Vật tư trồng rừng và hệ thống vườn ươm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả dự án trồng rừng WB3 tại huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 54 - 116)

Ban chỉ đạo dự án quốc gia

Ban Điều phối dự án Trung ương

Chi nhánh cấp tỉnh

Ban thực hiện dự án huyện BQLDA tỉnh Nhóm đánh giá kỹ thuật Ban thư ký VCF NHCS XH Trung ương – Ban thực hiện dự án

(Cung cấp tín dụng)

Ban quản lý VCF

(cho rừng đặc dụng)

Các hộ gia đình tham gia

Nhóm công tác dự án xã Chi nhánh huyên Ban quản lý rừng đặc dụng Chi cục Kiểm lâm Bộ Tài chính

Các ban điều hành dự án ở cấp trung ương và địa phương sẽ được thành lập để đưa ra các chính sách và văn bản hướng dẫn chung, xem xét các kế hoạch hàng năm, và đảm bảo sự phối kết hợp giữa các cơ quan liên quan. Các đơn vị quản lý dự án ở cấp trung ương, cấp tỉnh, huyện, xã có trách nhiệm thực hiện, giám sát và theo dõi hàng ngày hoạt động của dự án.

Cấp trung ương:

- Bộ NN&PTNT: là cơ quan chủ quản về tổng thể dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp.

- Ban điều hành dự án Trung ương (NPSC): Bao gồm lãnh đạo và đại diện các Cục, Vụ của Bộ NN&PTNT, lãnh đạo UBND các tỉnh tham gia dự án, đại diện các bộ ngành liên quan ở Trung ương. Ban điều hành dự án Trung ương có chức năng giúp Bộ trưởng chỉ đạo và hướng dẫn việc thực hiện, quản lý dự án theo đúng mục tiêu, nội dung được ký tại văn kiện dự án và các quy định hiện hành của nhà nước.

- Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp: Trực thuộc Bộ NN&PTNT là chủ đầu tư các hợp phần 1, 2 và 4.

- Tổng cục lâm nghiệp: là chủ đầu tư hợp phần 3.

- Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH): Là chủ đầu tư nguồn vốn tín dụng cho vay lại thuộc hợp phần 2.

- Ban Điều phối dự án Trung ương (CPCU): được thành lập ở Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp. Ban điều phối trung ương là cơ quan thường trực của Ban điều hành dự án Trung ương, có nhiệm vụ điều phối chung toàn bộ hoạt động của dự án; đồng thời giúp chủ đầu tư (Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp) quản lý, thực hiện các nội dung hoạt động được giao thuộc các hợp phần về Phát triển thể chế (hợp phần 1); hợp phần Trồng rừng sản xuất (hợp phần 2); hợp phần quản lý, giám sát và đánh giá dự án (Hợp phần 4).

Cấp địa phương:

- UBND tỉnh tham gia dự án: Là cơ quan chủ quản đầu tư dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp tại tỉnh.

- Ban điều hành dự án tỉnh: Bao gồm lãnh đạo UBND tỉnh, đại diện các sở, ban ngành liên quan của tỉnh, lãnh đạo UBND các huyện tham gia dự án. Ban điều hành dự án tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Bộ NN&PTNT, các sở, huyện và các cơ quan liên quan khác để hướng dẫn về chính sách, và chỉ đạo việc thực hiện dự án ở tỉnh và xem xét các kế hoạch công tác, kinh phí, báo cáo thực hiện và giám sát do BQLDA tỉnh xây dựng và hỗ trợ các ban này giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án.

- Sở NN&PTNT: là chủ đầu tư những hoạt động của dự án được giao trong phạm vi tỉnh thuộc hợp phần 1, 2 và 4.

- BQLDA tỉnh (PPMU): được thành lập tại Sở NN&PTNT, BQLDA tỉnh là cơ quan thường trực giúp việc Ban điều hành dự án tỉnh, đồng thời giúp chủ đầu tư (sở NN&PTNT) quản lý, thực hiện các hoạt động hợp phần 1, 2 và 4 trên địa bàn tỉnh.

- BQLDA huyện (DPMU): Do chủ dự án của tỉnh quyết định thành lập, BQLDA huyện có chức năng giúp chủ dự án của tỉnh quản lý thực hiện các hoạt động của dự án trên địa bàn huyện.

- Tổ công tác dự án xã (CWG) được thành lập mỗi tổ ở mỗi xã tham gia dự án với các thành viên được lựa chọn, bình bầu trong các cuộc họp thôn bản, bao gồm 5 – 8 người đại diện cho các thôn bản khác nhau. CWG sẽ hỗ trợ và có trách nhiệm trong việc lập kế hoạch có sự tham gia của người dân và tuyên truyền thông tin. Phối hợp, hỗ trợ ban thực hiện dự án huyện trong việc lập kế hoạch, thực hiện và giám sát hoạt động của dự án ở cấp thôn bản và cấp xã.

Các chi nhánh NHCSXH tỉnh sẽ có trách nhiệm cung cấp vốn vay cho các hộ gia đình tham gia dự án thông qua mạng lưới hiện tại của ngân hàng tại địa phương (ví dụ chi nhánh huyện, các nhóm công tác địa phương). PPMU và các cán bộ khuyến nông lâm có thể đưa ra khuyến nghị về các hộ gia đình cho NHCSXH nhưng Ngân hàng cũng sẽ tự tiến hành đánh gia thẩm định để quyết định đối với từng trường hợp cụ thể. Do VBSP sẽ chịu rủi ro về tín dụng, ngân hàng sẽ có quyết định cuối cùng về việc cho vay vốn trên cơ sở Cẩm nang tín dụng chuẩn bị cho dự án này.

Đối với Hợp phần rừng đặc dụng, sau khi các dự án đề nghị được Ban quản lý Quỹ bảo tồn Việt Nam phê duyệt, việc thực hiện hợp phần này ở thực địa sẽ là trách nhiệm của từng ban quản lý rừng đặc dụng trên cơ sở gắn kết với Chi Cục Kiểm lâm với sự hỗ trợ của các nhóm hỗ trợ kỹ thuật khu vực[1].

3.2.5. Qui mô dự án

Giai đoạn I dự án thực hiện từ năm 2005 đến năm 2011, được triển khai ở 120 xã của 21 huyện tại 4 tỉnh miền Trung là: Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Tổng diện tích trồng rừng khoảng 66.000 ha (Hợp phần trồng rừng sản xuất) và 50 khu rừng đặc dụng (Hợp phần quỹ bảo tồn).

Gai đoạn II dự án hoạt động từ năm 2012 đến năm 2015 (kết thúc việc trồng rừng vào năm 2014), hoạt động tại 199 xã của 34 huyện tại 6 tỉnh miền Trung là: Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Nghệ An và Thanh Hóa. Theo kế hoạch dự án sẽ trồng khoảng 70.300 ha[15].

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, sau 10 năm thực hiện (5/2005-3/2015) dự án Phát triển ngành lâm nghiệp - WB3 tỉnh Quảng Ngãi thực hiện trên phạm vi 31 xã, thuộc 5

huyện: Mộ Đức, Mộ Đức, Bình Sơn và 2 huyện miền núi Ba Tơ và Trà Bồng. Dự án đã trồng mới được 13.713 ha/14.000 ha, đạt 98% kế hoạch với 6.836 hộ tham gia. Từ nguồn vốn vay ưu đãi 84,6 tỷ đồng từ chi nhánh NHCSXH thuộc 5 huyện trong vùng dự án, các hộ dân đã đầu tư và sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích, đạt hiệu quả cao.

Huyện Mộ Đức có 4 xã tham gia dự án: Đức Lân, Đức Phú, Đức Chánh, Đức Thắng với mục tiêu trồng khoảng 2.478 ha trên địa bàn huyện nhằm nâng cao đóng góp của ngành lâm nghiệp cho công cuộc xóa đói giảm nghèo ở vùng nông thôn, bảo vệ môi trường và quản lý rừng bền vững.

3.2.6. Kinh phí thực hiện dự án

Tổng mức đầu tư của dự án khoảng hơn 100 triệu USD[20], trong đó:

- Vốn vay của Hiệp hội phát triển quốc tế cho giai đoạn 1 là 42,31 triệu USD và giai đoạn mở rộng là: 30 triệu USD;

- Vốn không hoàn lại của Quỹ môi trường toàn cầu là: 9 triệu USD và các nguồn vốn không hoàn lại của chính phủ Phần Lan, Hà Lan và Ủy ban Châu Âu là: 11,98 triệu USD.

- Nguồn vối đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 6,9 triệu USD.

3.3. Đánh giá kết quả thực hiện dự án trồng rừng WB3 tại huyện Mộ Đức

3.3.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức thực hiện, quản lý dự án

Huyện Mộ Đức là một trong 05 huyện được chọn triển khai thực hiện dự án từ năm 2005. Vì vậy cơ cấu tổ chức bộ máy tuân thủ theo quy định của dự án.

Bộ máy thực hiện dự án tại huyện Mộ Đức gồm :

1) Phó Chủ tịch UBND huyện - Giám đốc BQLDA WB3 huyện. Phụ trách quản lý chung;

2) Trưởng Phòng NN&PTNT huyện - Phó Giám đốc BQLDA WB3 huyện. Phụ trách quản lý chung;

3) Giám đốc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện - Thành viên BQLDA WB3 huyện. Phụ trách lập kế hoạch, triển khai công tác quy hoạch vùng dự án, đo đạc cấp giấy CNQSDĐ... trên địa bàn huyện;

4) Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện - Thành viên BQLDA WB3 huyện. Phụ trách lập kế hoạch, giải ngân vốn vay tín dụng trên địa bàn huyện;

5) Cán bộ giám sát, đánh giá thường xuyên. Phụ trách công tác giám sát, đánh giá trên địa bàn huyện;

6) Cán bộ khuyến lâm thường xuyên. Phụ trách công tác khuyến lâm trên địa bàn huyện;

7) Cán bộ giám sát, đánh giá hiện trường. Phụ trách công tác giám sát, đánh giá tại hiện trường theo đề án khuyến lâm hàng năm trên địa bàn huyện;

8) Cán bộ khuyến lâm hiện trường. Phụ trách công tác khuyến lâm tại hiện trường theo đề án khuyến lâm hang năm trên địa bàn huyện;

9) Kế toán, Văn thư.

Cấp xã thành lập Tổ công tác dự án tại các xã thực hiện dự án, với cơ cấp tổ chức như sau:

1) Phó Chủ tịch UBND xã – Tổ trưởng tổ công tác dự án xã;

2) Cán bộ Địa chính nông nghiệp xã - Thành viên tổ công tác dự án xã. Phụ trách lập kế hoạch, triển khai công tác quy hoạch vùng dự án, đo đạc cấp giấy CNQSDĐ... trên địa bàn xã;

3) Chủ tịch Hội Nông dân xã - Thành viên tổ công tác dự án xã. Phụ trách lập kế hoạch, giải ngân vốn vay tín dụng trên địa bàn xã;

4) Trưởng thôn tại các thôn thực hiện dự án – Thành viên tổ công tác dự án xã. Phụ trách công việc chung tại địa bàn thôn thực hiện dự án.

Ngoài ra, dự án còn thành lập các nhóm nông dân trồng rừng, bầu chọn nhóm trưởng hỗ trợ nhóm trong công tác thiết lập rừng trồng, cập nhật các thông tin dự án và liên kết giữa nông dân trồng rừng và cán bộ thực hiện dự án.

Nhìn chung, về cơ cấu tổ chức bộ máy thực hiện dự án cấp xã, huyện tương đối đầy đủ các thành phần. Có cán bộ quản lý chung, cán bộ quản lý nhà nước phụ trách công tác cấp giấy CNQSDĐ, cán bộ quản lý nhà nước phụ trách công tác giải ngân vốn vay trồng rừng. Bên cạnh đó còn có các cán bộ kỹ thuật hợp đồng phụ trách thực hiện các công việc khác, liên quan đến quản lý, thực hiện và hướng dẫn kỹ thuật cho hộ dân tham gia dự án.

3.3.2. Lập kế hoạch trồng rừng

Dự án trồng rừng WB3 đã đưa ra yêu cầu bắt buộc trước khi trồng rừng là phải lập kế hoạch trồng rừng. Đây là bước thực hiện quan trọng để xác định đối tượng, phạm vi và thời điểm thực hiện các bước trong công tác thiết lập rừng trồng và hạn chế rủi ro khi triển khai dự án trên cơ sở có sự tham gia của người dân để phương thức hoạt động của dự án phù hợp với phong tục, tập quán của địa phương và không chồng chéo với các dự án khác đang triển khai trên địa bàn. Đồng thời qua công tác lập kế hoạch sự đảm bảo thực hiện dự án và quản lý diện tích rừng trồng sau này thông qua sự thừa nhận và đảm bảo của các cấp chính quyền.

Lập kế hoạch trồng rừng trong dự án này gồm có 3 bước chính là: Quy hoạch cảnh quan trồng rừng cấp xã, đo đạc cấp giấy CNQSDĐ, thiết kế trồng rừng.

3.3.2.1. Quy hoạch cảnh quan trồng rừng cấp xã

BQLDA huyện, với sự hỗ trợ của Tổ công tác xã sẽ tiến hành quy hoạch cảnh quan cấp xã thông qua đơn vị tư vấn. Mục tiêu của hoạt động quy hoạch cảnh quan cấp xã là:

- Xác định diện tích phù hợp để thiết lập và phát triển trồng rừng sản xuất, đặc biệt là rừng trồng hộ gia đình đảm bảo tính năng suất và khả năng thu lợi của rừng trồng.

- Đảm bảo tính tuân thủ các hướng dẫn về môi trường và xã hội của dự án đã được thiết kế nhằm trách hoặc giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường và tối đa hóa lợi ích cho cộng đồng.

- Tăng cường nhận thức cho cộng động địa phương và sự tham gia của họ vào phát triển lâm nghiệp, bảo vệ môi trường và quản lý sử dụng đất.

Với việc quy hoạch từ ban đầu của dự án đã xác định diện tích phù hợp để thiết lập và phát triển trồng rừng sản xuất đồng thời đảm bảo tính tuân thủ các hướng dẫn về môi trường và xã hội của dự án. BQLDA huyện phối hợp cùng đơn vị tư vấn đã hoàn thành quy hoạch cảnh quan cho 4 xã vùng dự án đạt 100% kế hoạch, làm cơ sở cho việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ của dự án. Tổng diện tích quy hoạch cảnh quan cấp xã cho dự án là 2.478,4 ha trên 4.677,1 ha tổng diện tích đất rừng của 4 xã tham gia dự án. Số liệu được thể hiện tại bảng 3.5.

Bảng 3.5. Kết quả quy hoạch cảnh quan trồng rừng cấp xã

Tổng diện tích đất lâm nghiệp

(ha)

Diện tích quy hoạch cảnh quan Số thôn tham gia dự án Kế hoạch (ha) Thực hiện (ha) Đạt (%) Đức Lân 1.009,2 677,5 677,5 100% 4 Đức Phú 2.850,4 1.238,6 1.238,6 100% 5 Đức Chánh 512,9 399,2 399,2 100% 5 Đức Thắng 304,6 163,1 163,1 100% 3 Tổng 4.677,1 2.478,4 2.478,4 100% 17

“Nguồn: Báo cáo tổng kết dự án năm 2015, BQLDA WB3 huyện Mộ Đức”

Qua đó cùng với sự hướng dẫn của cán bộ dự án và chính quyền các cấp hộ dân sẽ tự nguyện đăng ký tham gia trên cơ sở năng lực và lao động hiện có của gia đình.

3.3.2.2. Công tác đo đạc và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Sau khi quy hoạch cảnh quan trồng rừng cấp xã đã được hoàn chỉnh và danh sách các nông dân tham gia dự án đã được sàng lọc và chốt lại, BQLDA huyện sẽ chia diện

tích trồng rừng trong toàn huyện thành 2 nhóm: (i) nhóm gồm những diện tích đã có giấy CNQSDĐ, và (ii) nhóm chưa có giấy CNQSDĐ. Phòng đăng ký quyền sử dụng đất của huyện sẽ chuẩn bị đề án kỹ thuật để điều tra đất và lập bản đồ để cấp CNQSDĐ cho những diện tích chưa được cấp sổ đỏ này.

Đo đạc, cấp giấy CNQSDĐ rừng trồng nhằm mục đích đảm bảo sự thừa nhận về quyền sử dụng đất của chủ rừng với các cấp chính quyền (nhà nước). Được tuân thủ theo các quy định của nhà nước và dự án. Diện tích đo đạc, cấp giấy CNQSDĐ được rà soát, sàng lọc theo 3 tiêu chí kỹ thuật, xã hội và môi trường, nghĩa là diện tích đó nằm trong vùng quy hoạch cảnh quan trồng rừng cấp xã, không xảy ra tranh chấp giữa các cá nhân với cá nhân, cá nhân với tổ chức... Công tác đo đạc được thực hiện chi tiết đến từng lô rừng trồng, quá trình đo đạc tại hiện trường có sự tham gia của đơn vị tư vấn đo đạc, cán bộ dự án, chính quyền địa phương và hộ nông dân được giao đất. Ranh giới lô đất được xác định rõ ràng, không có sự tranh chấp và được cắm mốc ranh giới.

Bảng 3.6. Kết quả cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ trồng rừng dự án WB3 huyện Mộ Đức

Đơn vị tính: ha

Năm Tổng

Đức Lân Đức Phú Đức Chánh Đức Thắng 2005 35,87 134,4

Chưa tham gia dự án

170,27 2006 241,4 35,15 276,55 2007 71,62 35,57 107,19 2008 50,13 22,88 44,27 20,21 137,49 2009 6,6 18,06 69,75 31,99 126,40 2010 59,64 69,28 58,35 15,69 202,96 2011 8,75 94,12 14,77 22,34 139,98 2012 37,74 56,88 18,36 16,69 129,67 2013 27,17 64,44 12,26 0 103,87 2014 30,61 63,97 8,81 0 103,39 Tổng 569,53 594,75 226,57 106,92 1.497,77

Từ bảng 3.6 ta thấy, sau 10 năm thực hiện dự án trên địa bàn huyện Mộ Đức đã cấp giấy CNQSDĐ được 1.497,77 ha rừng trồng cho 530 hộ, chiếm 60,43% diện tích quy hoạch cảnh quan và chiếm 32,02% diện tích đất lâm nghiệp 4 xã tham gia dự án. Đây là tỷ lệ rất lớn trong công tác cấp giấy CNQSDĐ trồng rừng sản xuất cho hộ dân tham gia dự. Bên cạnh đó, 100% diện tích thực hiện đo mới đất đai để tham gia dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả dự án trồng rừng WB3 tại huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 54 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)