1. HIỆU QUẢ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN
1.2. Sinh viên tiếp nhận thông tin gì?
Đa số sinh viên trả lời rằng họ thường đọc một số tờ báo phổ biến như Thanh Niên, Tiền Phong, Thể Thao, Tuổi Trẻ, Sinh viên, Lao
Động, Phụ Nữ… Về chương trình phát thanh thì thường nghe thời sự,
thể thao, ca nhạc theo yêu cầu, “Bạn hãy nói với tôi”, “Cửa sổ tình yêu”, “Quick and slow show”… Với truyền hình sinh viên thường xem thời sự, thể thao, phim truyện…
Về đầu báo và các chương trình radio, tivi mà sinh viên thường theo dõi khá gần nhau. Vấn đề là sinh viên “thích” xem chương trình hay đọc tờ báo đó không lại phụ thuộc vào khả năng tiếp cận các loại thông tin đó của đối tượng (có hay không có phương tiện để đọc, nghe, xem…), sau đó là lượng thông tin có nhiều hay không, có hấp dẫn với đối tượng không? Điều tra tổng thể trên cả ba loại hình: báo in, phát thanh và truyền hình thì mục tin tức trên báo, chương trình thời sự trên đài, tivi được sinh viên quan tâm nhiều hơn cả.
Qua điều tra xã hội học với tổng số 518 sinh viên trả lời thông qua báo chí họ thu nhận được thông tin nhằm mục đích gì. Kết quả như sau:
STT Nội dung thông tin
Số người được hỏi Số người trả lời Tỉ lệ (%)
1 Hiểu biết kiến thức nhiều hơn 518 444 85,7
2 Giải trí 518 192 37,1
3 Học hỏi lối sống hiện đại 518 184 35,5 4 Giúp định hướng cho cuộc sống 518 199 38,4
Không phải ngẫu nhiên trên tổng số 422 sinh viên được hỏi chỉ có 14,9% cho rằng báo chí hiện nay tập trung đề cao và ca ngợi các phẩm chất tốt của thanh niên, sinh viên. Có 35,3% cho rằng không đúng như vậy và có 49,7% là các ý kiến khác. Kết quả này cho thấy sinh viên đang cần những thông tin mang tính định hướng tích cực như tập trung đề cao ca ngợi mảng đề tài điển hình tiên tiến trên báo chí.
Khi đọc báo sinh viên quan tâm nhất đến thông tin gì? Qua điều tra cho thấy hầu hết sinh viên quan tâm đến mảng đề tài tình yêu sinh viên. Có 55,5% sinh viên (232/418) trả lời là mảng đề tài này được các báo đề