Thực trạng công tác tư vấn về sử dụng thuốc hóa chất của điềudưỡng cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thựctrạng công tác tư vấn về sử dụng thuốc hóa chất của điều dưỡng cho người bệnh ung thư đại tràng tại khoa ung bướu bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc (Trang 27 - 35)

3. Liên hệ thực tiễn

3.1. Thực trạng công tác tư vấn về sử dụng thuốc hóa chất của điềudưỡng cho

cho người bệnh ung thư đại tràng tại Khoa Ung bướu-Y học hạt nhân- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc.

3.1.1. Giới thiệu tổng quan về Bệnh viện và Khoa Ung bướu- Y học hạt nhân- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc.

3.1.1.1. Một số đặc điểm chung

Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Vĩnh Phúc là Bệnh viện đa khoa hạng I nằm tại Phường Đồng Tâm - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc, với qui mô 42 khoa phòng cùng gần 700 cán bộ thầy thuốc, trong đó gần 1/3 có trình độ Đại học và trên đại học, 01 tiến sỹ, hơn 20 thạc sỹ, trên 20 cử nhân điều dưỡng đại học, trên 10 điều dưỡng trình độ thạc sỹ và chuyên khoa I. Về cơ sở vật chất đã được đầu tư, bổ xung một số trang thiết bị y tế hiện đại, chất lượng cao phục vụ tốt nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân như : Nhà bệnh nhân nội trú, khu điều trị kép, trang thiết bị các thiết bị máy móc y tế hiện đại như : Máy siêu lọc máu nhân tạo, máy phẫu thuật nội soi, máy theo dõi bệnh nhân, máy xét nghiệm miễn dịch hóa phát quang, máy chụp cắt lớp vi tính 64 dãy – 128lát, máy siêu âm 3,4 chiều , máy spec CT, máy sinh hóa, máy MRI 1,5 T ...,mỗi năm thu dung hơn 10,000 lượt khám và điều trị bệnh nhân.

Khoa Ung Bướu –Y học hạt nhân - BVĐK Tỉnh Vĩnh Phúc, với 6 buồng bệnh, số giường thực kê là 62 giường bệnh: với 28 cán bộ nhân viên (trong đó có 18 điều dưỡng, 10 bác sỹ, trong đó trình độ Thạc sỹ 02 bác sỹ chuyên ngành Ung Bướu, 07 bác sỹ đa khoa, 09 điều dưỡng đại học, 03 ĐD cao đẳng, 06 ĐD trung cấp). Bệnh viện trang bị cho khoa 01 máy pha hóa chất, máy chụp SPECT, monitoring, máy điện tim ……Khoa đã triển khai truyền hóa chất tĩnh mạch điều trị ung thư, điều trị triệu chứng, chăm sóc giảm nhẹ, một số kỹ thuật giúp cho chẩn đoán, phát hiện và phòng ngừa sớm ung thư cho người bệnh trong cộng đồng, số người bệnh nằm điều trị tại khoa Ung Bướu- Y học hạt nhân trung bình: 80 người bệnh/ngày, số NB điều trị nội trú năm 2017 là: 7,155.Số lượng điều dưỡng thực hiện nhiệm vụ chăm sóc người bệnh tại khoa Ung Bướu có tổng số: 12 cán bộ

Tổ chức thực hiện công tác truyền thông tư vấn giáo dục sức khoẻ tại khoa Ung Bướu đã từng bước được thực hiện và duy trì. Ở tại phòng bệnh điều trị và chăm sóc đều có phân công điều dưỡng chăm sóc kiêm nhiệm công tác truyền thông tư vấn giáo dục sức khoẻ về việc sử dụng thuốc bằng nhiều phương pháp, dưới nhiều hình thức tư vấn khác nhau, nhưng việc thực hiện về tư vấn còn nhiều khó khăn do khối lượng công việc quá tải của điều dưỡng chăm sóc như số lượng tỷ lệ người điều dưỡng / người bệnh chăm sóc còn cao, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác tư vấn còn hạn chế

Các hình thức truyền thông tư vấn sức khỏe tại khoa Ung Bướu- YHHN – Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc

Góc truyền thông: Góc truyền thông là một hình thức được qui định trong hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ. Do điều kiện cơ sở phòng làm việc của khoa còn thiếu nên khoa không có một phòng dành riêng để tư vấn. Tuy nhiên khoa cũng đã cố gắng vận dụng để tạo ra hoạt động của góc truyền thông, khoa đã kết hợp tổ chức tại một phần cạnh phòng hành chính của khoa ở đó để các tài liệu truyền thông, tờ rơi, tranh lật, tranh gấp… và kết hợp sử dụng không gian của khoa như tường các phòng điều trị - chăm sóc và phòng thực hiện các thủ thuật, hành lang để trưng bày tranh ảnh, áp phích…tuyên truyền giáo dục về sức khoẻ. Các tranh ảnh, áp phích trình bày như vậy tạo điều kiện thuận lợi để mọi người, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân tiếp cận với tài liệu truyền thông.Các số tài liệu này do Bộ Y tế, Trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ của Bộ Y tế, của các viện và cơ quan trực thuộc trung ương biên soạn. Chưa có tài liệu nào về nội dung thống nhất tư vấn do chính các điều dưỡng của khoa chăm sóc tư vấn.

Tờ rơi là loại tài liệu được sử dụng rất phổ biến trong các hoạt động TTGDSK hiện nay, do tính tiện dụng, hấp dẫn và gọn nhẹ. Tờ rơi được sử dụng ở góc truyền thông của khoa, được các ĐD chăm sóc tại khoa, nhân viên y tế phát cho người bệnh và gia đình người bệnh. Nội dung các tờ rơi này chủ yếu nói về triệu chứng sớm nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng, biện pháp phòng và tránh bệnh ung thư. Đánh giá chung là các loại tờ đề cập khá đầy đủ về nội dung của bệnh ung thư theo đúng của các chương trình y tế Quốc gia và đạt hiệu quả tốt.

Truyền thông tư vấn giáo dục sức khoẻ bằng tranh ảnh cũng là một hình thức được sử dụng rất phổ biến. Khoa trưng bày các tranh ảnh này tại hành lang , các

góc tại địa điểm có tính chất công cộng tại nơi mà nhiều người bệnh và gia đình người bệnh trong khoa dễ dàng đọc và tìm hiểu.

Tư vấn cho bệnh nhân và gia đình người bệnh là hoạt động rất cần thiết và hiệu quả cao. Tại khoa, cán bộ y tế tư vấn mỗi khi khám chữa bệnh và chăm sóc cho người bệnh, cho người nhà bệnh nhân. Nội dung tư vấn thường là nói về nguyên nhân mắc bệnh, dặn dò cách sử dụng thuốc, cách ăn uống, cách phòng bệnh…Mỗi lần tư vấn trung bình khoảng 3-4 phút.

3.1.2. Thực trạng công tác tư vấn về sử dụng thuốc hóa chất của điều dưỡng cho người bệnh ung thư đại tràng

3.2.2.1. Phương pháp thực hiện

- Thời điểm đánh giá từ 01/6/2018 đến 31/07/2018tại khoa Ung Bướu- Y học hạt nhân Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc

- Đối tượng đánh giá:

+ Hoạt động tư vấn sử dụng thuốc hóa chất của người điều dưỡng cho người bệnh ung thư đại tràng. Số lượng quan sát là 60 buổi tư vấn, trong đó có 30 buổi là dành cho những người điều trị hóa chất lần đầu, 30 buổi dành cho những người đã điều trị hóa chất nhiều hơn 1 lần. Chọn ngẫu nhiên60 buổi trong tổng số các buổi tư vấn của điều dưỡng từ 01/6/2018 đến 31/07/2018.

+ Người bệnh ung thư đại tràng điều trị hóa chất tại bệnh viện. Số lượng là52 người. Chọn ngẫu nhiên 40 người bệnh trong tổng số người bệnh nằm viện.

Về công cụ đánh giá: (i) bảng kiểm quan sát hoạt động tư vấn của người điều dưỡng cho người bệnh và (ii) phiếu phỏng vấn người bệnh về hoạt động tư vấn của người điều dưỡng (Phụ lục). Các công cụ này được xây dựng dựa trên hướng dẫn về quy trình tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh của Bộ Y tế.

Về phương pháp thu thập thông tin: quan sát trực tiếp hoạt động tư vấn của người điều dưỡng bằng bảng kiểm và (ii) phỏng vấn trực tiếp từng người bệnh về hoạt động tư vấn của điều dưỡng (gồm hai phiếu, phiếu cho bệnh nhân đến viện lần đầu và cho người bệnh đến từ lần thứ 2 trở đi).

Về phân tích số liệu: các số liệu sau khi thu thập được quản bằng phần mềm SPSS. Sử dụng bảng, tần số và tỷ lệ % để mô tả thực trạng hoạt động tư vấn sử dụng thuốc hóa chất của người bệnh ung thư đại tràng.

3.2.2.2. Thực trạng hoạt động tư vấn giáo dục sức khỏe của người điều dưỡng cho người bệnh lần đầu sử dụng hóa chấtqua quan sát trực tiếp

Bảng 3.1. Nội dung thực hiện bước chào hỏi, thới thiệu trong quy trình tư vấn của điều dưỡng (n1=30; n2 = 30)

Nội dung tư vấn

Đầy đủ Chưa đầy đủ Không làm Tỷ lệ % Lần 1 Lần 2+ Lần 1 Lần 2+ Lần 1 Lần 2+ Giới thiệu về bản thân và nội dung

tư vấn 80,0 83,3 13,3 10 6,7 6,7

Giới thiệu tầm quan trọng của thuốc

hóa chất nếu bỏ qua thời gian vàng 76,7 80,0 16,7 13,4 6,6 6,6 Tìm hiểu kiến thức của NB về sử

dụng thuốc hóa chất 2,0 16,6 66,7 66,7 13,4 16,6 Không có sự chênh lệch đáng kể về nội dung tư vấn sử dụng thuốc hóa chất của điều dưỡng đối với người bệnh lần đầu tiên sử dụng hóa chất với người dùng từ lần thứ 2 trở đi.

Bảng 3.2. Tư vấncủa điều dưỡng cho người bệnh về sử dụng thuốc hóa chất và đưa ra các ví dụ cụ thể (n1=30; n2 = 30)

Nội dung tư vấn

Đầy đủ Chưa đầy đủ Không làm Tỷ lệ % Lần 1 Lần 2+ Lần 1 Lần 2+ Lần 1 Lần 2+ Hướng dẫn tầm quan trọng, những

nguy hại nếu không biết cách phát hiện sớm tác dụng phụ của thuốc

33,3 23,2 40,0 66,7 33,3 10,0

Hướng dẫn những điều nên làm và không nên làm khi dùng thuốc hóa chất kết hợp với thuốc khác

60,0 36,5 50,0 53,2 40,0 10,3

Đưa ra ví dụ cụ thể gần gũi với NB

để NB yên tâm điều trị 6,7 26,6 10,0 66,7 26,7 6,7

Bảng 3.3. Hoạt động thảo luận, giải thích và tổng kết nội dung tư vấn của điều dưỡng (n1=30; n2 = 30)

Nội dung tư vấn

Đầy đủ Chưa đầy đủ Không làm Tỷ lệ % Lần 1 Lần 2+ Lần 1 Lần 2+ Lần 1 Lần 2+ Thảo luận và giải thích những vấn

đề người bệnh thắc mắc 41,9 80 58,1 20 32,3 0 Tổng kết và nhấn mạnh những điểm

quan trọng mà NB cần thực hiện 45,2 66,6 32,3 26,7 58,1 6,7 Cám ơn sự lắng nghe và ý kiến đóng

góp của NB 12,9 66,6 6,5 26,7 6,5 6,7

Có sự khác biệt về hoạt động giải thích cho người bệnh lần đầu điều trị hóa chất và người bệnh điều trị lần thứ trở đi. Cụ thể đối với những người bệnh lần đầu điều trị có đến 32,3% cuộc tư vấn không thực hiện nội dung thảo luận và giải thích các thắc mắc nhưng ở lần 2 thì tỷ lệ là 0%. Với nội dung tổng kết và nhấn mạnh điểm quan trọng đối với người bệnh lần 1 có đến 58,1% buổi tư vấn không thực hiện tuy nhiên con số này ở các bệnh nhân điều trị lần 2 chỉ là 6,7%.

3.2.2.3. Đánh giá của người bệnh về hoạt động tư vấn của điều dưỡng Bảng 3.4. Các nội dung người bệnh được tư vấn (n=51)

Nội dung tư vấn Số lượng Tỷ lệ (%)

Chế độ dùng thuốc 23 45,1

Chế độ ăn 10 19,7

Chế độ tập luyện 5 9,8

Chế độ sinh hoạt, nghỉ nghơi 3 5,8

Theo dõi các diễn biến bệnh, tái khám 10 19,6

Trong các nội dung được tư vấn thì người bệnh cho rằng người điều dưỡng thường trọng tâm tư vấn về chế độ dùng thuốc (45,1%). Các nội dung khác như chế độ ăn, tập luyện, sinh hoạt, tái khám thì chưa được quan tâm tư vấn nhiều.

Biểu đồ 3.1. Mức độ hiểuhiểu thông tin được tư vấn của người bệnh (n=51)

Chỉ có 4% người bệnh rất hiểu các thông tin được cung cấp; tuy nhiên cũng có đến 74,5% người bệnh cho rằng đã hiểu được thông tin.

Biểu đồ 3.2. Mức độ hài lòng của người bệnh về nội dung được tư vấn (n=51)

Vẫn còn 13,7% người bệnh chưa hài lòng với các nội dung được tư vấn

Biểu đồ 3.3. Mức độ hài lòng của người bệnh về thái độ tư vấn của người điều dưỡng (n=51) 4 74.5 21.5 Rất hiểu Hiểu Chưa hiểu 7.8 78.5 13.7 Rất hài lòng Hài lòng Chưa hài lòng 17.4 76.2 6.4 Rất hài lòng Hài lòng Chưa hài lòng

Bảng 3.5. Đề xuất của người bệnh để hoạt động tư vấn được tốt hơn (n=51)

Ý kiến của người bệnh Số lượng Tỷ lệ %

Tăng thêm các buổi tư vấn cho người bệnh 36 70,6

Đa dạng hóa các hình thức tư vấn 10 19,6

Tạo lập mối quan hệ thân thiện giữa cán bộ y tế

với người bệnh trong thời gian nằm viện 5 9,8

70,6% số người bệnh muốn tổ chức thêm các buổi tư vấn; 19,6% muốn đa dạng hóa các hình thức tư vấn và 9,8% cho rằng điều dưỡng cần tạo mối quan hệ thân thiện với người bệnh.

3.2.Một số ưu điểm và nhược điểm về công tác tư vấn sử dụng thuốc hóa chất cho NB ung thư đại tràng

3.2.1. Một số ưu điểm

Các lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo khoa luôn quan tâm, hỗ trợ và chỉ đạo công tác TVGDSK cho người bệnh tăng ung thư .

Bệnh viện đã xây dựng và có bộ quy trình tư vấn cho người bệnh Điều dưỡng thực hiện đầy đủ các buổi tư vấn

100% người bệnh đều được tư vấn .

Người bệnh đánh giá rất cao hoạt động tư vấn của điều dưỡng thông qua các buổi tư vấn trực tiếp lồng ghép trong quá trình điều dưỡng chăm sóc người bệnh.

Đa số ĐD thực hiện các nội dung tư vấn và nội dung tư vấn phong phú Tỷ lệ người bệnh hiểu và rất hiểu nội dung tư vấn chiếm 78,5%

Tỷ lệ người bệnh hài lòng và rất hài lòng với nội dung tư vấn chiếm 86,3% Tỷ lệ người bệnh hài lòng, rất hài lòng với thái độcủa điều dưỡnglà 93,6%

3.2.2. Nhược điểm

Mặc dù người ĐD đã thực hiện đầy đủ quy trình tư vấn tuy nhiên người ĐD còn thực hiện chưa tốt đủ các bước theo quy trình như 10 bước thì có 9 bước đều xuất hiện thực hiện quy trình chưa đúng từ6,6%-26,6%

Khoa chưa có phòng tư vấn riêng phục vụ công tác tư vấn GDSK cho người bệnh, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện để thực hiện công tác TVGDSK. Chưa có góc truyền thông GDSK riêng, chưa đa dạng các hình thức truyền thông GDSK cho NB ung thư đại tràng .

Trình độ hiểu biết của mỗi người bệnh khác nhau nên tiếp thu kiến thức còn hạn chế, điều dưỡng chưa xây dựng được cách thức TVGDSK phù hợp với các đối tượng người bệnh.

Công việc của điều dưỡng đôi khi bị quá tải do nguồn nhân lực còn hạn chế, vì thế điều dưỡng chưa đầu tư thời gian vào công tác TVGDSK cho người bệnh, người bệnh vào khoa chỉ được ĐD tư vấn trong quá thời gian ngắn.

Đa số điều dưỡng tại khoa chưa được tập huấn về công tác TVGDSK vì thế chất lượng TVGDSK chưa cao, cách thức TVGDSK chưa phù hợp với đặc thù của từng người bệnh.

3.2.3. Một số nguyên nhân của các tồn tại

Kỹ năng truyền thông GDSK của một số cán bộ y tế còn hạn chế nên khi tư vấn GDKS cho NB chưa hiệu quả, một số điều dưỡng chưa nhận thức hết tầm quan

trọng của GDSK nên chưa chú trọng đến nhiệm vụ GDSK cho người bệnh.

Do hạn chế về nhân lực, kinh phí, trang thiết bị (chưa có góc TT – GDSK đôi khi phải sử dụng phòng giao ban, bàn tiếp đón để họp hội đồng người bệnh, tư vấn trực tiếp rất nhanh trong quá trình chăm sóc NB, không có buổi tư vấn cụ thể) nên hiệu quả GDSK chưa cao.

Do tình trạng quá tải người bệnh, nhân lực điều dưỡng ít nên ko đủ thời gian để TVGDSK một cách đầy đủ.

Do tuổi tác, trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán, điều kiện kinh tế và sự tiếp thu của mỗi người bệnh khác nhau nên có một số ít người bệnh chưa tuân thủ hướng dẫn của cán bộ y tế về sử dụng thuốc hóa chất cho NB ung thư đại tràng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thựctrạng công tác tư vấn về sử dụng thuốc hóa chất của điều dưỡng cho người bệnh ung thư đại tràng tại khoa ung bướu bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)