Nguyên nhân chưa làm được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc dẫn lưu kehr sau phẫu thuật sỏi ống mật chủ tại khoa ngoại tiêu hóa tổng hợp bệnh viện đa khoa tỉnh hải dương năm 2017 (Trang 31 - 36)

2. Các ưu điểm và tồn tại

2.3. Nguyên nhân chưa làm được

- Nhân lực ĐD còn thiếu do:

+ Lưu lượng NB đông, luôn trong tình trạng quá tải BV.

+ Phần mềm sử dụng trong quản lý khám chữa bệnh đã lạc hậu, máy chạy chậm, lỗi mạng...thường xuyên xảy ra nên việc vào thuốc qua máy, in phiếu lĩnh, trả thuốc, đối chiếu thuốc trên máy... mất rất nhiều thời gian.

+ ĐD phải kiêm nhiệm rất nhiều việc: chăm sóc NB khác, thực hiện các thủ thuật; thay quần áo cho NB ngày 01 lần và khi bẩn; gửi, lấy đồ vải ở khoa KSNK hàng ngày; gửi và lấy dụng cụ thay băng hàng ngày; đưa, đón tất cả các NB đi làm XN CLS 24/24 (trung bình từ 20 – 25 ca/ ngày)…

- Một số ĐD trẻ kinh nghiệm công tác và kiến thức chuyên môn về bệnh còn hạn chế.

- Một số ĐD nam chưa thực sự tỉ mỉ trong công việc. - Công tác tư vấn GDSK cho NB chưa được chú trọng do: + Chưa có quy định cụ thể về GDSK cho NB sỏi OMC. + Tài liệu tư vấn GDSK và các trang thiết bị còn thiếu.

+ ĐD khi tư vấn cho NB còn mang tính chất chung chung, chưa giải thích kỹ về bệnh, chưa chú trọng tới tầm quan trọng của việc GDSK.

+ Kỹ năng tư vấn, hướng dẫn NB của ĐD còn yếu hầu như chỉ tư vấn một chiều. + Một số ĐD trẻ kinh nghiệm công tác còn ít, giao tiếp với NB chưa được tốt, kiến thức về bệnh còn hạn chế, thiếu kiến thức về kỹ năng truyền thông/giao tiếp (lắng nghe, giải thích, hướng dẫn, động viên…) do đó trong công tác tư vấn GDSK cho NB còn chưa đạt được như mong muốn.

- NB còn lo lắng do sợ bệnh tái phát và chưa biết cách ăn uống cho phù hợp với bệnh.

- Có ĐD chưa thực sự tâm huyết, nhiệt tình, toàn tâm toàn ý cho công việc.

Tất cả các yếu tố trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc chăm sóc DL Kehr sau PT sỏi OMC tại khoa Ngoại Tiêu hóa – Tổng hợp BVĐK Tỉnh Hải Dương. Do vậy làm thế nào để NB được chăm sóc DL Kehr có hiệu quả là vấn đề cần phải được quan tâm?

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẢ THI 1. Đối với bệnh viện:

- Tăng cường thêm nhân lực ĐD.

- BV cần tạo môi trường làm việc thoải mái; khích lệ, động viên khuyến khích ĐD kịp thời, truyền cảm hứng và lòng yêu nghề cho ĐD.

- Tạo điều kiện, lập kế hoạch cho ĐD thay nhau đi học các lớp đào tạo ngắn hạn theo đúng chuyên ngành tại BV Việt Đức.

- Cung cấp đầy đủ các trang thiết bị cần thiết cho GDSK như: máy chiếu, tờ rơi, bảng, bút dạ…

- BV cần có chính sách phù hợp, chế tài thưởng, phạt rõ ràng.

2. Đối với khoa, phòng:

- ĐDT khoa tăng cường công tác tập huấn, huấn luyện, đào tạo lại, đào tạo tại chỗ cho ĐD cả về kiến thức và thực hành.

- ĐDT khoa tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình chăm sóc DL Kehr của ĐD.

- Khoa cần xây dựng nội dung GDSK về bệnh SM và có những buổi truyền thông GDSK về bệnh SM dành cho NB.

3. Đối với nhân viên điều dưỡng khoa:

- Luôn có tinh thần học tập vươn lên: nắm vững các bước trong chăm sóc DL Kehr, kỹ thuật bơm rửa Kehr, các bước tiến hành rút Kehr.

- Cần hướng dẫn cách chăm sóc DL Kehr khi NB có chỉ định mang Kehr về nhà, tránh các biến chứng có thể xảy ra do người nhà NB thiếu kiến thức như: tụt ống dẫn lưu Kehr, tắc hoặc gập ống gây trào ngược dịch…

KẾT LUẬN

Qua theo dõi việc chăm sóc ống dẫn lưu Kehr cho 15 NB sau phẫu thuật sỏi ĐM, tại Khoa Ngoại Tiêu hóa – Tổng hợp BVĐK tỉnh Hải Dương. Em xin đưa ra những kết luận sau:

1. Nhận định NB và theo dõi DHST.

- Về cơ bản ĐD đã nhận định đúng, đủ và theo dõi DHST tốt (đạt 90 – 100%). - Nhận định bị bỏ sót và theo dõi DHST chưa sát chỉ chiếm 10% , do trình độ của ĐD là trung cấp và xảy ra trong giờ trực (nhân lực ít, công việc nhiều).

2. Chăm sóc về tư thế và vận động.

- 100% NB được nằm đúng tư thế sau PT.

- Tỷ lệ NB được vận động sớm chiếm 79%; chỉ còn 21% do NB quá già yếu và do sợ đau, bục chỉ vết mổ.

3. Chăm sóc, theo dõi ống DL Kehr.

- Theo quy trình chuẩn thì thực tế tại khoa ĐD đã thực hiện đạt 100% những bước sau:

+ Ống DL Kehr được nối với một ống vô trùng đưa vào một chai vô khuẩn để thấp hơn vị trí ống mật.

+ NB được bơm rửa Kehr theo đúng chỉ định (bơm rửa bằng huyết thanh mặn đẳng trương ấm, thời gian, số lần).

+ Thay băng chân ống DL Kehr hàng ngày và khi thấm dịch.

+ ĐD báo BS khi có dấu hiệu bất thường.

+ Kẹp DL Kehr đúng theo chỉ định và dặn NB những điều cần thiết. + NB được chụp ĐM qua Kehr bằng thuốc cản quang.

+ Rút LD Kehr theo đúng quy trình và chỉ định. - Còn một số bước chưa đạt:

+ 15% NB không được theo dõi nước mật đúng và đủ: do người nhà NB tự thay, do ngày nghỉ nhân lực ĐD thiếu.

+ 18% NB chưa được ĐD thực hiện kỹ thuật bơm rửa Kehr đúng. + 16% NB chưa được thay băng khớp nối DL Kehr hàng ngày. 4. Giáo dục sức khỏe (GDSK) cho NB khi ra viện

- ĐD hướng dẫn NB giữ vệ sinh ăn uống, ăn chế độ ăn phù hợp với bệnh; không ăn gỏi cá, giữ vệ sinh môi trường và tẩy giun định kỳ đạt 87%.

- Trường hợp NB ra viện mang theo ống DL Kehr về nhà, được ĐD hướng dẫn NB hoặc người nhà cách chăm sóc và theo dõi ống DL hàng ngày; khi có các dấu hiệu bất thường cần đến ngay y tế cơ sở đạt 92%.

* Một số đề xuất nhằm cải thiện thực trạng trên:

1. Đối với bệnh viện:

- Tăng cường thêm nhân lực ĐD.

- Tạo điều kiện, lập kế hoạch cho ĐD thay nhau đi học các lớp đào tạo ngắn hạn theo đúng chuyên ngành tại BV Việt Đức.

- BV cần có chính sách phù hợp, chế tài thưởng, phạt rõ ràng.

2. Đối với khoa, phòng:

- ĐDT khoa tăng cường công tác tập huấn, đào tạo lại, đào tạo tại chỗ cho ĐD cả về kiến thức, thực hành và cũng cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình chăm sóc DL Kehr của ĐD.

- Khoa cần xây dựng nội dung GDSK về bệnh SM và có những buổi truyền thông GDSK về bệnh SM dành cho NB.

3. Đối với nhân viên điều dưỡng khoa:

- Thường xuyên tự cập nhật kiến thức và luôn có tinh thần học tập vươn lên để thực hiện tốt kỹ thuật chăm sóc DL Kehr.

- Cần hướng dẫn cụ thể cách chăm sóc DL Kehr khi NB có chỉ định mang Kehr về nhà.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Ngọc Bích (2006), Sỏi ống mật chủ và các biến chứng cấp tính, Bệnh học

Ngoại khoa tập 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

2. Phạm Văn Cường (2016), Nghiên cứu ứng dụng quy trình chẩn đoán và điều trị phẫu thuật sỏi mật tại các tỉnh miền núi phía Bắc, Luận án tiến sỹ y học chuyên ngành

Ngoại Tiêu hóa, Viện Nghiên cứu Khoa học Y dược Lâm sàng 108.

3. Lê Trung Hải (2011), Hướng dẫn chăm sóc người bệnh sau mổ, Nhà xuất bản Y

học, Hà Nội.

4. Trần Gia Khánh, Đỗ Kim Sơn, Nguyễn Quang Nghĩa và cộng sự (1995), Thái độ

xử trí cấp cứu sỏi mật: Kinh nghiệm trên 628 trường hợp mổ cấp cứu trong 4 năm (1990- 1993) tại Bệnh viện Việt Đức.

5. Trần Việt Tiến (2006), Một số nhận xét về chăm sóc DL Kehr sau PT sỏi ĐM tại

Khoa Ngoại BVĐK tỉnh Nam Định.

6. Trần Việt Tiến (2016), Điều dưỡng Ngoại khoa, Trường Đại học Điều Dưỡng Nam

Định.

7. Trường Đại học Y Hà Nội (2008), Bệnh học Ngoại khoa Tập I, Nhà xuất bản Y học,

Hà Nội.

8. Trường Đại học Y Hà Nội (2013), Bài giảng bệnh học Ngoại khoa, Nhà xuất bản Y

học, Hà Nội.

9. Vụ Khoa học và Đào tạo – Bộ Y tế (2005), Bệnh học Ngoại khoa, Nhà xuất bản Y

học, Hà Nội.

10. Vụ Khoa học và Đào tạo – Bộ Y tế (2008), Điều dưỡng Ngoại Khoa, Nhà xuất

bản Y học, Hà Nội.

11. Vụ Khoa học và Đào tạo – Bộ Y tế (2008), Điều dưỡng Ngoại Khoa, Nhà xuất

bản Giáo dục, Hà Nội.

12. Ahmed. Pradhan.C, Beckingham I. J et al ( 2008)

" Is a T - tube after common bile duct exploration ", World J Surg, 32(7), pp. 1485- 1488.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc dẫn lưu kehr sau phẫu thuật sỏi ống mật chủ tại khoa ngoại tiêu hóa tổng hợp bệnh viện đa khoa tỉnh hải dương năm 2017 (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)