Chuyên 3: Nh ng v n ti chính ca Công ty CP Tr ng Giang đề ữấ đề àủ ườ Tình hình ti chính ca công ty Tr ng Giang àủ ườ ánh giá khái quát Đ

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập "Tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác Marketing của Công ty cổ phần mỹ nghệ Trường Giang " pps (Trang 32 - 39)

2.4.1 Đánh giá khái quát

Trong những năm qua công ty Trường Giang đã có những tiến bộ không ngừng. Hàng năm công ty đều có sự tăng trưởng tốt, công ty làm ăn có lãi doanh thu bán hàng của công ty năm 2008 là 14.742.261.540 đồng. Các đơn đặt hàng vẫn tiếp tục đến với công ty. Theo như phòng KH-TC thì những hợp đồng đó có thể đảm bảo công việc liên tục cho công nhân đến tận quý II năm 20010. Công ty đảm bảo rằng có thể thực hiện tốt

những đơn đặt hàng đó. Điều này chứng tỏ công ty có một tiềm lực rất lớn, 1 nguồn tài chính vững mạnh thì mới dám nhận những đơn đặt hàng lớn như vậy. Mặt khác sản phẩm của công ty chủ yếu là được xuất khẩu ra nước ngoài cho nên công ty chủ động được nguồn ngoại tệ của mình. Cuối năm 2008 là một thời kỳ khó khăn cho nền kinh tế thế giới do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam, làm cho tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của VN đang từ 7-8% tụt xuống còn 3-4%. Nhiều công ty và DN của nước ta bị phá sản hoặc đang trên bờ vực phá sản nhưng trong bối cảnh khó khăn đó công ty Trường Giang vẫn đứng vững, tuy ít nhiều cũng bị chịu ảnh hưởng bởi thị trường xuất khẩu lớn nhất của Truờng Giang là Châu Âu, Bắc Mỹ những khu vực chịu ảnh hưởng lớn nhất của cuộc khủng hoảng. Tuy thế công ty vẫn tăng trưởng đều đặn, điều này cho thấy sự ổn định và khả năng giữ được thế chủ động trước mọi tình huống bất trắc. Tất cả điều trên đều cho thấy được khả năng tài chính vững mạnh của công ty.

2.4.2 Phân tích các hệ số tài chính của công ty Trường Giang

Dựa vào bảng cân đối tài chính KT và bản báo cáo tài chính cùng bản báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được trình bày ở trang của phụ lục để đánh giá những vấn đề tài chính của công ty thông qua các tỷ số, hệ số

( Các số liệu dựa vào Bảng Cân Đối KT, BCTC năm 2008, số liệu từ phòng KH-TC)

Các tỷ số tài chính Ký hiệu CTT Cuối năm Đầu năm I.Các tỷ số về khả

năng thanh toán

1.Tỷ số khả năng thanh toán chung KHH TSLĐ&ĐTNH Nợ ngắn hạn 2,25 1,72 2.Tỷ số khả năng thanh

toán nhanh KN TSLĐ&ĐTNH-Hàng tồn khoNợ ngắn hạn 0,22 0,24 II. Các tỷ số về cơ cấu

tài chính

1. Tỷ số cơ cấu tài sản

lưu động CTSLĐ

TSLĐ&ĐTNH Tổng TS

0,52 0,64 2. Tỷ số cơ cấu tài sản

cố định CTSCĐ TSCĐ&ĐTDH Tổng tài sản 0,48 0,36 3. Tỷ số tài trợ CVC NVCSH Tổng tài sản 0,32 0,26 4.Tỷ số tài trợ dài hạn CCTTDH NVCSH+Nợ dài hạn Tổng tài sản 0,77 0,63 III. Các tỷ số về khả năng hoạt động 1.Tỷ số vòng quay TS lưu động VTSLĐ

Doanh thu thuần

2.Tỷ số vòng quay tổng

tài sản VTTS

Doanh thu thuần

Tổng tài sản bình quân 2,39

3. Tỷ số vòng quay hàng

tồn kho VHTK

Doanh thu thuần Tổng hàng tồn kho bình quân

4,31 IV. Các tỷ số về khả

năng sinh lời

1.Doanh lợi tiêu thụ- ROS LDT

Lợi nhuân sau thuế

Doanh thu thuần 0,0021 2. Doanh lợi vốn chủ-ROE LVC Lợi nhuận sau thuếNVCSH bình quân 0,017 3. Doanh lợi tổng TS-ROA LTTS Tổng TS bình quânLợi nhuận sau thuế 0,005

Qua những con số trên phần nào ta có thể đánh giá được tình hình tài chính của DN + Tỷ số khả năng thanh toán chung: Tỷ số này của công ty >1 điều này có thể sẽ gây khó khăn cho công ty trong thanh toán nợ ngắn hạn.

+ Tỷ số khả năng thanh toán nhanh: Con số này cho biết rằng công ty có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn hay không. Trong một số HĐ các công ty đối tác đòi hỏi phải được thanh toán nhanh. Theo như bảng trên tỷ số < 1 công ty có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Nói tóm lại qua hai tỷ số trên ta thấy Trường Giang sẽ gặp khó khăn trong thanh toán nợ ngắn hạn

+ Tỷ số cơ cấu TSCĐ và tỷ số tài trợ dài hạn

Các tỷ số này phản ánh sự đầu tư dài hạn của DN. Nó tương xứng với nguồn vốn dài hạn NVDH ( tổng của NVCSH&Nợ dài hạn). Ta thấy tỷ số cơ cấu TSCĐ của công ty lớn hơn Tỷ số tài trợ dài hạn, cho thấy rằng tình hình tài chính rất vững chắc.

Tỷ số tài trợ của công ty nhỏ hơn 0,5 chứng tỏ là vẫn có nguy cơ rủi ro về mặt tài chính

+ Phân tích khả năng hoạt động

Các tỷ số vòng quay của công ty tương đối lớn điều này cho thấy khả năng luân chuyển tài sản hay khả năng hoạt động của công ty là rất cao. Tuy nhiên các chỉ số về khả năng sinh lời lại rất nhỏ.

+Phân tích khả năng sinh lời

Trong năm 2008 công ty đã đạt được doanh thu thuần là: 14.742.261.540 ( đ ) ROS= 30.980.622

14.742.261.520

= 0,0021 = 0,21%

Như vậy trong một đồng DT năm 2008 công ty đã thu được 0,0021( đ )lợi nhuận. Chỉ tiêu này sau khi được tính sẽ được so sánh với chỉ tiêu trung bình nghành để xem công ty đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn hay thấp hơn mức trung bình.

Tỷ suất doanh lợi tổng vốn ROA = 30.980.622 6.176.582.926

= 0,005 = 0,5%

Doanh lợi doanh thu = 0,21%

Vòng quay tổng vốn=147.422.261.520 6.176.582.926

=2,38 ROE= 0,21% x 2,38 =0,5% Giải thích bằng phương trình Dupont:

• Sử dụng 1đ vốn bình quân làm ra được 2,38 ( đ ) doanh thu

• Thực hiện 1đ doanh thu làm ra được 0,0021( đ )lợi nhuận sau thuế

• Hai nhân tố trên tạo nên kết quả là khi sử dụng bình quân 1đ vốn làm ra được 0,005 (đ )sau thuế

Phần 3: Đánh giá chung và các đề xuất hoàn thiện

3.1 Đánh giá chung

Qua một thời gian tìm hiểu tại công ty Trường Giang, tuy thời gian không phải là dài nhưng cũng giúp cho tôi hiểu được những vấn đề cơ bản trong công tác quản lý tại một DN. Điều này rất có lợi cho những người sẽ làm công tác quản lý trong tương lai như tôi. Công ty Trường Giang có rất nhiều điểm mạnh và những lợi thế, tiềm năng để trở thành một Công ty mạnh tuy nhiên do thời gian hoạt động chưa được lâu năm cho nên bên cạnh những điểm mạnh đó Công ty còn tồn tại những hạn chế cần được khắc phục. Công ty cũng như rất nhiều những công ty khác của VN trong thời đại CNH, HĐH xu hướng hội nhập toàn cầu, Công ty có rất nhiều những cơ hội để phát triển tuy nhiên thách thức đặt ra cho Trường Giang cũng không phải là nhỏ.

Phân tích Công ty cổ phần mỹ nghệ Trường Giang theo mô hình SWOT

3.1.1 Ưu điểm (Strenghts)

• Công tác quản lý của công ty rất chặt chẽ, các phòng ban, đơn vị , xưởng hoạt động kết hợp tạo với nhau thành một thể thống nhất. Các phòng ban,cán bộ công nhân viên luôn hỗ trợ lẫn nhau và hỗ trợ ban GĐ để hoàn thành tốt những công việc được giao.

• Bộ máy lãnh đạo quan tâm đến đời sống của công nhân, làm việc có hiệu quả, đặt lợi ích của công ty làm mục tiêu phấn đấu.

• Đội ngũ cán bộ, công nhân trẻ, nhiệt tình năng động trong công việc lại có trình độ nghiệp vụ cao.

• Công ty có một thị trường lâu năm tại Mỹ, Châu Âu và những bạn hàng tin cậy với những bản hợp đồng lớn làm trong thời gian lâu dài.

• Công ty không ngừng đổi mới công nghệ dây chuyền với những loại máy móc đạt tiêu chuẩn làm cho tăng năng lực sản xuất.

• Kho bãi được bố trí một cách có quy củ và thành một hệ thống. Công tác quản lý kho được chú trọng thường xuyên kiểm tra kho, xưởng.

• Sản phẩm đa dạng với nhiều kiểu dáng khác nhau, chất lượng đảm bảo.

3.1.2 Cơ hội (Opportunities)

Sản phẩm của công ty đang được ưa chuộng tại các thị trường Mỹ, Châu Âu nhờ vào sự độc đáo, tinh xảo

● Việt Nam đang trên đà phát triển công nghiệp lại mới ra nhập WTO cho nên cơ hội để cho công ty tiếp cận với các thị trường mới là rất lớn.

3.1.3 Điểm yếu (Weaknesses)

-Trong công tác quản tiêu thụ sản phẩm và Marketing của Công ty cổ phần mỹ nghệ Trường Giang còn tồn tại những vấn đề sau:

+ Marketing: Là vấn đề có thể coi là điểm yếu nhất của công ty

● Thị trường: Do đặc thù là xuất khẩu hàng hoá sang các nước Bắc Mỹ, Châu Âu cho nên hàng hoá chủ yếu chỉ được biết đến tại các thị trường đó trong khi mặt hàng của công ty hầu như ít được biết đến tại thị trường trong nước vì công ty chưa chú trọng đến thị trường nội. Điều này có những bất cập vì thị trường mà công ty đang bán hàng tiềm ẩn những rủi ro đó là tình hình khủng hoảng tài chính, nền kinh tế thường xuyên có những bất ổn. Mặt khác thị trường này cạnh tranh rất quyết liệt nên sản phẩm của công ty có thể bị thay thế bất cứ lúc nào.

● Chính sách xúc tiến bán hàng: còn tiến hành nhỏ lẻ chưa theo một hệ thống, chiến dịch lớn. Hầu như công ty chưa chú trọng đến Marketing tất cả những hoạt động trên đều do các đối tác tại thị trường Mỹ thực hiện và họ lấy danh công ty của họ để quảng bá sản phẩm điều này trước mắt có thể giúp công ty bán được nhiều loại sản phẩm nhưng về lâu về dài thì gây những bất lợi, thương hiệu của TG sẽ không được biết đến. Công ty quá phụ thuộc vào các đối tác như thể nếu họ xảy ra những bất trắc thì cũng có thể họ sẽ kéo theo khó khăn cho Trường Giang.

● Xây dựng thương hiệu: Công ty chưa xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh cho mình khi bán sản phẩm ra nứơc ngoài không sử dụng tên công ty trên sản phẩm mà lấy tên của các đối tác. Đối với một công ty thương hiệu là một tài sản vô hình. Giá trị của thương hiệu càng lớn khi thương hiệu đó gắn liền với khách hàng, được nhiều người biết tới và tin tưởng. Thương hiệu là sự khẳng định đẳng cấp của sản phẩm và vị thế của công ty trên thị trường, giúp cho công ty củng cố khả năng cạnh tranh, củng cố và mở rộng thị phần, giúp nâng cao doanh số và lợi nhuận. Nếu càng nhiều người biết đến thương hiệu của công ty thì khả năng thu hút nhân tài càng nhiều. Thương hiệu cũng khă năng tăng sự chống đỡ trước các cuộc khủng hoảng và suy thoái. Vì thế phải cần thiết xây dựng một thương hiệu mạnh.

+ Công tác quản lý và công tác KT

- Các kế hoạch quản lý khối lượng NVL còn sơ sài, hệ thống các chỉ tiêu, sổ sách còn ít.

- Phòng KT chưa xây dựng cho mình một hệ thống KT máy để đảm bảo tính chính xác và sự phân minh, rõ ràng.

-Trình độ của công nhân còn tương đối thấp khi đa số công nhân của Công ty chỉ tốt nghiệp THCS, điều này có thể sẽ gây khó khăn cho Công ty CP Trường Giang khi muốn sử dụng những máy móc tiên tiến, hiện đại.

- Nguyên nhân của những điểm yếu này:

-Do Công ty mới được thành lập chưa lâu, chưa đủ tiềm lực tài chính cũng như nguồn nhân lực có đủ trình độ làm được những điều trên.

● Do đặc thù hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty cũng như của VN chưa tìm được tiếng nói riêng của mình trên thị trường quốc tế dẫn đến sự chèn ép của các bên trung gian và nên không thể tự lực trên các thị trường này.

3.1.4 Thách thức (Threats)

● Thị trường chính của công ty không ổn định thường xuyên sảy ra những cuộc khủng hoảng tài chính và tiền tệ.

● Công ty quá phụ thuộc vào các công ty trung gian điều này làm cho công ty Trường Giang mất đi tính chủ động trong khách hàng, thị trường, sản xuất.

3.2 Ý tưởng, phương hướng

- Phòng KH-TC cần xây dựng một phần mềm KT bởi nó giúp cho các KTV có thể làm công việc của mình được nhanh hơn và chính xác hơn.

- Công ty nên xây dựng bảng danh điểm về các loại NVL để quản lý NVL được dễ dàng. Từ danh điểm NVL tiếp tục có thể xây dựng Bảng cân đối NVL, bảng cân đối NVL được lập trên cơ sở thẻ kho và nó là căn cứ để lập bảng cân đối tình hình cung ứng và sử dụng vật tư trong sản xuất của công ty. Nếu trong bảng cân đối NVL ghi rõ được tình hình chất lượng của NVL tồn kho cuối kỳ ( hoặc nhập của nước ngoài ) thì đó sẽ là điều kiện tốt cho việc lập và chỉ đạo thực hiện KHSX kỳ sau của công ty.

- Công ty nên chú trọng đến công tác Marketing hơn nữa đặc biệt là về các chính sách xúc tiến bán, chính sách thu thập thông tin.

+ Bao bì, nhãn hiệu, Logo của sản phẩm cần được đầu tư, thiết kế sao cho mang đậm nét riêng để giúp cho khách hàng có thể biết đến sản phẩm của công ty. Điều đó sẽ rất tốt để cho Công ty từng bước thoát khỏi sự lệ thuộc vào các công ty trung gian, đủ vững mạnh để không phải dùng thương hiệu của họ cho các sản phẩm của mình.

+ Hình thành một bộ phận đảm nhiệm chỉ về công tác Marketing. Bộ phận này sẽ đưa ra những chiến lược nhằm thu hút khách hàng, làm tăng lượng sản phẩm bán ra. Để làm được điều này trước tiên Công ty CP Trường Giang nên nhờ những chuyên gia trong lĩnh vực Marketing giúp đỡ.

- Quảng cáo mạnh cho những sản phẩm của mình vì trong thời đại ngày nay khi mà thế giới luân chuyển không ngừng, mỗi ngày có hàng ngàn sản phẩm, hàng hoá được phát minh mới thì cũng bằng đó sản phẩm bị đào thải. Quảng cáo có thể coi là biện pháp hữu hiệu nhất để khách hàng biết đến sản phẩm của công ty một cách nhanh chóng nhất.

- Công ty cần có những chiến lược để giữ chân các bạn hàng quen thuộc đồng thời cũng phải tìm những thị trường tiềm năng hơn như ở các khu vực Bắc Á, Bắc Phi, Nam Mỹ. Thị trường trong nước cũng nên được đầu tư bởi đây là một thị trường đang phát triển rất mạnh.

- Lực lượng lao động: Cần chọn lựa kỹ hơn những công nhân trong quá trình tuyển dụng, còn đối với những người thợ lành nghề đã làm việc lâu năm thì nên tạo điều kiện cho họ học những lớp để nâng cao tay nghề, được làm quen với các loại máy móc hiện đại mà Công ty mới mua nhập về.

Kết luận

Việt Nam đang từng bước vươn mình trở thành một nước công nghiệp hoá điều này được thể hiện rõ nhất qua những con số phát triển ổn định và rất ấn tượng trong những năm qua. Đồng thời VN cũng chính thức gia nhập WTO, mở ra rất nhiều cơ hội cho các DN, Công ty của nước ta có thể tìm được những bạn hàng mới, thị trường mới. Tuy nhiên thử thách cũng không hề nhỏ, các công ty,DN phải cạnh tranh với những tập đoàn sừng sỏ trên thế giới. Vì vậy các DN phải luôn tự hoàn thiện mình để thích nghi nhanh chóng với tình hình mới nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, chất lượng ngày càng tốt mẫu mã ngày càng đẹp và mới lạ. Không nằm ngoài guồng quay trên Công ty Cổ phần tre cuốn mỹ nghệ Trường Giang luôn tìm mọi biện pháp để làm mới mình để có thể chống chọi với những mối đe doạ bên ngoài cũng như cạnh tranh được với những đối thủ trong nước trên cơ sở bình đẳng, lành mạnh. Qua 4 năm hoạt động chính thức theo hình thức cổ phần hóa, bằng kết quả thu được từ thực tiễn hoạt động. Công ty Trường Giang đã chứng tỏ được bản lĩnh vững vàng trong sự khắc nghiệt của cơ chế thị trường, khẳng định chỗ đứng của mình trên thương trường.

Trong quá trình thực tập tại công ty Trường Giang, em đã học hỏi đựơc rất nhiều

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập "Tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác Marketing của Công ty cổ phần mỹ nghệ Trường Giang " pps (Trang 32 - 39)