giám sát hoạt động
Blockchain đã cũ và được bổ sung thêm hàng loạt tính năng mới. Nó có khả năng vượt qua những “rào cản” của nền tảng cũ còn đang vướng mắc nhưng chưa có tháo gỡ. Hơn thế nữa, những tính năng mới trên Blockchain 3.0 sẽ giúp cho người dùng dễ dàng sử dụng và có thể xây dựng một nền tảng Blockchain cho riêng minh tùy theo nhu cầu.
Cấu trúc bao gồm: Data + Smart Contract + Cloud Node + Open Chain Access Protocol + Blocklet + Incentive For Self-evoltion
Hình 1.21. Minh hoạ bảng cấu trúc của nền tảng Blockchain 3.0
[Nguồn: ArcBlock 27]
• Data: Dữ liệu được mã hóa trên chuỗi khối tích hớp từ phiên bản Blockchain 1.0
• Smart Contract: Tính năng hợp đồng thông minh tích hợp từ phiên bản Blockchain 2.0
• Cloud Node: Các tập lệnh (nút bấm) thực thi trong nền tảng Điện toán đám mây.
• Open Chain Access Protocol: Giao thức truy cập qua mạng bằng hình thức chuỗi mở trên Blockchain.
• Blocklet: Kiến trúc mới về mạng máy tính khi hoạt động không cần có máy chủ để truy cập.
Mô hình này giúp các máy tính của người dùng khi tham gia vào hệ thống Blockchain hoạt động có thể liên kết với nhau theo cấp độ “ngang hàng”. Không máy tính nào phụ thuộc máy tính nào, chúng có thể dễ dàng trao đổi dữ liệu với nhau, cùng nhau khai thác tài nguyên, ứng dụng va đóng góp dữ liệu vào mạng lưới Blockchain chung.
Với kiến trúc Blockchain 1.0 và 2.0 trước đây, mạng lưới Blockchain nói chung vẫn phụ thuộc vào máy chủ. Nếu máy chủ đột nhiên “chết” thì cả mạng lưới máy con sẽ “chết” theo. Đáng ngạc nhiên hơn, với tính năng mới – Blocklet, chủ mạng lưới Blockchain (phà phát hành) có thể dễ dàng thay đổi tất cả cấu trúc hoạt động của hệ thống sang một Blockchain khác khi có sự cố xảy ra. Ví dụ, Blockchain 3.0 của ArcBlock có thể di chuyển qua Blockchain của Google…