Về giáo dục truyền thông

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) thực trạng thực hành quy trình rửa tay thường quy của sinh viên khoá 10 thực tập tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2018 (Trang 31)

- Hưởng ứng ngày rửa tay thế giới và phát động của Tổ chức Y tế Thế giới về chiến dịch “Bảo vệ sự sống, hãy vệ sinh tay”, truyền thông, tuyên truyền, tranh ảnhtại các khoa phòng, buồng bệnh, trong khuôn viên bệnh viện về thực hiện VST.

- Nâng cao kiến thức về VST của sinh viên qua các buổi tập huấn, đào tạo bài bản để sinh viên có thể nắm rõ quy trình, các thời điểm vệ sinh tay.

- Chuẩn hoá nhận thức về thái độ cho sinh viên bằng cách:

+ Giúp sinh viên nhận thức rõ vấn đề RTTQ trong công tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân, việc RTTQ tại các thời điểm khuyến cáo cũng là một trong hững nhiệm vụ quan trọng cần phải được thực hiện một cách đầy đủ và tự giác + Tất cả sinh viên thao tác sai hoặc không đủ thời gian trong quá trình RTTQ khi được nhắc nhở đều thực hiện lại

- Tại trường, có thể kết hợp các hình thức như các cuộc thi văn hoá, văn nghệ, thi kịch nói, hùng biện,… có kiên quan đến chủ đề vệ sinh bàn tay giữa các tập thể lớp trong trường cũng như mở rộng chiến dịch thành hoạt động thường xuyên các

năm của nhà trường, không những đẩy mạnh được công tác tuyên truyền mà còng để tạo một thói quen khi nhớ tới vệ sinh tay, tạo thành “văn hoá vệ sinh tay” tuân thủ 5 thời điểm.

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN 1. Thực trạng

- Qua việc thực hiện chuyên đề về “Thực trạng thực hành RTTQ của sinh viên khoá 10 thực tập tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định nẳm 2018” đánh giá khảo sát trên 60 sinh viên thực tập tại 3 khoa lâm sàng (Nội Tổng hợp, Ngoại Tổng hợp, Hồi sức tích cực) với 235 cơ hội RTTQ trong thời gian từ 30/04/2018- 01/06/2018 thu được kết quả như sau: Sinh viên có kiến thức tốt, nắm vững các thời điểm cần thực hiện RTTQ (trên 80% sinh viên) và trên 50% sinh viên nêu được đung, đủ 6 bước của quy trình RTTQ. Tuy nhiên, việc thực hiện RTTQ theo 5 thời điểm chỉ đạt 27,2% (có tổng số 235 cơ hội rửa tay nhưng sinh viên chỉ thực hiện 64 lần) và cũng chỉ có 16,7% sinh viên thực hiện đúng, đủ 6 bước trong quy trình RTTQ (thấp hơn 33,3% kiến thức của sinh viên về quy trình RTTQ).

- Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức, thói quen của sinh viên về VST chưa cao, chưa có hình thức xử lý của nhà trường và bệnh viện khi sinh viên không thực hiện VST. Ngoài ra, chưa có sự sát sao, nhắc nhở của NVYT tại bệnh viện cũng như các thầy cô trực tiếp hướng dẫn tại lâm sàng làm cho tỷ lệ sinh viên thực hiện RTTQ còn thấp.

2. Giải pháp

- Để có thể nâng cao tỷ lệ thực hiện RTTQ của sinh viên cần nâng cao công tác quản lý từ nhà trường cũng như bệnh viện, cần có hình thức xử lý khi sinh viên khồn thực hiện RTTQ, tăng cường kiểm tra giám sát vệ sinh tay tại các khoa phòng bệnh viện. Song song với đó cần tạo thêm các buổi tập huấn kiến thức về VST cũng như các cuộc thi, hùng biện....để sinh viên hiểu rõ được tầm quan trọng của RTTQ đối với công tác chăm sóc và điều trị, có ý nghĩa to lớn trong việc làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện.

- Bệnh viện cần nâng cấp, bổ sung thêm phương tiện RTTQ tại các khoa phòng, cung cấp đầy đủ dung dịch sát khuẩn tay để nâng cao tỷ lệ RTTQ trong sinh viên, giúp sinh viên ý thức được việc RTTQ ngay từ khi còn đi thực tập lâm sàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y Tế (2009), Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

trong các cơ sở khám cữa bệnh, Thông tư số 18/2009/TT-BYT.

2. Bộ Y Tế (2017), Hướng dẫn thực hành vệ sinh tay trong các cơ sở khám bệnh,

chữa bệnh, Quyết định số: 3916/QĐ-BYT.

3. Bệnh viện Bạch Mai (2000), Quy định kiểm soát nhiễm khuẩn, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

4. Cao Văn Thu (2008), Vi sinh vật học, Đại học Dược Hà Nội, Nhà xuất bản Giáo Dục

5. Hoàng Văn Cúc, Nguyễn Văn Huy (2006), Giải phẫu người, Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học.

6. Lê Thị Anh Thư (2010), Kiến thức, thái độ và thực hành rửa tay phòng bệnh của

sinh viên Y6 hệ bác sĩ đa khoa trường đại học Y Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ y tế công

cộng, Trường Đại học Y Hà Nội.

7.Lê Thị Hoá (2015), Khảo sát thực trạng tuân thủ vệ sinh bàn tay của sinh viên điều dưỡng Trường Đại học Duy Tân thực tập tại Trung tâm Y tế quận Hải Châu

năm 2015, Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học Duy Tân.

8. Nguyễn Văn Thanh (2006), Vi sinh học, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Y học.

9. Nguyễn Quang Hiển (2012), Bài giảng Giải phẫu học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Y Học.

10. Trần Hữu Luyện, Đặng Như Phồn (2010), “Khảo sát tuân thủ vệ sinh tay tại Bệnh viện Trung ương Huế năm 2010”, Tạp chí Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế, 8, tr 19-23

11. Trịnh Thị Thuỳ Trinh (2014), Kiến thức, thái độ và thực hành của học sinh – sinh viên trường Cao đẳng Y Tế Tiền Giang khi thực tập tại khoa nhi Bệnh viện Đa

khoa Tiền Giang năm 2014, Đăng trên website Sở Y Tế tỉnh Tiền Giang ngày

02/07/2015 : http://soytetiengiang.gov.vn

12. Trịnh Xuân Quang (2009), Đánh giá hiệu quả rửa tay của nhân viên y tế tại

Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang, <http:// www.benhviennhi.org.vn/vnt-

PHỤ LỤC 1

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH

Khoa: ………..

Người tiến hành kĩ thuật:………..Giới tính:...

BẢNG KIỂM

ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ RỬA TAY THƯỜNG QUY

STT Nội dung đánh giá Không

1 Trước và sau khi thăm khám, chăm sóc cho mỗi người bệnh.

2 Trước khi làm công việc đòi hỏi vô khuẩn. 3 Sau khi tiếp xúc với người bệnh.

4 Sau khi tiếp xúc với máu, dịch cơ thể, các chất bài tiết, tháo bỏ găng.

5 Sau khi tiếp xúc với các dụng cụ bẩn, đồ vải bẩn,chất thải và các vật dụng trong buồng bệnh.

PHỤ LỤC 2

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH

Khoa:………

Người tiến hành kĩ thuật:………Giới tính:…………..

BẢNG KIỂM

QUY TRÌNH RỬA TAY THƯỜNG QUY

STT Các bước tiến hành Đạt Không

đạt

1 Bước 1: Làm ướt 2 lòng bàn tay bằng nước. Lấy xà phòng và chà 2 lòng bàn tay vào nhau cho sủi bọt. (5 lần)

2 Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài ác ngón tay của bàn tay kia và ngược lại. (5 lần)

3 Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay. (5 lần)

4 Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. (5 lần)

5 Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại. (5 lần)

6

Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. (5 lần)

Rửa tay sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) thực trạng thực hành quy trình rửa tay thường quy của sinh viên khoá 10 thực tập tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2018 (Trang 31)