ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng giao đất, giao rừng đến sinh kế của người dân xã hồng thượng, huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 43)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.1.1. Đối tượng nghiên cứu:

Công tác giao đất, giao rừng và sinh kế của người dân sử dụng đất tại xã Hồng Thượng.

2.1.1.2. Đối tượng khảo sát:

- Bộ máy quản lý và công tác quản lý đất đai nói chung và giao đất, giao rừng nói riêng, cụ thể trong lĩnh vực giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng tự nhiên.

- Người sử dụng giao đất, giao rừng tại địa phương.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

2.1.2.1. Phạm vi không gian: xã Hồng Thượng, huyện A Lưới

2.1.2.2. Phạm vi thời gian: Đề tài thu thập số liệu trong giai đoạn 2014 – 2018.

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Đặc điểm điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Hồng Thượng; - Thực trạng công tác giao đất, giao rừng của xã giai đoạn 2014-2018;

- Sinh kế cho người dân khi công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư tại địa bàn xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2014-2018.

- Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý đất đai, nâng cao được đời sống của người dân sử dụng đất lâm nghiệp và quản lý có hiệu quả đất rừng tự nhiên tại địa phương.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:

Thu thập tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan nhà nước, các phòng, ban trong huyện và tại UBND xã Hồng Thượng...

Thu thập tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan nhà nước, các phòng, ban trong huyện, các thư viện, trung tâm phát triển quý đất của huyện... Một số tài liệu cần thu thập: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện A lưới, về công tác giao đất, giao

33

rừngsản xuất và giao rừng tự nhiên, tình hình quản lý và sử dụng đất, niên giám thống kê của huyện, báo cáo QHSDĐ, KHSDĐ của huyện và xã; trong đó nghiên cứu tình hình phân bố dân cư, lao động trên địa bàn xã Hồng Thượng, huyện A Lưới là chủ yếu, hệ thống các bảng biểu thống kê, kiểm kê đất đai, các nghiên cứu trước đây đã được công bố liên quan đến đề tài và các văn bản pháp luật có liên quan đến tình hình giao đất, giao rừng và công tác quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn xã.

2.3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:

- Phỏng vấn: Phát phiếu khảo sát chuẩn bị sẵn theo nguyên tắc ngẫu nhiên tại 07 thôn. Số phiều khảo sát là 30 (mỗi thôn 03 phiếu, 04 thôn có số lượng đất, rừng được giao lớn thì phỏng vấn 04 đến 6 phiếu).

- Phỏng vấn bán cấu trúc gồm: người dân, già làng, cán bộ thôn, công chức Địa chính cấp xã, Phòng TNMT và Hạt kiểm lâm huyện A Lưới.

- Khảo sát thực địa tại 07 thôn.

Lựa chọn xã khảo sát: xã Hồng Thượng, huyện A Lưới có 07 thôn. Tất cả các

thôn đều được lựa chọn để khảo sát với các tiêu chí: (i) Các thôn phải được triển khai công tác giao đất lâm nghiệp, đất tự nhiên và (ii) là địa bàn cư trú chính người dân xã Hồng Thượng, huyện A Lưới. Do đó, đề tài thực hiện khảo sát trên 07 thôn trên địa bàn xã Hồng Thượng, không khảo sát các xã khác.

Bảng 2.1. Một số thông tin cơ bản đã được giao GCNQSDĐ cho các thôn

STT Địa bàn Diện tích đất tự nhiên (ha) Diện tích đất Lâm nghiệp (ha) Dân số Hộ Khẩu 1 A Xáp 109.7 83.6 80 141 2 A Đên 75.9 51.7 89 170 3 Cân Sâm 79.6 58.6 119 240 4 Ky Ré 49.17 36.74 160 281 5 Cân Tôm 77.1 69.6 96 167 6 Cân Te 60.2 46.6 83 170 7 Hợp Thượng 62.9 46.8 132 244 Tổng 514.6 394 759 2827

nh 2.1. Một số thông tin cơ bản đã được giao GCNQSDĐ cho các thôn

Lựa chọn mẫu khảo sát: Việc chọn mẫu (hộ gia đình) được tiến hành theo

nguyên tắc ngẫu nhiên. Chọn 30 mẫu để khảo sát.

Bảng 2.2. Cơ cấu mẫu khảo sát

Cơ cấu mẫu Số lượng mẫu

Tổng 30 Theo thôn A Xáp 06 A Đên 05 Cân Sâm 06 Ky Ré 03 Cân Tôm 04 Cân Te 03 Hợp Thượng 03 Tổng 30 Theo dân tộc Kinh 01 Pa cô 25 Cơ Tu 4 Tổng 30 Theo giới tính Nam 30 Nữ 0 Tổng 30 Theo độ tuổi Từ 26- 35 10 Từ 36-45 15

35

Cơ cấu mẫu Số lượng mẫu

Từ 46-55 02 Trên 55 3 Tổng 30 Theo trình độ học vấn Mù chữ 3 Tiểu học 4 THCS 11 THPT 6 TC, CĐ, ĐH 6 Sau ĐH 0 Tổng 30 Theo tình trạng kinh tế hộ Nghèo 4 Cận nghèo 4 Trung bình 15 Khá 7 Tổng 30

nh 2.3. Cơ cấu theo thôn, dân tộc và độ tuổi

- Phỏng vấn bán cấu trúc

Đề tài đã thực hiện được 30 cuộc phỏng vấn bán cấu trúc, với các nhóm đối tượng khác nhau, gồm: người dân, già làng, cán bộ thôn, cán bộ quản lý đất đai, chính quyền địa phương cấp xã và đại diện một số cơ quan trên địa bàn.

Quan sát thực địa

Phương pháp nghiên cứu này rất bổ ích cho đề tài khi mà đối tượng được khảo sát đa số là người DTTS, còn ngại giao tiếp với người bên ngoài, khả năng diễn đạt còn nhiều hạn chế, do không biết hoặc hạn chế tiếng phổ thông và tỷ lệ người không biết chữ còn ít. Hộ người DTTS hầu như không có hộ giàu, chỉ ở mức sống khá trở suống. Do vậy, quan sát đã giúp ích rất nhiều trong việc thu thập, bổ sung và kiểm tra thông tin.

2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu

2.3.2.1. Phương pháp thống kê, tổng hợp: Thống kê, tổng hợp số liệu, tài liệu, các kết quả theo phiếu khảo sát và xử lý bằng phần mềm Excel,... Các thông tin từ phỏng vấn, phỏng vấn bán cấu trúc, quan sát thực địa, được tổng hợp và phân tích theo chủ đề, phù hợp với nội dung của đề tài.

2.3.2.2. Phương pháp so sánh

- So sánh trước và sau khi giao đất: so sánh diện tích đất khi Nhà nước chưa giao khoán cho các nhóm hộ đất trồng rừng và sau khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng đã giao cho các nhóm hộ, hộ dân trên địa bàn toàn xã ảnh hưởng đến sinh kế của người dân.

- So sánh theo chuẩn sinh kế của người dân: so sánh mức sống trước khi chưa được giao đất rừng so với mức sống tại thời điểm điều tra, thu thập số liệu thứ cấp.

- So sánh với các khu vực khác: mức thu nhập bình quần của các hộ dân tại địa bàn được điều tra so với mức sống của người người dân xã khác trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

37

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ HỒNG THƯỢNG, HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hồng Thượng là một xã miền núi, vùng cao của huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đại đa số là người dân tộc thiểu số Pa Cô, Cơ Tu…sinh sống, điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn. Người dân trong xã đại đa số bám đất, bám rừng để phát triển kinh tế - Xã hội nên còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề phát triển kinh tế của hộ gia đình cá nhân sau này. Hồng Thượng cách trung tâm huyện 6km, cách thành phố Huế khoảng 63 km và về phía Nam của huyện A Lưới, nằm trên trục đường Hồ Chí Minh đi qua.

- Độ cao nhà nước VN – 2000, kinh tuyến trục 107 + Kinh độ phía Tây 1070 13’ 56”

+ Kinh độ phía Đông 1070 17’ 41” + Vĩ độ phía Nam 160 08’ 10” + Vĩ độ phía Bắc 160 14’ 17” Toạ độ trung tâm vùng hành chính + Kinh độ 1070 15’ 47”

+ Vĩ độ 160 11’ 03”

- Phía Bắc giáp với xã Sơn Thuỷ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phía Đông Bắc giáp với xã Phú Vinh, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phía Đông Nam giáp với xã Hương Phong, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phía Tây giáp với xã Hồng Thái, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phía Nam giáp với nước CHDCND Lào.

Thực hiện Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành; trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Hồng Thượng đã có những chuyển biến tích cực, dần đi vào nền nếp, việc sử dụng đất đai ngày càng hiệu quả, phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của xã. Tuy nhiên, qua báo cáo của UBND xã và phản ánh của người dân tình hình quản lý, sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất trên địa bàn xã rất chậm, thiếu đồng bộ; việc kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền của chính quyền địa phương còn chưa nghiêm, còn để xảy ra tình trạng san lấp mặt bằng, chuyển mục đích, chuyển quyền sử dụng đất không đúng đối tượng, xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp đặc biệt là dọc các trục đường giao thông, khu vực ven đường Hồ Chí Minh chưa được phát hiện, xử lý kịp thời.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Xã thuộc vùng núi cao và trung bình có độ cao từ 680m – 1.150m, bị chia cắt mạnh bởi hệ thống khe suối, xen giữa các vùng núi cao, đèo dốc, có các vùng đất bằng tạo thành các thung lũng với diện tích rừng khá lớn.

Hồng Thượng là một xã vùng cao, với địa hình nhiều đồi núi, xen kẽ với các thung lũng. Phần lớn đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã phân bố trên độ dốc từ 100 đến 20 0. Với độ dốc tương đối lớn, lượng mưa nhiều và tập trung, cây trồng chủ yếu là cây keo, cây sắn, lúa nương, người dân tại địa phương không áp dụng các biện

39

pháp bảo vệ và nâng cao sức sản xuất của đất vậy nên phần lớn diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại xã có nguy cơ bị xói mòn và thoái hoá đất.

3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết và thủy văn

Hồng Thượng là xã thuộc khu vực tiểu khí hậu, có lượng mưa bình quân cao nhất, nhiệt độ bình quân thấp, nhiệt độ giữa ngày và đêm biến động tương đối lớn.

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm 20.9 0C – 22.9 0C, nhiệt độ biến đổi theo mùa:

- Mùa khô từ tháng 01 đến tháng 4 hoặc 5, nhiệt độ trung bình tháng mùa khô từ 17.4 0C đến 22.8 0C có khi trên 22.8 0C đồng thời chịu ảnh hưởng gió Lào thổi qua nên gây khô hạn. (Ở A Lưới không có sự phân biệt rõ rang giữa mùa mưa và mùa khô

mà chỉ có mùa mưa và mùa mưa ít).

- Chế độ mưa ẩm: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 hoặc 6 đến tháng 12, nhiệt độ trung bình từ 17.3 0C – 25.1 0C có khi xuống dưới 17.3 0C ảnh hưởng gieo trồng và chăn nuôi.

- Giai đoạn mưa từ tháng 04 đến tháng 08: ghi nhận xuất hiện những cơn mưa giông và mưa rào với cường độ mưa lớn, hơn 45% sự kiện mưa là cơn mưa to và rất to; 40% sự kiện mưa vừa. Tổng lượng mưa trong giai đoạn này là xấp xĩ 1000mm.

- Giai đoạn mưa từ tháng 09 đến tháng 12: đây là mùa mưa chính trong năm, với tổng lượng mưa ghi nhận được vào khoảng 4269.3 mm. Trong giai đoạn này, gần 80 % sự kiện mưa là những cơn mưa nhỏ và mưa vừa kéo dài trong nhiều ngày, chỉ 20 % sự kiện mưa là những cơn mưa to và rất to.

*Nguồn nước,thủy văn

Trên địa bàn xã xã Hồng Thượng có một con sông A Sáp chạy qua với chiều dài gần 25 km chạy dọc theo núi phía Bắc qua đất Lào, và có các khe lớn nhỏ như: khe Phô với chiều dài hơn 10 km, khe Cân Tôm với chiều dài hơn 15 km dòng chảy trải qua 03 thôn A Đên, A Sáp, và Cân Tôm.

3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

- Tài nguyên đất:

Đất nông nghiệp: Diện tích 3.520,74 ha, chiếm 87,32% tổng diện tích tự nhiên, được sử dụng vào sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Đất phi nông nghiệp: Diện tích 509,24ha, chiếm 12,63% bao gồm đất ở, đất chuyên dùng, đất tôn giáo-tín ngưỡng, đất nghĩa trang nghĩa địa và sông suối, mặt nước chuyên dùng.

Đất chưa sử dụng: Toàn xã còn 1,64 ha đất chưa sử dụng, chiếm 0,04% diện tích tự nhiên, chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng phân bố ở những vùng ít có điều kiện thuận lợi về tưới và giao thông đi lại khó khăn.

Đặc điểm thổ nhưỡng: Đất đai, thổ nhưỡng trên địa bàn xã Hồng Thượng khá đa dạng, một số nhóm đất chiếm diện tích lớn bao gồm: 1) Nhóm đất feralit đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs), chiếm 63% diện tích ; 2) Nhóm đất feralit vàng trên đá cát (Fc), chiếm 28%; 3) Các nhóm đất khác, chiếm diện tích 9%.

- Tài nguyên nước:

Nguồn nước mặt: Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt dân cư trên địa bàn xã Hồng Thượng là hệ thống các sông và mạng lưới các khe suối. Trong phạm vi xã Hồng Thượng có các sông chính là sông A Sáp, khe Phô, Pi Đang và khe Cân Tôm...

Nguồn nước ngầm: Mực nước ngầm của các khu vực trong xã khá cao. Qua khảo sát thực tế cho thấy các giếng đào của dân cho thấy mực nước ngầm có ở độ sâu từ 4 m trở lên.

- Tài nguyên rừng:

Xã Hồng Thượng, huyện A Lưới có diện tích đất lâm nghiệp lớn 3.245,92 ha, trong đó diện tích đất rừng sản xuất có 2.254,71 ha, đất rừng phòng hộ 991,21 ha, rừng đặc dụng 0 ha; đất rừng tự nhiên là 2.263,69ha, đất rừng trồng là 721,87 ha. Tỷ lệ che phủ rừng năm 2018 đạt 100%. Trữ lượng gỗ khoảng 6-7 triệu m3, với nhiều loại gỗ qúy như mun, vàng tâm, dổi, tùng... và nhiều loại lâm sản khác như tre, nứa, luồng, lồ ô, mây... Động vật rừng đa dạng và có một số loài như sao la, chồn hương, mang, nai...thuộc nhóm động vật quý hiếm cần được bảo vệ.

- Tài nguyên khoáng sản:

Trên địa bàn xã Hồng Thượng tài nguyên khoáng sản khá phong phú, trữ lượng lớn có thể khai thác theo quy mô công nghiệp, trong đó đáng kể nhất là các mỏ đá xây dựng, vàng v.v.

- Tài nguyên du lịch:

Hồng Thượng là vùng núi cao mang trong mình nhiều cảnh đẹp thiên nhiên hoang sơ nhưng kỳ vỹ. Thác tại khe Phô, lòng hồ Thủy điện A Lưới là một thắng cảnh khá nổi tiếng nằm trên địa hai xã; thuộc địa bàn xã Hồng Thượng và xã Hồng Thái nhưng chưa được khai thác du lịch, do chưa được thu hút các nhà đầu tư. Cách trung tâm huyện 07 km là những cánh rừng nguyên sinh và lòng hồ rộng rất cuốn hút khách tư phương xa đến thăm quan tại xã. Đây là khu rừng nguyên sinh còn khá nguyên vẹn tai khe Phô, với diện tích khoảng 1.000 ha kéo dài từ khe phô đên Pi Ây thuộc địa bàn

41

xã Hồng Thượng, xã Hồng Thái và nước Lào với nhiều thác cao, vực sâu, rất hấp dẫn đối với loại hình du lịch sinh thái và dành cho những người yêu thích phiêu lưu, mạo hiểm “Nguồn: Ủy ban nhân dân xã Hồng Thượng, 2019”.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế chung

* Về trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng đến cuối năm 2019 là 152,05 ha, tăng 2,7 ha so với năm 2015, đạt 105,19% so với chỉ tiêu nghị quyết đề ra (nghị quyết 135 ha). Trong đó: lúa nước 61 ha (2 vụ), lúa cạn 1,7 ha, ngô 8,4 ha, sắn 28 ha, khoai các loại 10 ha; rau đậu các loại 32,4 ha; Tổng sản lượng lương thực có hạt bình quân hằng năm đạt 415,85 tấn, tăng 102,15 tấn so với nhiệm kỳ trước, đạt 104% so với chỉ tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng giao đất, giao rừng đến sinh kế của người dân xã hồng thượng, huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)