3. Ý nghĩa của đề tài
4.3.2. Xử lí nước thải
a. Nước uống, nước sinh hoạt
Nước uống sử dụng công nghệ xử lý ozine và than hoạt tính sinh học. Hệ thống này có thể loại bỏ gần như tất cả các chất hữu cơ hòa tan mà công nghệ thông thường không thể làm được.
Ở Nhật Bản thường rất dễ bắt gặp những chai nước ướp lạnh được cung cấp miễn phí cho khách. Nó sẽ cực kỳ hữu ích để xua tan đi những mệt mỏi khi phải di chuyển một quãng đường xa.
Và sẽ càng bất ngờ hơn nếu mọi người biết được rằng, nước đóng trong chai đó thực ra được lấy ngay tại vòi nước sinh hoạt chứ không trải qua bất cứ một quy trình chuyển hóa hay đóng chai nào cả.
Trước khi đến tay người sử dụng, nước phải đảm bảo được đến tận 51 tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đặt ra. Tiêu chuẩn đó bao gồm kiểm tra độc tính và các chất gây ô nhiễm có hại, cùng với các xét nghiệm để đảm màu sắc rõ ràng và không có mùi.
Trên thực tế, quy định của xứ Phù Tang đối với các nguồn cung cấp nước ở vòi nước công cộng thậm chí còn nghiêm ngặt hơn so với nước suối đóng chai.
b. Chi phí nước sinh hoạt
Tiền nước bị thu hàng tháng =tiền nước+ tiền nước thải
Ví dụ: dùng 20 khối nước sẽ phải trả tiền 20 của 20 khối đó +tiền phí của 20 khối nước thải.
c. Phương pháp xử lí nước thải
Mấy chục năm trở lại đây, các nguồn gây ô nhiễm này gần như được kiểm soát hoàn toàn, có được điều này phải nhờ đến “Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại nguồn”, theo tiếng Nhật gọi là Johkasou. Hai phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt tại nguồn (sử dụng Johkasou) và xử lý nước thải tập trung đang được ứng dụng song hành tại Nhật.
nguồn: Bộ Môi trường Nhật Bản
Theo Bộ Môi trường Nhật Bản, hiện nay, 70% người dân Nhật có hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, 23% (tức 28 triệu người) sử dụng hệ thống Johkasou, còn lại 7% dùng bể phốt.
Nhà máy Tottori sử dụng nước để vận hành máy móc, xử dụng nước trong các công đoạn sản xuất, sử dụng cho sinh hoạt của công nhân.
+ Hệ thống xử lí nước thải johkasou
Johkasou cải tiến cho phép xử lý đồng thời cả nước thải đen và nước thải xám (nước thải từ nhà bếp, nhà tắm, máy giặt). Johkasou chủ yếu được áp dụng cho những điều kiện sau: Nơi không có hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt; và các khu vực mật độ dân số cao sử dụng hệ thống xử lý nước thải tại nguồn để tái sử dụng lại nước thải (cho xí bệt, tưới cây cảnh trong vườn, nước trang trí, cứu hỏa, rửa xe...).
Nitơ, Phốtpho trong nước thải phụ thuộc vào chất lượng cuộc sống và tính chất của cơ sở thải ra. Thông thường nước thải sinh hoạt có chỉ số BOD 200mg/l, Nitơ 50mg/l, và Phốtpho 5mg/l. Tùy tính chất và loại Johkasou mà nước thải sau xử lý có chỉ số BOD nhỏ hơn 20, 10, 5 (mg/l); Nitơ nhỏ hơn 20, 15, 10 (mg/l); Phốtpho nhỏ hơn 1 (mg/l)..
Johkasou gồm phần vỏ được chế tạo bằng vật liệu Dicyclopentadiene - Polymer hoặc nhựa Composite kết hợp sợi hóa học, đi kèm là máy bơm khí; Johkasou cải tiến gồm có 5 ngăn (bể) chính: Ngăn thứ nhất (bể lọc kỵ khí 1): Tiếp nhận nguồn nước thải, sàng lọc các vật liệu rắn, kích thước lớn (giấy vệ sinh, tóc...), đất, cát có trong nước thải; Ngăn thứ hai (bể lọc kỵ khí 2): loại trừ các chất rắn lơ lửng bằng quá trình vật lý và sinh học; Ngăn thứ 3 (bể lọc màng sinh học): loại trừ BOD, loại trừ Nitơ, Phốtpho bằng phương pháp màng sinh học; Ngăn thứ 4: Bể trữ nước đã xử lý; Ngăn thứ năm (bể khử trùng): diệt các vi khuẩn bằng Clo khô hoặc khí Ozon và cuối cùng là thải nước đã xử lý ra ngoài môi trường.
Johkasou là hệ thống xử lý chất thải và nước thải sinh hoạt đạt được những chỉ tiêu tiên tiến, đáp ứng những yêu cầu khắt khe nhất về bảo vệ môi trường hiện nay của các nước phát triển. Chất lượng xử lý nước thải được quyết định ở ngăn thứ ba phụ thuộc vào chất liệu màng sinh học được sử dụng. Chất lượng màng sinh học càng tốt thì hiệu quả xử lý và giá thành Johkasou càng cao.
Kỹ thuật màng lọc cao cho phép xử lý gần như triệt để các thành phần nước thải như BOD 2,3mg/l, N 8mg/l, tổng chất rắn lơ lửng TSS < 5mg/l, tổng khuẩn Ecoli < 100 tế bào/l. Tuy nhiên việc sử dụng màng sinh học dễ dẫn đến tắc màng lọc và hệ thống này cần phải súc rửa 3 tháng một lần. Trong trường hợp này nước thải có phạm vi tái sử dụng rộng hơn.
Hệ thống Johkasou cải tiến cần phải được cung cấp điện năng liên tục cho quá trình vận hành. Điện năng giúp vận hành bơm khí, ổn định dòng chảy và duy trì tuần hoàn hệ thống nước thải. Điện năng tiêu thụ cho một hệ thống
Johkasou cho một gia đình 5-10 người vào khoảng 350 - 500kW/năm phụ thuộc vào loại Johkasou. Bã lắng đọng (bùn lắng) trong hệ thống Johkasou cần phải được hút (ít nhất 1 lần trong 1 năm) và xử lý.
Trung bình (5 - 10 người, nước tiêu thụ 250 lít/người/ngày), tổng lượng bã trong 1 năm vào khoảng 58,8 kg (trọng lượng khô). Xe tải chuyên dụng (trọng tải 2 - 4 tấn) được sử dụng cho việc hút bã. Bã lắng đọng sau khi được hút vào xe rồi được chuyên chở tới trạm xử lý bã lắng đọng. Sản phẩm sau quá trình xử lý là chất rắn sinh học được sử dụng làm khí sinh học, vật liệu composite, gạch nhẹ, sản xuất phân bón hoặc xi măng.
Đặc biệt từ khi Luật Johkasou ra đời vào năm 1983 đã cụ thể hóa các quy định việc sản xuất, lắp đặt, bảo trì và xử lý bùn lắng từ hệ thống Johkasou, đồng thời quy định việc đăng ký và cấp phép cho nhân viên lắp đặt, bảo trì và cấp phép cho cơ sở xử lý bùn lắng. Theo đó, Bộ Môi trường và Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông chịu trách nhiệm giám sát luật.
Cụ thể, Bộ Môi trường giám sát việc bảo trì và xử lý bùn lắng (trách nhiệm thực hiện của chủ hộ); Kiểm tra chất lượng nước hàng năm; Nhân viên bảo trì (chủ hộ có thể thuê); Cấp phép cho cơ sở xử lý bùn lắng. Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông giám sát: Lắp đặt Johkasou (trách nhiệm thực hiện của chủ hộ); Sản xuất Johkasou; Nhân viên lắp đặt Johkasou (chủ hộ có thể thuê); Đăng ký nhân viên lắp đặt Johkasou; Quy cách và vị trí thải...
Ngoài ra, Nhà nước cũng quy định chính sách hỗ trợ cho việc mua và lắp đặt cho Johkasou như sau: Chủ hộ chịu 60% tổng chi phí; Chính quyền địa phương hỗ trợ 27%; Chính phủ hỗ trợ 13%. Với chủ hộ ở những vùng xúc tiến đặc biệt, có thể được hỗ trợ tới 90%.
+ Ưu điểm khi sử dụng hệ thống xử lý nước thải Johkasou
– Hệ thống gọn nhẹ, độ bền cao, sử dụng an toàn. - Đạt tiêu chuẩn Nhật Bản.
– Thể tích của hệ thống Johkasou chỉ bằng 70% thể tích của bể tự hoại cho cho cùng số người sử dụng.
– Vị trí lắp đặt: bên ngoài toà nhà hoặc trong gara xe, được chôn ngầm dưới đất, không tốn về diện tích.
– Lắp đặt dễ dàng, thời gian lắp đặt ngắn. – Bùn lắng được thu gom triệt để.
– Nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn Nhật Bản – Chi phí xây dựng phù hợp.