Hiệu lực pháp lý của giao dịch thương mại điện tử. Nước ta mặc dù đã có luật về giao dịch điện tử, trong đó thừa nhận giá trị pháp lý của các tài liệu điện tử. Cả người gửi và người nhận các tài liệu này không thể từ chối hiệu lực pháp lý của nó và cũng không thể từ chối rằng mình đã gửi hay đã nhận tài liệu đó nếu có sử dụng chữ ký điện tử an toàn.
Tuy nhiên làm thế nào để đảm bảo rằng một thoản thuận đạt được qua hệ thống điện tử sẽ có tính ràng buộc về mặt pháp lý khi có sự khác nhau giữa các hệ thống pháp luật khác nhau, ví dụ Việt Nam và Nhật Bản? Chưa có một công ước chung nào về giao dịch thương mại điện tử có hiệu lực sẽ gây trở ngại trong việc giải quyết tranh chấp khi hợp đồng bị vi phạm. Lấy đơn giản là ASEAN, chưa có quy định nội khối chính thức điều chỉnh giao dịch điện tử.
Việc lựa chọn toàn án, trọng tài, luật điều chỉnh khi xảy ra tranh chấp từ giao dịch điện tử là một vấn đề cần thiết để tránh các rủi ro có thể phát sinh. Các quy định cản trở sự phát triển của thương mại điện tử hoặc chưa tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại điện tử như đăng ký Website, mua bán tên miền, sự chậm trễ về dịch vụ chứng thư điện tử, thanh tóa điện tử một phần là do thiếu các văn bản pháp lý điều chỉnh rủi ro về tiêu chuẩn công nghiệp. Thiếu một hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ và chưa có một hệ thống tiêu chuẩn công nghiệp phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực. Sự thiếu đồng bộ về tiêu chuẩn công nghiệp sẽ gây nhiều khó khăn trong việc trao đổi thông tin và đặc biệt là hoạt động chào hàng, đặt hàng cũng như vặn chuyển hàng hóa, thủ tục hải quan, thuế… Mặt khác sự khác biệt giữa tiêu chuẩn công nghiệp trong thương mại truyền thống và thương mại điện tử cũng có thể gây ra những rủi ro không mong đợi. Đặc biệt là đối với những hàng hóa vô hình như các loại dịch vụ trên internet thì hiện nay vẫn chưa có một hệ thống tiêu chuẩn công nghiệp nào để đánh giá chính xác.
3.2 Giải pháp bảo đảm an toàn thông tin trong thương mại điện tử
3.2.1 Chứng chỉ số và cơ chế mã hóa