Các ưu điểm và tồn tại

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) thực trạng thực hành quy trình rửa tay thường quy của sinh viên khoá 12 thực tập tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2020 (Trang 30 - 32)

3.3.1. Ưu đim

- Vệ sinh tay là biện pháp đơn giản, quy trình 6 bước dễ thực hiện. Mọi sinh viên đều có thể dễ nắm bắt quy trình thực hành VST theo 5 thời điểm. Kết quả cho thấy có 50% số sinh viên nêu được đúng, đủ 6 bước trong quy trình RTTQ, hơn 40% số sinh viên kểđược đúng từ 3-5 bước trong quy trình. VST là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện và cũng không mất quá nhiều thời gian (mỗi lần VST bằng xà phòng và nước chỉ mất từ 30-60 giây, rửa tay với các dung dịch chứa cồn chỉ mất từ

15-20 giây).

- Sinh viên hiểu được tầm quan trọng của VST, hiểu được VST là biện pháp kinh tế và hiệu quả nhằm làm giảm thiểu tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện. Điều này

được đánh giá từ các kết quả nghiên cứu thực tế không chỉ trong nước mà cả quốc tế cũng đánh giá cao hiệu quả của công tác VST trong chăm sóc sức khoẻ người bệnh.

3.3.2. Tn ti

-Sinh viên chưa tuân thủ đúng, đủ quy trình RTTQ. Thao tác các bước quy trình còn sai, rửa tay chưa hiệu quả và mang tính hình thức. Các bước của quy trình rửa tay thực hiện còn thiếu, chưa thực hiện đủ thời gian quy định. Sinh viên còn nhầm các bước của quy trình, công tác tuân thủ các thời điểm RTTQ còn chưa thực hiện đủ các thời điểm.

-Phương tiện RTTQ tại 4 khoa được khảo sát còn hạn chế và thiếu so với tiêu chuẩn của Bộ Y tế: Lavabo rửa tay bẩn, không đảm bảo; Xà phòng và dung dịch rửa tay chưa đạt yêu cầu; Không có khăn lau tay dùng 1 lần theo quy định; Chưa có tờ hướng dẫn quy trình RTTQ và các thời điểm RTTQ tại các vị trí rửa tay.

3.4. Nguyên nhân.

- Bệnh viện, nhà trường chưa có các quy định xử lý khi sinh viên không tuân thủ vệ sinh tay. Một số Sinh viên vẫn có thái độ thờơ và chưa quan tâm đến vệ

giám sát. NVYT, thầy cô hướng dẫn tại các khoa lâm sàng còn chưa quan tâm và sát sao trong công tác kiểm tra, nhắc nhở sinh viên.

- Hiện tại, bệnh viện còn chưa trang bịđược đầy đủ dung dịch sát khuẩn tại các buồng bệnh, đầu giường, hành lang các khu vực phòng khám, phòng bệnh, Dung dịch sát khuẩn tay nhanh chủ yếu là cồn 70 độ. Do đó làm bàn tay khô sau khi sử dụng và một số có kích ứng nhẹ.

- Ý thức tự giác thực hiện RTTQ của sinh viên chưa cao.

- Việc truyền thông, cũng như tạo thêm các buổi tập huấn về RTTQ còn ít, chưa tạo được thói quen RTTQ tuân thủ 5 thời điểm.

- Số lượng bệnh nhân đông đúc, quá tải cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện VST của sinh viên trong khi thực tập.

Chương 4

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP 4.1. Về Công tác quản lý

-Lãnh đạo bệnh viện, phòng Quản lý chất lượng Bệnh viện phối hợp với hội

đồng kiểm soát nhiễm khuẩn đấy mạnh chức năng, giám sát sinh viên kĩ lưỡng hơn trong thực hành lâm sàng. Đồng thời nhà trường phải có hình thức xử lý, răn đe mỗi khi sinh viên không tuân thủ VST theo như quy định. Tạo tiền đề để việc VST trở

thành thói quen trong hoạt động chăm sóc y tế.

-Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn tăng cường giám sát bằng bảng kiểm, kết hợp với mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn kiểm tra thường xuyên. Việc này không chỉ

nâng cao ý thức cho sinh viên mà ngay cả NVYT tại các khoa cũng tuân thủ hơn trong việc thực hiện VST.

-Nêu cao trách nhiệm quản lý của nhà trường, giáo viên hướng dẫn tại các khoa lâm sàng. Phải trực tiếp đôn đốc, nhắc nhở sinh viên thực hiện tuân thủ VST theo đúng 5 thời điểm trong khuyến cáo của Bộ Y tế.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) thực trạng thực hành quy trình rửa tay thường quy của sinh viên khoá 12 thực tập tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2020 (Trang 30 - 32)