Một số giải pháp phòng, chống tham nhũng

Một phần của tài liệu Tham nhũng và phòng chống tham nhũng tại việt nam (Trang 25 - 28)

Trong tình hình kinh tế biến động không ngừng, thay đổi nhanh, phức tạp và khó lường trước, Việt nam ta đã phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong công tác PCTN, tiêu cực.

- Hành vi tham nhũng ngày càng tinh vi và phức tạp hơn

- Thách thức từ chủ thể thực hiện hành vi: là những ngừoi có chức vụ, quyền hạn sử dụng nó để che chắn cho hành vi phạm tội của mình. - Sự suy thoái, tiêu cực trong một bộ phận cán bộ, đảng viên

- Thách thức trong quá trình hội nhập, đổi mới và sự tác động tiêu cực từ nền kinh tế thị trường ( việc chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài, hành vi tiếp tay cho hoạt động rửa tiền)

- Chế độ chính sách tiền lương còn thấp, chưa đảm bảo cho cán bộ, công chức, viên chức đủ sống để “không cần tham nhũng”

Mặc dù phải đối mặt với điều kiện dịch Covid 19 diễn biến phức tạp và những thách thức lớn, nhưng nhờ sự nỗ lực, cố gắng vượt bậc, phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các cấp uỷ, cơ quan chức năng nên hầu hết các Chương trình công tác của Ban chỉ đạo đã được triển khai thực hiện nghiêm túc và hoành thành theo kế hoạch. Nhất là việc đồng bộ, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng. Công tác PCTN đã được đẩy mạnh và đạt được nhiều kết quả rõ rệt. Đảng, Nhà nước đã kiên quyết đấu tranh mạnh mẽ, “không ngừng”, “không nghỉ”, không vì chống dịch mà không xử lí, củng cố niềm tin của Nhân dân thông qua các giải pháp sau:

- Tập trung phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi tham

nhũng, nhất là thông qua công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm

toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; đẩy nhanh tiến độ, xử lý dứt điểm các vụ tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, nổi cộm, dư luận xã hội quan tâm theo quan điểm không phân biệt người có hành vi phạm tội là ai.

- Tăng cường công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, nâng cao

hơn nữa nhận thức về PCTN, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên và

nhân dân.Nhận thức yếu kém, sai là một trong những nguyên nhân dẫn

đến những hạn chế, khuyết điểm của công tác PCTN, tiêu cực trong thời gian qua. Nhận thức đúng đắn về vai trò, tác dụng của công tác PCTN,

tiêu cực sẽ làm cho cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy khi triển khai thực hiện sẽ nghiêm chỉnh, tích cực, quyết liệt hơn. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch; chủ động cung cấp thông tin chính xác, khách quan, khoa học về PCTN, tiêu cực.

- Đẩy mạnh hoàn thiện cơ chế kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong

Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị theo hướng thật đầy đủ, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả, khắc phục bằng được sự lạm quyền, lộng

quyền và lợi dụng quyền lực của cán bộ, đảng viên có chức vụ: thiết

lập cho được một cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực đối với người có chức vụ, quyền hạn theo nguyên tắc mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế; quyền hạn phải được ràng buộc với trách nhiệm, quyền hạn đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền hạn càng cao, trách nhiệm càng lớn. Đặc biệt, phải chú trọng quy định thật cụ thể chế tài xử lý vi phạm đối với cán bộ, đảng viên có hành vi tham nhũng, tiêu cực ở nhiều lĩnh vực

- Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng của cấp ủy, ủy

ban kiểm tra các cấp. Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng được

thực hiện nghiêm túc sẽ giảm thiểu hành vi tiêu cực, phát hiện kịp thời những vi phạm của cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng. Đồng thời, công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện nghiêm chỉnh sẽ là lời cảnh tỉnh, răn đe đối với những cán bộ, đảng viên đã và đang có ý định thực hiện hành vi tiêu cực, tham nhũng.

- Hoàn thiện thể chế quản lý về kinh tế - xã hội, bịt kín các “kẽ hở” để

“không thể tham nhũng”, ngăn ngừa việc chuyển dịch tài sản bất hợp

pháp có được từ tham nhũng, tiêu cực. Trong thời gian tới, cần rà soát,

sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về kinh tế - xã hội, trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công, đất đai, tài nguyên, khoáng sản, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước để kiểm soát có hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ của người có chức vụ, quyền hạn, tăng cường và nâng cao hiệu quả PCTN, tiêu cực. Hoàn thiện cơ chế kiểm soát, giám sát nội bộ trong hoạt động nghiệp vụ, lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp nhà nước về tài chính, tài sản công để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ. Hiện nay, các quy định về việc kê khai tài sản của cán bộ, công chức đã dần được hoàn thiện, nhưng chưa đủ sức để “truy

quét” được tài sản tham nhũng, tiêu cực. Pháp luật về thuế, về bất động sản chưa đánh thuế đối với các bất động sản thứ hai của chủ sở hữu nên tạo ra kẽ hở để cán bộ, công chức “hợp pháp hóa” tài sản tham nhũng, tiêu cực bằng việc để người thân đứng tên trên bất động sản, chuyển hóa tài sản tham nhũng thành tài sản hợp pháp. Do vậy, cần phải ban hành Luật Thuế về tài sản để điều tiết đối tượng có thu nhập cao, chống đầu cơ về nhà, đất, hạn chế tình trạng “rửa tiền” “hợp pháp hóa” tài sản của đối tượng tham nhũng, tiêu cực. Đồng thời, ban hành quy định tất cả các giao dịch mua bán tài sản có giá trị (tiền tỷ) của người thân (cha mẹ, anh em, con ruột, con nuôi ) của cán bộ, công chức không được thực hiện bằng tiền mặt, nhằm phục vụ cho hoạt động thanh tra, kiểm tra, điều tra các đối tượng bị tình nghi tham nhũng, tiêu cực khi truy vết, theo dõi dòng tiền, phát hiện các giao dịch nghi ngờ tài sản đã mua, bán là do hành vi tham nhũng, tiêu cực tạo ra.

- Hoàn thiện chế độ, chính sách về tiền lương cho cán bộ, công chức,

viên chức.Đây được xem là một trong những giải pháp rất quan trọng để

ngăn ngừa hành vi tiêu cực, tham nhũng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Khi cán bộ, công chức đã được đảm bảo cuộc sống họ sẽ yên tâm cống hiến hết năng lực, sở trường và ngược lại.

III) Phần kết luận

Để đất nước có thể phát triển, nền kinh tế có thể phục hồi sau đại dịch Covid-19, tận dụng được những cơ hội cũng như những thách thức trong tình hình “bình thường mới” thì đòi hỏi phải có một nỗ lực vượt trội của tất cả các cơ quan nhà nước và từng công dân trong xã hội.

Tuy nhiên, những hành vi tham nhũng “nhân lúc cháy nhà hôi cửa” lại ngày một tinh vi và phức tạp hơn, gây ảnh hưởng rất lớn đến công cuộc khôi phục của đất nước Việt Nam sau một cơn ốm nặng. Bài luận đã chỉ ra được những hành vi tham nhũng trong thời đại mà sự phát triển như vũ bão của công nghệ là xu thế chính của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, dựa vào đó mà đưa ra được những kiến nghị nhằm vào những hành vi này, đặc biệt là trong môi trường học đường.

Nhưng, bản thân bài luận chỉ đưa ra được những kiến nghị nhằm hạn chế tình trạng tham nhũng chứ không thể chấm dứt hoàn toàn hành vi này được. Làm thế nào để có thể chấm dứt hành vi tham nhũng? là câu

hỏi rất khó, mà bài luận không thể nào giải đáp được.

Danh mục tài liệu tham khảo

[1] Oxford, Cambridge (1997), Từ điển Anh - Việt, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

[2] Chủ nghĩa cá nhân - wikipedia https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch %E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_c%C3%A1_nh%C3%A2n [3] https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%A5_%C3%A1n_EPCO_- _Minh_Ph%E1%BB%A5ng https://cand.com.vn/Phap-luat/xet-xu-phan-van-anh-vu-trong-vu-an-dua- hoi-lo-5-ty-dong-i633825/ https://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/202202/thach-thuc-va-giai-phap- phong-chong-tham-nhung-tieu-cuc-o-nuoc-ta-hien-nay-310641/ http://mattran.org.vn/van-ban-huong-dan/phong-chong-tham-nhung-tieu- cuc-chu-dong-tu-goc-40248.html

1. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII.

Tập I, II. H. NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2021.

Một phần của tài liệu Tham nhũng và phòng chống tham nhũng tại việt nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)