Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của bão lụt, bình quân mỗi năm, Hội An phải nhận t˜ 2 - 3 trận lụt và các cơn bão lớn, nhỏ khác. Ngoài ra, khí hậu khắc nghiệt cùng với hỏa hoạn gây nên những hiểm họa thường xuyên, không thể tránh khỏi. Nhiều di tích dọc các tuyến đường ở 2 bờ sông Hoài chịu cảnh ngập lụt dài ngày. Tồn tại hàng mấy trăm năm và đứng trước những tác động dữ dội của thiên tai đã khiến nhiều di tích ở Hội An xuống cấp trầm trọng, cần khẩn trương trùng tu bảo vệ.
Thêm vào đó, điều kiện thời tiết, khí hậu không thuận lợi, có nhiều cơn bão to, lụt lớn, số lượng người sinh sống ngày càng đông, hiện tượng mối mọt và nguy cơ hỏa hoạn đối với những di tích làm bằng gỗ và do tác động của đô thị hóa, sự phát triển du lịch. Người dân sống ở đây cho biết, suốt 2 tháng qua, căn nhà của họ gần như trong tình trạng ẩm ướt. Nước lũ đợt trước v˜a rút khỏi nhà chưa kịp khô ráo lại ập tới đợt lũ mới. Ảnh hưởng lớn nhất là các di tích được xây dựng t˜ lâu lại đang chịu sự tác động khốc liệt của biến đổi khí hậu như: mưa bão, ngập lụt, nước biển dâng, xói lở với cường độ, tần suất ngày càng lớn đã đe dọa nghiêm trọng đến an toàn di tích. Ví dụ điển hình là những ngôi nhà bằng gỗ với số tuổi lên đến 100 năm dễ bị ẩm mốc, mối mọt do chịu ảnh hưởng bởi bão lũ và ngập lụt.
Hình 17. Một di tích đang bị xuống cấp, phải cần chống đỡ
Chùa Cầu được xem là biểu tượng của Di sản Văn hóa Thế giới đô thị cổ Hội An đã trải qua mấy trăm năm tồn tại. Đến nay, dù đã qua 7 lần trùng tu, sửa chữa nhưng công trình kiến trúc độc đáo này đang xuống cấp nghiêm trọng. Chùa Cầu nằm ở vùng rốn lũ Hội An, bắc qua khe Ồ Ồ nên phần móng, trụ thường xuyên ngâm trong nước. Mỗi lần mưa lũ, dòng nước chảy mạnh tác động vào mố, trụ cầu. Hiện, các mấu nối bị hở, nứt, một số dầm cầu bị mục, các dầm bằng thép đã hoen rỉ, đứt gãy. Nhiều cột, kèo của ngôi chùa bị
hư hỏng, mục rỗng. Ông Phạm Phú Ngọc, Giám đốc Trung tâm Quản lý và Bảo tồn di sản Hội An cho biết, để giảm áp lực lên Chùa Cầu, chính quyền thành phố chỉ cho phép mỗi lần 20 người vào tham quan. Trước mùa mưa bão năm nay, đơn vị phải dùng các thanh gỗ để chống đỡ tạm, bảo vệ di tích đặc biệt này. Đứng trước nguy cơ báo động, hiện nay, Chùa Cầu nằm trong danh mục đầu tư công để chuẩn bị trùng tu vào năm 2021
Hình 18. Di tích chùa Cầu đang xuống cấp nghiêm trọng 3.1.2. Vấn đề do con người tác động
Môi trường các dòng sông, nước ven biển đã bắt đầu bị ô nhiễm do các chất thải chưa qua xử lý được thải vào nước quá mức cho phép, uy hiếp môi trường tự nhiên, tác động trực tiếp đến đời sống của động thực vật và con người trong khu vực.
Không thể không kể đến dòng nước chảy qua Chùa Cầu bốc mùi khi hứng toàn bộ nước thải trong khu vực, khiến du khách đi ngang phải bịt mũi. Chùa Cầu là biểu tượng của Hội An, được các thương gia người Nhật Bản xây dựng đầu thế kỷ 17. Di tích này là một điểm không thể thiếu khi tham quan phố cổ, nhưng dòng nước chảy qua đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nhiều đoàn khách chỉ d˜ng lại chụp vài kiểu ảnh lưu niệm với Chùa Cầu rồi nhanh chân rảo bước đến nơi khác. Nhiều người cũng không chịu nổi mùi
hôi, phải che mũi. Nguyên nhân của việc này là t˜ việc vứt rác b˜a bãi của khách du lịch xuống
dưới sông Hoài khiến con sông bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến dòng nước chảy dưới chân chùa Cầu và ứ đọng tại nơi đó.
Hình 19. Chùa Cầu là nơi thu hút rất nhiều du khách
Vào năm 2019, các khu xử lý rác thải bị “cấm đường”, lò đốt rác bị phản đối không cho xây dựng, bãi chứa rác quá tải... khiến lượng rác khổng lồ ứ đọng nhiều nơi, gây nên một cuộc “khủng hoảng” rác thải tại Quảng Nam, gây phản cảm và ô nhiễm. Tính đến cuối tháng 9, lượng rác ứ đọng tại bãi Cẩm Hà tồn đọng hơn 270.000 tấn (phát sinh 100 tấn rác/ngày). Người dân sống tại đây cũng
cho hay dù bãi rác đã ứ đọng với khối lượng lớn nhưng hàng ngày các xe tải vẫn tiếp tục chở rác thải khắp nơi đổ về gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Rác thải ùn ứ, chỉ cần có một cơn gió thổi qua là mùi hôi thối nồng nặc bay
khắp nơi, người dân “lãnh đủ”.
3.2. Biện pháp xử lý của chính quyền địa phương và người dân tại Hội An
Đứng trước việc Hội An “đang lên tiếng kêu cứu”, với vai trò là một công dân Việt Nam, Nhà nước; chính quyền địa phương và người dân đã có những biện pháp nào để có thể giải quyết các vấn đề trên đồng thời còn phải giúp du lịch Hội An phát triển hơn, xây dựng một hình ảnh Hội An với nét đep cổ kính, tao nhã như trước kia?
3.2.1. Ô nhiễm môi trường
Nhắc đến dòng nước ô nhiễm dưới chân chùa Cầu, phó Chủ tịch UBND thành phố Hội An cho biết, nước thải t˜ các nơi khác đổ ra khe suối Ồ Ồ, tràn về phía Chùa Cầu trước khi đổ ra sông Hoài. Thành phố đã giao cho các ngành liên quan có phương án thu gom và đưa về nhà máy để xử lý triệt để nguồn ô nhiễm Chùa Cầu. Còn về rác thải thì tăng cường vớt rác trên sông, nạo vét để lòng sông sâu xuống, lượng nước dâng lên làm cho cảnh quan đep hơn. Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản cũng đã hỗ trợ thiết kế, xây dựng Trạm xử lý nước thải Chùa Cầu có công suất 2.000 m3/ngày với tổng mức đầu tư trên 243 tỷ đồng, dự kiến năm 2019 sẽ khánh thành. Khi đi vào hoạt động sẽ giải quyết được vấn đề nước thải sinh hoạt khu vực phường Tân An và khu dân cư thuộc tỉnh lộ 607, ước chiếm khoảng 30% lượng nước thải của thành phố.
Trước sự quá tải của bãi rác Cẩm Hà; để cải thiện việc xử lý rác tại TP.Hội An. Chính quyền địa phương đã chỉ đạo các xã, phường tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt việc phân loại xử lý rác tại nguồn; khẩn trương thống kê danh sách các hộ gia đình có diện tích đất vườn rộng để hướng dẫn xử lý rác hữu cơ tại chỗ.
Hình 22. Thành phố Hội An nhanh chóng xử lý rác tại bãi rác Cẩm Hà
Về giải pháp lâu dài, TP.Hội An đã giao Phòng Tài nguyên – Môi trường tham mưu xây dựng đề án về xử lý rác thải, xem xét, ban hành nghị quyết thực hiện. Công ty CP công trình công cộng Hội An cũng được giao nghiên cứu phương án thu gom rác thải cồng kềnh (nệm, bàn ghế...) để đảm bảo cảnh quan, môi trường. Ngoài ra, TP.Hội An cũng yêu cầu các cơ quan đề xuất với Trung ương cho phép TP.Hội An phụ thu lệ phí môi trường trên mỗi đầu khách du lịch đến tham quan để xử lý lượng rác thải tồn đọng.
UBND thành phố Hội An thành lập quỹ “Vì Hội An sạch hơn” để các cơ quan, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm cùng chung tay khuyến khích người dân và du khách toàn thành phố tổ chức dọn vệ sinh với mong muốn giảm thiểu tác động tiêu cực của tình trạng ô nhiễm môi trường, xả thải t˜ hoạt động du lịch, tăng cường các hoạt động giảm thiểu sử dụng túi ni-lông và các sản phẩm nhựa, phân loại rác tại nguồn, bảo vệ nguồn nước.
Hình 23. Chiến dịch dọn rác bảo vệ môi trường diễn ra tại Hội An
Ông Christopher Dunn, một nông dân người Úc, chia sẻ ông hoàn toàn ủng hộ chương trình này. Ông chia sẻ sống ở Hội An 4 năm, ông thấy môi trường ở Hội An không những không cải thiện mà càng ngày càng tệ hơn khi tình trạng xả rác thải khắp nơi, t˜ trên đường phố đến sông rạch. “Qua những lần tham gia chợ phiên Hội An hàng tháng, bên cạnh bán các sản phẩm hữu cơ, sạch, tôi cũng muốn tuyên truyền mọi người cần sống xanh hơn”, ông Chistopher Dunn nói và chia sẻ thêm mỗi người dùng thêm một đôi đua tre, túi đi chợ xài nhiều lần và bớt dùng đồ dùng bằng nilon là đã góp phần cải thiện môi trường. “Khi xài hay vứt bỏ một vật gì, bạn hãy nghi đến Me Thiên Nhiên để có hành động đúng”, ông nói.
Có những thời điểm, các đoàn nghệ thuật, doanh nghiệp nước ngoài cùng hàng trăm du khách, người dân và thành viên Câu lạc bộ Vì môi trường Hội An đã cùng tham gia nhặt rác, quét dọn vệ sinh, hưởng ứng chương trình trên các tuyến đường trung tâm phố cổ Hội An. Đây là cách để mỗi người ở Hội An thực hiện một hành động nhỏ, góp phần cho những thay đổi lớn t˜ nhận thức của thế hệ trẻ trong tương lai, ý thức về việc bảo vệ môi trường di sản.
3.2.2. Di tích văn hóa
Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam hiện có hơn 1.400 di tích, riêng trong khu phố cổ Hội An có hơn 1.100 di tích, nhà cổ. Trong đó, di tích là sở hữu tư nhân (chủ yếu là nhà ở và nhà thờ họ) chiếm hơn 84%. Kể t˜ năm 2008 đến nay, bằng nhiều nguồn kinh phí khác nhau, thành phố Hội An được đầu tư hơn 146 tỷ đồng cho việc trùng tu, tôn tạo 255 lượt di tích xuống cấp. Di sản Hội An cơ bản vượt qua giai đoạn cứu nguy khẩn cấp. Đáng chú ý, qua việc thực hiện dự án “Đầu tư tu bổ khẩn cấp các di tích có nguy cơ sụp đổ trong khu phố cổ” của UBND tỉnh Quảng Nam, t˜ nguồn vốn ngân sách nhà nước cùng với nguồn vốn chương trình quốc gia về văn hóa và các đóng góp của người dân (các chủ di tích - nhà ở), t˜ năm 2005 đến nay, đã có gần 100 di tích - nhà ở quần thể kiến trúc Khu phố cổ Hội An được sửa chữa. Nhờ đó, hệ thống nhà cổ này đã vượt qua được giai đoạn nguy cơ khẩn cấp về sự sụp đổ, mất di tích. Hiện nay, các cơ quan chức năng thành phố Hội An tiếp nhận 50 hồ sơ xin phép sửa chữa di tích, trong đó chủ yếu là nhà ở của dân.
Chính quyền địa phương thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam cho biết, những năm qua, phần lớn nguồn thu t˜ bán vé tham quan đều sử dụng trùng tu bảo tồn di tích. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nguồn thu t˜ bán vé tham quan sụt giảm sâu, cần có sự hỗ kinh phí t˜ Trung ương và các nguồn khác để trùng tu, bảo vệ di sản Hội An. Dự án “Kè bảo vệ di sản văn hóa thế giới Hội An” – mục tiêu của dự án là phòng chống bão lụt, đảm bảo an toàn cho các công trình kiến trúc cổ, và phục vụ khách du lịch đô thị cổ Hội An; giảm nhe tác động biến đổi khí hậu đến đời sống sinh hoạt của người dân trong vùng; tăng cường khả năng thích ứng, sống chung với lũ lụt và nước biển dâng; tạo cảnh quan môi trường sinh thái trong khu vực.
Hiện nay, ngoại tr˜ 30% tiền bán vé tham quan dành cho công tác quản lý, 70% còn lại dành cho công tác trùng tu, bảo tồn các giá trị văn hóa di tích. Hội An khác hoàn toàn với các di sản khác, di tích phần lớn của tư nhân. Đô thị cổ Hội An là “di sản sống” có hơn 3000 dân sinh sống trong đó. Làm bất cứ cái gì, thực hiện chính sách nào về bảo tồn phải tính đến đời sống của người dân. Muốn bảo tồn di sản Hội An phải có chung tay của bà con nhân dân, người dân phải đồng tình ủng hộ.
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ VÀ CÁCH PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI HỘI AN
TP.Hội An là đô thị di sản của thế giới, được xác định phát triển theo hướng “sinh thái – văn hóa và du lịch”. Vì vậy 2 yếu tố sinh thái và văn hóa là giá trị cho sự phát triển bền vững của thành phố.
Thực tế là khu phố cổ Hội An bây giờ đã trở thành điểm đến được yêu thích của đông đảo du khách trong nước và quốc tế. Sự phát triển kinh tế “quá nóng” thời du lịch thịnh hành ngay trong lòng di sản đã trở thành nguy cơ “tự đánh mất” của Hội An trong tương lai nếu không kịp điều chỉnh, thiết lập quy củ. Là vùng động lực, tạo sức lan tỏa trong quá trình phát triển du lịch của cả thành phố nhưng cũng t˜ đó đã đặt ra thách thức lớn. Định hướng phát triển thành phố theo hướng v˜a giữ gìn cẩn trọng khu phố cổ v˜a mở rộng liên hoàn các khu đô thị mới, đảm bảo phát huy bản sắc riêng và yếu tố hiện đại bền vững, gần 45 năm qua, đặc biệt là 20 năm kể t˜ khi được UNESCO công nhận khu phố cổ Hội An là di sản văn hóa thế giới (4.12.1999), Đảng bộ và chính quyền thành phố thường xuyên tăng cường công tác quản lý, vận động nhân dân thực hiện bảo vệ nghiêm ngặt quần thể kiến trúc đô thị cổ. Ngoài ra nên đề xuất Hội An có thể làm du lịch dựa vào di sản hành hương. Đó là kết hợp phát triển tuyến du lịch Hội An - Mỹ Sơn và các tuyến lân cận. Đẩy mạnh yếu tố lịch sử, văn hóa trong t˜ng chương trình tour để du khách cảm nhận được nét đep truyền thống dân tộc Việt - cụ thể hơn là nét nhân tình thuần hậu của con người xứ Quảng. Để phát triển được du lịch bền vững thì Hội An nên gắn du lịch vào đời sống cộng đồng. Mỗi khách du lịch khi đến với nơi đây phải được hướng theo phong tục tập quán, văn hóa của phố cổ. Tập trung vào phát triển các làng nghề truyền thống như Mộc Kim Bồng, gốm sứ Thanh Hà, làng rau Trà Quế, r˜ng d˜a Bảy Mẫu…Đa dạng hóa các loại hình du lịch sinh thái, thủ công, v˜a giúp du khách có môi trường trải nghiệm, khám phá, v˜a góp phần tạo kế sinh nhai cho người dân địa phương.
LỜI KẾT
Qua bài tiểu luận về du lịch Hội An. Nhóm chúng tôi, khao khát mang đến cho các bạn về Hội An. Giản dị là thế, nhưng Hội An luôn mang một vẻ đep riêng trong t˜ng góc phố, t˜ng mái nhà và trên những con phố nhỏ. Đến đây, bạn có thể cảm nhận được sự ấm cúng trong t˜ng món ăn, t˜ những nụ cười thân thiện, gần gũi của người dân. T˜ không gian, góc nhỏ ở đây như biết chiều lòng du khách. Rảo bước trên t˜ng con phố nhỏ, bạn như tìm lại chính mình của những ngày xưa cũ, những kỉ niệm đep đẽ của tuổi thơ ở một vùng đất thân thương đến lạ.