Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kích thích sinh trưởng và hạn chế bệnh hại ngô của vi khuẩn bacillus bản địa (Trang 26 - 27)

3. Ý nghĩa khoa học vàthực tiễn

1.2.2. Cơ sở thực tiễn

Về nhu cầu dinh dưỡng người dân thường bón lót phân chuồng và thúc các giai đoạn bằng phân hóa học, đó là vấn đề đang rất được quan tâm. Phân hóa học có thành phần dinh dưỡng lớn tác động mạnh vì thế mà kể từ khi ra đời đã chiếm được sự tin tưởng của người dân. Tình trạng lạm dụng phân hóa học ngày nay đã xảy ra rất nhiều mà người dung không biết rằng những hậu quả mà nó đã để lại như làm đất bạc màu, mất độ phì, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người…v.v. Trong những năm gần đây hiện tượng ngộ độc thường xảy ra, đặc biệt là các loại rau do bị tồn dư các chất hóa học đang trở thành mối quan tâm chung cho các nhà hoạch định chính sách. Người quản lý sản xuất và đặc biệt là người tiêu dùng.

Ngô là cây lương thực rất quan trọng, cung cấp nhiều năng lượng, chất dinh dưỡng đối với chúng ta. Ngô có thể chế biến thành nhiều món ăn độc đáo khác nhau như luộc, nấu chè, xôi...v.v.

Mặc dù năng suất ngô tăng nhưng diện tích gieo trồng còn thấp và những năm gần đây không có sự gia tăng, thậm chí còn giảm xuống. Nguyên nhân một phần là do nông dân sản xuất thường mang tính tự phát, không theo mùa vụ và quy hoạch sản xuất, khí hậu khác nghiệt, mưa lạnh kéo dài, hạn hán…làm năng suất cây ngô

giảm xuống, ảnh hưởng đến thu nhập của người dân, vì vậy họ chuyển sang trồng các loại cây khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Bên cạnh đó, do việc quy hoach đô thị nên diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm. Đây cũng là một thực trạng trong việc sản xuất nông nghiệp nói chung và phát triển cây ngô nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kích thích sinh trưởng và hạn chế bệnh hại ngô của vi khuẩn bacillus bản địa (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)