Chương 3 Phong cách khoa học trong học tập

Một phần của tài liệu khoa hoc hoa cach suy nghi, lam viec, hoc tap (Trang 45 - 46)

cấp ba, phải rèn luyện thêm tính khẩn trương và khả năng tập trung chú ý.

Không nên để lúc người thanh niên bắt đầu vào đời hay tiếp tục học ở đại học, mới đề cập tới việc rèn luyện này. Lúc đó, công sức sẽ phải bỏ ra nhiều hơn. Cái yếu tố kìm hãm đáng kể sự tiến hoá của con người chính là “thói quen”. Tập một thói quen mới dễ dàng hơn sửa một thói quen xấu.

Lặp lại một hành động sẽ gây thói quen. Thói quen này lúc đầu chỉ mỏng manh như sợi tơ nhện nhưng sau cùng sẽ bền chắc như dây cáp sắt.

Chương 3. Phong cách khoa học tronghọc tập học tập

“Những kiến thức thu nhận được trong nhà trường là di sản quý báu của những thế hệ đã qua. Trách nhiệm của chúng ta là phải bổ sung các tri thức đó và truyền lại cho những thế hệ sau, vì bằng cách đó, chúng ta, những người sẽ chết, sẽ thành bất tử trong những sự vật còn tồn tại mà mọi người đã cùng chung sức tạo nên”.

Không có phong cách khoa học trong học tập, thì năng suất học tập thấp, kiến thức tiếp thu không vững chắc và khó ứng dụng kiến thức trong thực tế.

Với cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật hiện nay, khối lượng kiến thức khoa học tăng theo cấp số nhân và khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Con người không nâng cao được năng suất lao động và chất lượng học tập sẽ luôn lạc hậu với thời đại.

Muốn nâng cao năng suất và chất lượng học tập phải có phong cách khoa học trong tất cả các khâu: nghe giảng, ghi chép, tự học, thực tập, làm bài và viết báo cáo, thuyết trình…

Theo quan điểm thông tin, học tập là một quá trình thông tin gồm các khâu: thu tin, lưu trữ tin và xử lý tin.

Trong đời sống hàng ngày, quá trình thông tin chiếm tới hai phần ba thơi gian thức của con người, trong đó viết chiếm 9 phần chăm, đọc 16 phần trăm, nói 30 phần trăm và nghe 45 phần trăm.

Một phần của tài liệu khoa hoc hoa cach suy nghi, lam viec, hoc tap (Trang 45 - 46)