Tiêu chuẩn về chất lượng, dịch vụ và tốc độ truyền tin, hình ảnh,...của mạng Internet; cùng với đó là cam kết về độ b o mả ật thông minh. Sự c n thi t cầ ế ủa các chuẩn mực công nghệ kỹ thuật để các tổ chức có thể đưa vào ứng dụng trong các nề ảng máy tínn t h hay CNTT nội b -> Chộ ạy như một máy chủ liên kết các hệthống con riêng lẻ ại vớ l i nhau, phục v cho nhụ ững công việc, đề án từ nhiều ban/ngành cần s ph i hự ố ợp cao đến t khừ ắp nơi trên thế giới với chi phí thấp. Từ đó góp phần phát triển mạng lướ ợp táci h giữa doanh nghiệp và các đối tác kinh doanh sản xuất bên ngoài.
Số lượng và chất lượng website c a doanh nghi p, cung c p nh ng web server ủ ệ ấ ữ ứng d ng ụ được ở nhiều phương tiện. Hạ tầng công nghệ ốt đòi hỏ ệ thống mạng Internet được t i h phân phối miễn phí, dễ tích hợp vào nhiều hệ thống.
• Mạng LAN và Intranet.
• Điện tho i: sạ ố lượng, chất lượng d ch vụ và địa bàn phủ ị sóng. • Tivi: số lượng, chất lượng các đài truyền hình.
4.2 Cơ sở pháp lý
Cũng như bao cách ngành nghề kinh doanh khác thì mua sắm online nói riêng và thương mại điện tử Việt Nam nói chung đều có những quy định của pháp luật. Ở Việt Nam, Nghị định 52/2013/NĐ CP được ban hành ngày 16/05/2013 của Chính phủ về thương - mại điện tử được coi là một trong những cơ sở pháp lý chính để các bên liên quan bám sát vào thực hiện đúng quy định. Trải qua nhiều năm cùng sự phát triển mạnh mẽ của Thương mại điện tử Việt Nam nói chung thì các điều chỉnh, bổ sung cho Nghị quyết cũng được cập nhật liên tục. Trong năm 2021, Chính phủ Việt Nam cũng ban hành Nghị quyết số 85/2021/NĐ CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết nêu trên. Nội - dung nghị quyết sẽ liên quan đến các quy định về thông tin hàng hóa, dịch vụ; hoạt động thương mại điện tử của thương nhân, tổ chức nước ngoài; chứng từ giao dịch trong thương mại điện tử; hoạt động thương mại điện tử; hoạt động của website thương mại điện tử bán hàng; hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử; hoạt động của Website khuyến mại trực tuyến; quản lí Website thương mại điện tử bán hàng; hoạt động đánh giá, giám sát và chứng thực trong thương mại điện tử; cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện; an toàn, an ninh trong giao dịch thương mại điện tử; bảo vệ thông tin cá nhân trong thương mại điện tử; an toàn thanh toán trong thương mại điện tử; giải quyết tranh, thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm;...
Ngoài ra quy định liên quan đến quản lí mua sắm online nói riêng và thương mại điện tử nói chung cũng được xây dựng dựa trên Luật Thương mại (14/06/2005), Luật giao dịch điện tử (29/11/2005), Luật Công nghệ thông tin (29/06/2006), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (17/11/2010), Luật An toàn thông tin mạng (19/11/20215), Luật Cạnh Tranh (12/06/2018), các đề nghị của Bộ Công Thương,... nhằm đảm bảo quyền lợi và lợi ích của các bên như doanh nghiệp, người bán hàng, người mua hàng.
4.3 Các phương pháp thanh toán
Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, ngoài việc sử dụng tiền mặt để thanh toán thì một số phương pháp thanh toán thương mại điện tử phổ biến có thể kể đến như sau:
4.3.1 Thanh toán bằng thẻ
Có 2 hình thức chính khi sử dụng thanh toán bằng thẻ:
• Thanh toán bằng th ghi nẻ ợ: loại th phẻ ải được liên kết với tài khoản ngân hàng của người dùng và đặc biệt người dùng phải có tiền trong thẻ thì mới có thể sử dụng.
• Thanh toán bằng th ẻ tín dụng: đây là loại thẻ được ngân hàng cấp cho m t hộ ạn mức nhất định và người mở tài khoản phải hoàn trả số tiền đã sử dụng trong thời hạn quy định, nếu không sẽ phải cộng thêm phần lãi suất.
4.3.2 Thanh toán bằng ví điện tử
Đây là hình thức mà sau khi cài đặt ứng dụng, người dùng sẽ liên kết với tài khoản ngân hàng để nộp tiền vào ví. Đến đây, người dùng có thể thực hiện thanh toán các giao dịch mua sắm hay các dịch vụ tiện ích (thanh toán hóa đơn điện nước, nộp tiền điện thoại…) một cách nhanh chóng.
4.3.3 Thanh toán qua dịch vụ Mobile Banking
Hiện nay, nhiều ngân hàng đang dần hoàn chỉnh ứng dụng Mobile Banking của riêng mình và tích hợp thanh toán với nhiều dịch vụ, tiện ích. Hệ thống thanh toán qua Mobile Banking đang được các nhà cung cấp dịch vụ nâng cấp để đáp ứng được tối đa nhu cầu của khách hàng.
4.3.4 Thanh toán qua cổng thanh toán điện tử
Cổng thanh toán điện tử là hệ thống phần mềm nhằm kết nối 3 đối tượng là người mua, người bán với ngân hàng để hỗ trợ và thực hiện các giao dịch thanh toán. Cổng thanh toán điện tử được các nhà cung cấp phát triển với tính năng bảo mật cao, an toàn và hơn nữa giúp cho việc thanh toán trên các trang thương mại điện tử được diễn ra nhanh chóng, tiện lợi.
33
4.4 Hệ thống kiểm soát
Nhằm phát huy ứng dụng công nghệ số và phát triển bức tranh thương mại điện tử để thúc đẩy giao dịch trực tuyến hiệu quả, đảm bảo an toàn thông tin đồng thời bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Tổng cục Quản lý thị trường đưa ra văn bản yêu cầu cục Quản lý thị trường ở mỗi tỉnh, thành phố tăng cường biện pháp quản lý thông tin theo từng địa bàn, lĩnh vực. Chủ động trong việc phối hợp với các cơ quan chức năng như Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, các Sở Công Thương ở mỗi địa bàn cần thực hiện kiểm tra, kiểm soát các tổ chức, cá nhân sử dụng thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ số để kinh doanh, bán hàng trực tuyến trên địa bàn, lĩnh vực được giao. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật, không để xảy ra tình trạng trao đổi hàng cấm, hàng hóa nhập lậu, không đảm bảo chất lượng, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, vi phạm sở hữu trí tuệ, an toàn vệ sinh thực phẩm, … đồng thời hướng dẫn và tạo điều kiện để các thương nhân, điểm bán hàng trực tuyến có khuyến mại thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về khuyến mại.
Để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng trong việc mua sắm trực tuyến, Tổng cục Quản Lý Thị Trường đã phối hợp chặt chẽ với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số triển khai những giải pháp như sau:
• Thứ nhất, yêu cầu các doanh nghiệp, cá nhân đăng ký tham gia bán hàng trực tuyến, đều phải thực hiện đầy đủ các thủ tục thông báo, đăng ký với nền tảng thương mại điện tử. Đây là bước quan trọng để tham gia bán hàng trực tuyến, vì để được phê duyệt hồ sơ thông báo hoặc đăng ký website thương mại điện tử, họ đã phải trải qua quy trình đánh giá, kiểm tra chặt chẽ đối với hàng hóa kinh doanh. • Thứ hai, triển khai quy trình kiểm soát chặt chẽ các sản phẩm xuất hiện trên sàn thương mại điện tử. Theo đó, 100% các sản phẩm được đưa lên hệ thống đều thuộc nhóm sản phẩm cam kết chính hãng của các doanh nghiệp cũng như cá nhân và được kiểm duyệt trước khi đưa lên hệ thống.
• Đặc biệt, duy trì cơ chế kiểm soát thông qua hệ thống khiếu nại của người tiêu dùng. Nền tảng thương mại điện tử cũng như người bán hàng cần theo dõi và tiếp nhận khiếu nại của người tiêu dùng thông qua tính năng khiếu nại trực tuyến trên Hệ thống. Nếu phát hiện sản phẩm hàng giả, hàng nhái, nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, thông tin của doanh nghiệp sẽ bị gỡ bỏ ngay lập tức đồng thời cần tiến hành thanh tra, kiểm tra về hàng hóa để xử lý vi phạm.