Giới thiệu sơ lược về khoa Nội tổng hợp A, bệnh viện Hữu Nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại phòng khám khao nội tổng hợp a bệnh viện hữu nghị năm 2019 (Trang 27)

Khoa Nội tổng hợp A Bệnh viện Hữu Nghị là một trong 25 khoa lâm sàng của bệnh viện có nhiệm vụ là khám và điều trị cho các cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nƣớc bao gồm: Các cán bộ Lão thành cách mạng, các cán bộ từ Thứ trƣởng và các cán bộ chuyên viên cao cấp bậc 4 trở lên; khám và điều trị cho cán bộ cao cấp các Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe các tỉnh chuyển về. Bên cạnh đó, bác sỹ và điều dƣỡng trong khoa tham gia phục vụ các Hội nghị lớn của Đảng và Nhà nƣớc nhƣ họp Quốc hội, đón đoàn khách Quốc tế...

Nhân lực hiện tại: tổng số có 40 cán bộ viên chức, trong đó có 10 bác sỹ (có 06 bác sỹ sau đại học) đều đƣợc đào tạo, tập huấn chuyên sâu về các bệnh lý tim mạch đặc biệt là THA; 28 Điều dƣỡng trong đó có 7 cử nhân đại học điều dƣỡng và 02 Hộ lý.

Khoa gồm 02 bộ phận:

- Bộ phận điều trị nội trú với số giƣờng kế hoạch là 75 và thực kê là 85 giƣờng với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, thuận tiện và các buồng bệnh khép kín trang bị đầy đủ tivi, tủ lạnh, điều hòa trung tâm.... Hàng năm, ngày điều trị trung bình là 12 ngày, công xuất sử dụng giƣờng theo giƣờng thực kê 90%.

- Bộ phận khám, điều trị ngoại trú đƣợc triển khai 03 phòng khám (01 phòng khám dành riêng cho cán bộ đƣơng chức) đƣợc trang bị đầy đủ điều hòa, hệ thống công nghệ thông tin kết nối toàn bệnh viện (bao gồm cả hệ thống kết nối chuyển tải hình ảnh chất lƣợng cao – PACS) và có phòng thực hiện làm điện tim, lấy máu xét

nghiệm gần ngay khu khám bệnh để hạn chế NB không phải đi lại nhiều. Tuy nhiên, do Nhà khám bệnh viện đa khoa của bệnh viện đã khánh thành nhƣng đang hoàn thiện phần công nghệ thông tin chƣa đƣa vào sử dụng nên Khu khám bệnh khoa Nội tổng hợp A đang chung với khu Điều trị nên còn nhiều hạn chế nhƣ: thiếu chỗ treo tivi, pano, bảng treo thông tin y tế; chƣa bố trí đƣợc phòng truyền thông, tƣ vấn giáo dục sức khỏe... Bác sỹ phụ trách các phòng khám bệnh đều có trình độ sau đại học, phòng khám chuyên về tim mạch do bác sỹ Phó trƣởng khoa là thạc sỹ tim mạch; Hàng tháng khoa đều tổ chức các buổi sinh hoạt khoa học về chủ đề tim mạch trong đó có bệnh THA cho các bác sỹ, điều dƣỡng trong khoa. Nhân viên trong khoa thƣờng xuyên cập nhật kiến thức từ các khóa tập huấn ngắn hạn tại bệnh viện, cũng nhƣ các hội thảo trong và ngoài nƣớc. NB đến khám lần đầu tiên đều đƣợc kiểm tra HA, làm các xét nghiệm máu, nƣớc tiểu, siêu âm, điện tim để đánh giá toàn trạng ngƣời bệnh. Khoa có giám sát quá trình điều trị và tái khám để phát hiện sớm các biến chứng và tác dụng phụ của thuốc; mỗi ngƣời bệnh đều có một bộ hồ sơ bệnh án đƣợc theo dõi lâu dài và một sổ để BN tự theo dõi tại nhà, mỗi lần đến khám bệnh, bác sỹ ghi nhận xét đầy đủ và các chỉ định vào bệnh án và sổ của ngƣời bệnh. Ngƣời bệnh thƣờng xuyên đƣợc điều dƣỡng phòng khám gọi điện hỏi thăm, nhắc nhở lịch khám hàng tháng; có điều dƣỡng tăng cƣờng hỗ trợ bác sỹ trong công tác khám bệnh để bác sỹ có thời gian khám, tƣ vấn cho NB để đảm bảo chất lƣợng khám, điều trị cũng nhƣ giảm thời gian chờ khám, chờ xét nghiệm…hƣớng tới tăng sự hài lòng của NB. Trung bình mỗi năm khoa đã khám bệnh cho hơn 22.000 lƣợt NB. Hàng ngày trung bình NB đến khám là 90 ngƣời; số NB đến khám không quá đông, tuy nhiên lại tập trung chủ yếu khám trong buổi sáng do thói quen (số lƣợng khám buổi chiều rất ít) và do muốn đƣợc làm xét nghiệm cũng nhƣ kết thúc khám trong một buổi dẫn đến có sự quá tải vào thời điểm nhất định.

- Khoa đƣợc trang bị đầy đủ các trang thiết bị máy móc hiện đại và phƣơng tiện để đảm bảo khám, điều trị cũng nhƣ phục vụ cho công tác chẩn đoán bệnh nhƣ: máy thở, máy siêu âm khớp, máy nội soi dạ dày – đại tràng, máy Holter mạch, máy Holter huyết áp…

2.1.3. Thực trạng tuân thủ điều trị của NB THA đang điều trị ngoại trú tại Phòng khám khoa Nội tổng hợp A, bệnh viện Hữu Nghị năm 2019

Để có cơ sở cho việc xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả tuân thủ điều trị cho NB THA, chúng tôi tiến hành khảo sát mô tả thực trạng tuân thủ điều trị của NB THA đang điều trị ngoại trú tại Phòng khám khoa Nội tổng hợp A, Bệnh viện Hữu Nghị năm 2019:

2.1.3.1. Đối tượng khảo sát và phương pháp thu thập số liệu

Đối tượng khảo sát (ĐTKS): Khảo sát đƣợc thực hiện ở NB THA đến khám

và điều trị ngoại trú tại khoa Nội tổng hợp A Bệnh viện Hữu Nghị trong thời gian từ 01/5/2019 đến hết 31/5/2019.

Tiêu chí lựa chọn:

- Ngƣời bệnh đã đƣợc chẩn đoán, điều trị THA tính đến thời điểm phỏng vấn ít nhất 06 tháng đến khám và điều trị ngoại trú tại phòng khám A Bệnh viện Hữu Nghị trong thời gian từ 01/5/2019 đến hết 31/5/2019.

- Đủ sức khỏe tham gia trả lời các câu hỏi phỏng vấn trong bộ câu hỏi. - Tự nguyện đồng ý tham gia

Tiêu chí loại trừ:

- Ngƣời bệnh không có chẩn đoán THA hoặc đã đƣợc chẩn đoán, điều trị THA tính đến thời điểm phỏng vấn chƣa đủ 06 tháng.

- Ngƣời bệnh không đủ sức khỏe tham gia trả lời các câu hỏi phỏng vấn.

- Ngƣời bệnh không đồng ý tham gia phỏng vấn hoặc không trả lời đầy đủ các câu của bộ câu hỏi.

Thu thập số liệu: Phỏng vấn trực tiếp NB bằng bộ câu hỏi phỏng vấn (phụ lục

1)nhằm trả lời mục tiêu mô tả thực trạng TTĐT THA gồm 06 phần: - Phần A: Thông tin chung của ĐTKS (gồm 08 câu hỏi)

- Phần B: Thông tin về bệnh THA của ĐTKS (gồm 06 câu hỏi)

- Phần C: Kiến thức của ĐTKS về bệnh và chế độ điều trị bệnh THA (gồm 11câu hỏi)

Tiêu chuẩn đánh giá phần C: Đánh giá đạt/không đạt cho các câu hỏi C1, C2, C3, C4, C5, C6, C7, C8, C9 và C10. Nếu NB trả lời đúng đáp án cho từng câu sẽ đƣợc đánh giá là đạt, cụ thể: câu C1 (ý 2); câu C2 (ý 1); câu C3 (trả lời đủ từ ý 1- ý

6); câu C4 (ý 1); câu C5 (trả lời đủ từ ý 1- ý 4); câu C6 (ý 1); câu C7 (trả lời đủ từ ý 1- ý 3); câu C8 (ý 1); câu C9 (ý 1) và C10 (trả lời đủ từ ý 1- ý 3). Nếu NB trả lời không đúng đáp án cho từng câu nhƣ trên sẽ đƣợc tính không đạt.

- Phần D: Thông tin tuân thủ điều trị bằng thuốc của ĐTKS (gồm 09 câu hỏi). - Phần E:Thông tin về tuân thủ các biện pháp thay đổi lối sống và khám định

kỳ của ĐTKS (gồm 12 câu hỏi).

- Phần F: Thông tin về tiếp cận dịch vụ khám, điều trị ngoại trú của ĐTKS (gồm 06 câu hỏi).

Tổng số NB thực hiện trả lời phỏng vấn: 80 NB

2.1.3.2.Kết quả khảo sát

2.1.3.2.1. Thông tin chung của đối tượng khảo sát

Bảng 2.1: Thông tin chung của NB đƣợc lựa chọn phỏng vấn

Thông tin chung Tần số (n=80) Tỷ lệ (%) Nhóm tuổi - ≤ 60 tuổi 05 6,25 - 61 - 70 tuổi 13 16,25 - 71 - 80 tuổi 46 57,5 - >80 tuổi 16 20 Giới tính - Nam 68 85 - Nữ 12 15 Trình độ học vấn cao nhất - Đại học 32 40 - Thạc sỹ 14 17,5 - Tiến sỹ 34 42,5 Nghề nghiệp - Cán bộ hƣu 74 92,5 - Cán bộ đƣơng chức 06 7,5 Hoàn cảnh sống - Sống một mình 02 2,5

Thông tin chung Tần số (n=80)

Tỷ lệ (%)

- Sống cùng với gia đình 78 97,5

Ngƣời thƣờng xuyên quan tâm nhắc nhở thực hiện chế độ điều trị

- Không có ai nhắc nhở 11 13,7 - Vợ/Chồng 65 80,3 - Con/cháu 04 5,0 Trị số HA mục tiêu - Đạt trị số HA mục tiêu 58 72,5 - Không đạt trị số HA mục tiêu 22 27,5

Khảo sát đƣợc thực hiện trên 80 NB đến khám và điều trị ngoại trú tại Phòng khám khoa Nội tổng hợp A, trong đó có 68 NB nam chiếm tỷ lệ 85% và 12 NB nữ chiếm tỷ lệ 15%; kết quả cho thấy đối tƣợng đến khám và điều trị phần lớn là ngƣời trên 60 tuổi, chỉ có 6,25 % NB có độ tuổi dƣới 60 và nhóm tuổi từ 71 - 80 tuổi chiếm cao nhất (57,5%). NB là cán bộ đƣơng chức rất thấp (7,5%), chủ yếu là cán bộ đã nghỉ hƣu chiếm 92,5%; chỉ có 2,5% NB sống một mình và chính vì thế tỷ lệ NB có ngƣời thân quan tâm nhắc nhở thực hiện chế độ điều trị chiếm tỷ lệ khá cao (86,3%), ngƣời nhắc nhở chính là vợ/chồng. Có 72,56% NB đến khám, theo dõi và điều trị THA đƣợc khảo sát đạt đƣợc trị số HA mục tiêu (dƣới 140/90 mmHg ở ngƣời không có biến chứng và dƣới mức 130/80 mmHg NB có tiểu đƣờng và nguy cơ cao).

Biểu đồ 2.1: Ngƣời bệnh có các bệnh kèm theo

Biểu đồ 2.1 cho thấy, tỷ lệ NB THA mắc một bệnh kèm theo không nhỏ, đặc biệt nhiều NB mắc 2-3 bệnh kèm theo và các bệnh này đều nằm trong nhóm

bệnh phải dùng thuốc điều trị thƣờng xuyên, liên tục…điều này cho thấy trong ngày ngoài việc uống thuốc hạ huyết áp, NB sẽ phải uống nhiều loại thuốc khác.

2.1.3.2.2. Thông tin về bệnh THA của người bệnh

Bảng 2.2: Thông tin về bệnh THA của ĐTKS Nội dung Tần số

(n = 80)

Tỷ lệ (%) Lần đầu tiên NB phát hiện mình bị THA là

- Khám sức khỏe định kỳ 57 71,3

- Khám bệnh khác phát hiện ra 12 15

- Khám HA vì thấy có biểu hiện bất thƣờng 10 12,5

- Không nhớ 1 1,2

Thời gian NB phát hiện mình bị THA

- Dƣới 1 năm 3 3,8

- Từ 1- 5 năm 21 26,2

- 5 – 10 năm 18 22,5

- Trên 10 năm 38 47,5

Trong gia đình NB có ngƣời bị bệnh THA

- Có 45 56,2 - Không 35 43,8 NB bị tăng THA mức độ - Độ 1 38 47,5 - Độ 2 37 46,2 - Độ 3 5 6,3

Thời gian NB điều trị THA tại bệnh viện

- < 1 năm 7 8,75

- >1 năm - 5 năm 21 26,25

- Từ > 5- 10 năm 23 28,75

- > 10 năm 29 36,25

Trong khảo sát của chúng tôi NB phát hiện THA lần đầu do khám sức khỏe định kỳ chiếm tỷ lệ cao (71,3%), chỉ có 1 tỷ lệ nhỏ (12,5%) NB phát hiện THA lần đầu là có các triệu chứng bất thƣờng; điều này khá phù hợp với đặc điểm đối tƣợng

NB của khoa là cán bộ cao cấp nên rất quan tâm tới việc kiểm tra sức khỏe định kỳ. NB THA trên 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 47,5%, đa phần đều có ngƣời trong gia đình bị THA (56,2%). Chúng tôi gặp NB THA chủ yếu là THA độ 1 và độ 2 (93.7%), THA độ 3 chỉ chiếm 6,3%; 92,25% là tỷ lệ NB có thời gian điều trị THA tại bệnh viện trên 1 năm, đặc biệt NB điều trị THA tại bệnh viện trên 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (36,25%).

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ NB bị các biến chứng

Bên cạnh đó, số NB gặp biến chứng do THA cũng chiếm tỷ lệ khá cao, cao nhất là biến chứng về tim mạch (50%), 16,25 % NB có biến chứng xuất huyết não hoặc tai biến mạch máu não; thấp nhất là bệnh thận (13,75%) và chỉ có 28,75% NB không có biến chứng.

2.1.3.2.3. Kiến thức về bệnh và chế độ điều trị THA của người bệnh

91,25% 96,25% 96,25% 95% 91,25% 100% 91,25% 98,75% 98,75% 8,75% 3,75% 3,75% 5% 8,75% 0% 8,75% 0,25% 0,25%

Hiểu THA phải điều trị suốt đời Biết đủ chế độ điều trị THA yêu cầu Cách thức uống thuốc điều trị THA Chế độ ăn uống của NB THA Bỏ thuốc lá/thuốc lào khi bị THA Hiểu đúng chế độ sinh hoạt, luyên tập Cách thức theo dõi HA Chỉ số HA cần duy trì khi điều trị THA Hậu quả xảy ra với NB khi không tuân thủ điều trị

Biểu đồ 2.3: Kiến thức về bệnh và chế độ điều trị THA của NB

%

Căn cứ theo tiêu chuẩn đánh giá đạt/không đạt cho phần phỏng vấn về bệnh và chế độ điều trị THA của NB, chúng tôi có kết quả nhƣ sau:

Trong số 80 NB tham gia trả lời phỏng vấn, chúng tôi thấy đại đa số NB có kiến thức về bệnh và chế độ điều trị THA; Biểu đồ 2.3 cho thấy, số NB trả lời đạt cả 10 câu hỏi lên tới 90% trở lên, điều này khá phù hợp với tính chất đặc thù của đối tƣợng NB của khoa là là cán bộ cao cấp nên rất quan tâm, tìm hiểu về bệnh. Tuy nhiên vẫn còn 10% chƣa hiểu đúng về định nghĩa THA; và 8,75% NB cho rằng bệnh THA không phải điều trị suốt đời cũng nhƣ khi bị THA không cần phải bỏ thuốc lá/thuốc lào và đó cũng chính là tỷ lệ NB trả lời không cần đo, ghi số đo huyết áp vào sổ theo dõi thƣờng xuyên.

Biểu đồ 2.4: Nguồn cung cấp kiến thức về bệnh và chế độ điều trị THA của NB

Và ngƣời bệnh cho biết nguồn cung cấp kiến thức chính cho họ là từ CBYT với tỷ lệ đạt 93,75%; 63,75% là từ đài, báo, tivi, internet; từ sách, tài liệu là 46,25% và 28,75% có thông tin từ bạn bè, ngƣời thân (biểu đồ 2.4).

2.1.3.2.4. Thông tin tuân thủ điều trị thuốc

Mặc dù trong khảo sát, đại đa số NB có kiến thức về bệnh và chế độ điều trị THA song qua biểu đồ 2.5 cho thấy, NB chƣa thực hiện tốt việc tuân thủ điều trị thuốc. Tỷ lệ NB quên uống thuốc từ lúc bắt đầu điều trị THA chiếm tỷ lệ khá cao (13,75%); 11,25% là tỷ lệ NB quên uống thuốc trong tuần qua và có tới 22,5% NB trả lời quên mang theo thuốc hạ HA khi đi xa nhà. Đặc biệt, vẫn có 13,75% số NB tự ý ngừng/đổi thuốc khi cảm thấy khó chịu, cũng nhƣ tự ý ngừng uống thuốc hạ HA khi thấy HA đã đƣợc kiểm soát là 11,25%. Ít gặp nhất là NB quên uống thuốc hạ HA trƣớc ngày đi khám 2.5%.

13,75% 11,25% 13,75% 22,5% 2,5% 11,25% 26,25% 23,75% 86,25% 88,75% 86,25% 77,5% 97,5% 88,75% 73,75% 76,25% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 Quên uống thuốc hạ HA từ lúc bắt đầu điều trị THA tại BV Quên uống thuốc hạ HA trong tuần qua Tự ý ngừng/đổi uống thuốc hạ HA khi cảm thấy khó chịu Quên mang thuốc hạ HA khi xa nhà Quên uống thuốc hạ HA trước ngày đi khám Tự ý ngừng uống thuốc hạ HA khi thấy HA đã được kiểm soát Cảm thấy phiền toái vì ngày nào cũng phải uống thuốc hạ HA Cảm thấy khó khăn khi phải nhớ uống tất cả các loại thuốc hạ HA Có Không %

Biểu đồ 2.5: Thông tin tuân thủ điều trị thuốc

Lý giải điều này NB cho biết, NB cảm thấy phiền toái vì ngày nào cũng phải uống thuốc hạ HA (26.25%) và 23.75% là tỷ lệ NB cảm thấy khó khăn khi phải nhớ uống tất cả các loại thuốc hạ HA.

Biểu đồ 2.6: Lý do NB quên uống thuốc

Biểu đồ 2.6 cho thấy, trong số 11/80 (13,75%) NB trả lời quên uống thuốc từ lúc bắt đầu điều trị THA cho biết lý do quên uống thuốc chủ yếu do NB tuổi cao (45.44%), ngoài ra là do bận công việc hoặc do không có ngƣời nhắc chiếm tỷ lệ 27,8%.

2.1.3.2.5. Thông tin về tuân thủ các biện pháp thay đổi lối sống và tái khám định kỳ

Bảng 2.3: Tuân thủ thay đổi chế độ ăn, chế độ làm việc, tập luyện Nội dung Tần số

(n = 80)

Tỷ lệ % Từ khi phát hiện bệnh THA NB thực hiện chế độ ăn uống

- Thực hiện chế độ ăn kiêng (giảm mặn; hạn chế mỡ động vật, chất béo; ăn nhiều rau xanh, hoa quả…)

70 87, 5

- Vẫn ăn uống bình thƣờng 10 12,5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại phòng khám khao nội tổng hợp a bệnh viện hữu nghị năm 2019 (Trang 27)