Từ năm 2016 Bệnh viện khánh thành và đưa vào hoạt động tòa nhà 15 tầng trong đó có khoa cấp cứu mà bây giờ là Trung tâm Cấp cứu -Chống độc. Do được đầu tư xây dựng mới với các tiêu chuẩn theo các nước tiên tiến, hiện đại nên trung tâm được thiết kế đồng bộ, có nhiều trang thiết bị phục vụ cho chăm sóc bệnh nhân.
Ngoài các yếu tố thuận lợi vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác chăm sóc bệnh nhân bệnh nhi viêm phổi trong 24h đầu vào viện tại Trung tâm Cấp cứu chống độc - Bệnh viện Nhi Trung ương của điều dưỡng. Nó có thể là yếu tố khách quan cũng có thể là yếu tố chủ quan.
Quá tải khối lượng công việc:
Trung tâm cấp cứu- chống độc bệnh viện nhi là nơi tiếp nhận cấp cứu tất cả các trường hợp bệnh nhi từ các bệnh viện tuyến dưới chuyển đến cũng như người nhà tự đưa đến; với đa dạng các mặt bệnh từ những cấp cứu thông thường như sốt, cảm cúm đến những trường hợp nặng như ngộ độc, chấn thương sọ não, ngừng tuần hoàn… Do đó, khối lượng công việc của nhân viên y tế nói chung và điều dưỡng nói riêng là rất lớn. Đối với một trường hợp bệnh nhân vào viện ngoài việc xử trí các cấp cứu ban đầu tại trung tâm điều dưỡng còn phải thực hiện nhiều các việc khác như vận chuyển bệnh nhân đi xét nghiệm, chụp XQ, CT, siêu âm… để có thể đưa ra các giải pháp, phác đồ điều trị chăm sóc phù hợp với từng tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.
Do bệnh viện Nhi đặt ở thủ đô Hà nội nơi người dân có điều kiện kinh tế, quan tâm đến sức khỏe. Đối với bệnh nhi thì yêu cầu của người dân lại càng cao. Do đa số các gia đình hiện nay chỉ sinh 1-2 con nên rất quan tâm đến sức khỏe của con. Với danh tiếng, uy tín của Bệnh viện Nhi nên rất nhiều các trường hợp bệnh nhi mắc các bệnh thông thường có thể điều trị tại các bệnh viện tuyến dưới nhưng người nhà vẫn đưa vào bệnh viện Nhi cấp cứu vô tình tạo nên tình trạng quá tải công việc cho nhân viên y tế. Điều này có thể dẫn đến những sai sót, sự cố trong quá trình theo dõi, chăm sóc bệnh nhi.
Độ tuổi của bệnh nhi: Độ tuổi của bệnh nhi bị viêm phế quản, phổi trong khóa luận này đa số là dưới 5 tuổi. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mức độ nặng của viêm phổi ở trẻ em 2-36 tháng tại Bệnh viện trung ương Thái Nguyên cho thấy trẻ dưới 12 tháng có nguy cơ bị viêm phổi nặng cao gấp 2,5 lần so với trẻ còn lại, Trong nghiên cứu cho thấy cứ tăng 1 tháng tuổi nguy có viêm phổi nặng giảm đi 0,949 lần ( p<0,005). Điều này cho thấy
độ tuổi càng nhỏ nguy cơ diễn tiến thành viêm phổi nặng càng nhiều do đó việc chăm sóc cần được chú ý nhiều hơn. Đồng thời bệnh nhi trong độ tuổi này thì việc phát triển về mặt nhận thức, ngôn ngữ chưa được hoàn thiện. Trẻ đôi khi chưa nhận thức được các vấn đề đang xảy ra, đặc biệt là trẻ chưa biết nói và trẻ sơ sinh thì hoàn toàn không thể thăm khám, theo dõi theo cách thông thường là hỏi, phỏng vấn để cho bệnh nhân trả lời.Có nghĩa là bệnh nhi hoàn toàn phụ thuộc vào chăm sóc của người khác. Với độ tuổi này thì diễn biến bệnh, tiên lượng và điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố: như sức đề kháng của trẻ, đáp ứng của trẻ với điều trị.... Có tới gần 50% bệnh nhi dưới 12 tháng tuổi do vậy đối với nhómbệnh nhi này thì việc đánh giá, theo dõi người bệnh phụ thuộc rất lớn vào kinh nghiệm, trình độ và năng lực của điều dưỡng, đòi hỏi người điều dưỡng phải có chuyên môn, giao tiếp thân thiện, khéo léo và linh hoạt trong công việc để đáp ứng những cung bậc cảm xúc, tâm sinh lý khác nhau của trẻ em và người nhà bệnh nhi.