Việt Nam hành động

Một phần của tài liệu Mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và xã hội phân tích vấn đề bảo vệ môi trường (Trang 25 - 29)

2. Vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam

2.3. Việt Nam hành động

Trong xu thế hành động của thế giới, Việt Nam cũng có những hành động của mình:

- Từ năm 1981 nhà nước đã cho tập hợp các trường đại học, các viện, thành lập Chương trình Quốc gia về Bảo vệ môi trường.

- Công tác môi trường ở nước ta có 3 giai đoạn: + Từ 1975-1980 : Hồi phục.

+ Từ 1981-1990 : Xử lí môi trường trong phát triển sau chiến tranh. + Từ 1990 đến nay là phát triển môi trường bền vững.

- ở Canada, ta đã trình bày chiến lược quốc gia của mình về bảo vệ môi trường:

+ Bảo vệ các hệ sinh thái, hệ nông nghiệp, thủy sản, rừng. +Bảo vệ độ đa dạng sinh học.

+Khuyến cáo sử dụng năng lượng tiết chế, tiết kiệm. +Bảo đảm chất lượng cuộc sống cho cộng đồng. +Bảo vệ môi trường có liên quan tới toàn cầu.

- Năm 1985 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra chỉ thị Bảo vệ môi trường. -1991- 2000 ta chấp nhận phát triển bền vững ở hội nghị RIO.

-Chương trình quốc gia về phát triển bền vững có nội dung hoạt động theo 5 hướng là :

+ Xây dựng các cơ quan môi trường. Đầu 1992, Bộ Khoa học Công nghệ va Môi trường ra đời.

+ Khuyến cáo phải quan trắc và thông tin bảo vệ môi trường. Thực hiện Monitoring.

+ Xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho ngành và địa phương. + Đánh giá tác động môi trường, tai biến môi trường.

- 7 chương trình hành động: + Quản lí xây dựng.

+ Quản lí tổng hợp lưu vực các sông.

+ Quản lí tổng hợp vùng ven biển, cửa sông. + Bảo vệ vùng đất ngâp nước.

+ Bảo vệ đa dạng sinh học, các vườn quốc gia. + Kiểm soát ô nhiễm và xử lí phế thải.

- Hai chương trình hỗ trợ là: + Giáo dục đào tạo.

+ Quản lí hợp tác quốc tế.

Hiện nay chúng ta đã có bộ Bộ Tài nguyên và Môi trường riêng để quản lý các vấn đề tài nguyên môi trường.

Những hoạt động này đã mang lại một số kết qua ban đầu song cần phải tiếp tục duy trì lâu dài nhằm đạt được chiến lược phát triển bền vững của nước nhà. Thực sự vẫn còn rất nhiều việc phải làm.

PHẦN KẾT

Môi trường thực sự là một vấn đề lớn và cấp bách song việc giải quyết nó lại cần một thời gian dài. Việc giải quyết này sẽ quyết định trực tiếp đến tương lai của loài người chúng ta.

Điều quan trọng ở đây là chúng ta phải nhận thức được một cách đúng đắn mối quan hệ giữa tự nhiên, môi trường và xã hội. Đây là cơ sở đầu tiên cho việc giải quyết những vấn đề môi trường hiện nay.

Sau khi đã nhận thức tốt chúng ta cần biến những nhận thức đó thành hành động thực tế. Việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững là vấn đề toàn cầu điều đó có nghĩa nó là việc của mỗi chúng ta.

Để giải quyết các vấn đề môi trường chúng ta cần có một tư duy dài hạn nhưng hành động ngay từ bây giờ. Đây là một việc khó khăn nhưng chúng ta cần phải làm và làm cho thành công, bởi nều không chúng ta sẽ chết.

Mỗi ngừơi chỉ với những hành động nhỏ bé và thiết thực chúng ta có thể góp phần thay đổi tương lai. Mỗi sáng hãy đi xe đạp tới trường, hãy tắt các thiết bị điện không cần thiết, hãy trồng một chậu hoa, chỉ cần thế thôi.

"... Chẳng cần phải thật thông thái cao siêu chúng ta cũng hiểu được rằng không nên tàn phá thiên nhiên chỉ vì những món lợi trước mắt, bởi chúng ta muốn con cháu chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp hơn trong một thế giới tốt đẹp hơn..."( VTV2)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ GD - ĐT, Giáo trình Triết học Mác - Lênin, 2004, tr 331- 348. 2. Nguyễn Văn Tuyên, Sinh thái và môi trường, 2000, tr 190 - 199. 3. Ngân hàng Thế giới, Báo cáo phát triển thế giới 2003, tr 27.

4. Trần Hữu Dũng, Jared Diamond và vận mệnh các xã hội loài người - Tia sáng số 3/2005, tr 19 - 21.

5. WWF Chương trình ĐôngDương, Việt Nam - Thông tin khái quát, 1999, tr 2, tr 4.

6. WWF, Sự huyền diệu của đất ngập nước, 1999, tr 12 - 13. 7. WWF, Tính đa dạng của sự sống, 1999, tr15.

8. Đặng Huy Huỳnh, Bảo vệ và phát triển lâu bền nguồn tài nguyên động vật rừng Việt Nam, 1997,tr 9, tr 12.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và xã hội phân tích vấn đề bảo vệ môi trường (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w