Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng Dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng thị trấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng thị trấn na hang lên thị xã na hang giai đoạn 2016 2018 (Trang 31)

3 .Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

2.2.2. Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng Dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng thị trấn

tng th trn Na Hang lên th xã Na Hang

a) Giới thiệu chung về dự án

b) Về quy trình thực hiện thu hồi đất tại dự án nghiên cứu c) Đánh giá công tác bồi thường khi thu hồi đất

d) Đánh giá công tác hỗ trợ khi thu hồi đất e) Đánh giá công tác tái định cư khi thu hồi đất

2.2.3. Ý kiến ca người dân v công tác bi thường gii phóng mt bng

2.2.4. Đánh giá thun li, khó khăn và đề xut gii pháp nhm thc hin tt công tác bi thường gii phóng mt bng khi thc hin d án công tác bi thường gii phóng mt bng khi thc hin d án

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2. 3.1. Phương pháp thu thp s liu

- Nguồn số liệu thứ cấp: Thu thập tư liệu, số liệu từ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện, Chi cục Thống kê huyện, Ủy ban nhân dân thị trấn Na Hang, Ban Quản lý công trình xây dựng huyện Na Hang.

- Phương pháp điều tra: Điều tra phỏng vấn thông qua phiếu điều tra đã được tác giả chuẩn bị sẵn

- Nguồn số liệu sơ cấp:

Xác định sốđơn vị mẫu cần chọn

Theo Slovin (1984), cỡ mẫu được xác định theo công thức sau: n = N/(1 + N*e2)

Trong đó:

N: các hộ đủ điều kiện nhận bồi thường, hỗ trợ cán bộ e: sai số cho phép (thường lấy bằng 0,05)

Do vậy, tác giả tiến hành điều tra phỏng vấn 80 hộ gia đình, cá nhân, được xác định trên cơ sở phân loại theo diện tích thu hồi ở khu vực thực hiện giải phóng mặt bằng. Số hộ có diện tích thu hồi trên 200m2: 60 hộ, số hộ có diện tích thu hồi ít hơn 200m2: 20 hộ.

2.3.2. Phương pháp đối chiếu văn bn Lut, Nghđịnh 2.3.3. Phương pháp thng kê, x lý s liu 2.3.3. Phương pháp thng kê, x lý s liu

Số liệu điều tra ngoại nghiệp tổng hợp và thể hiện bằng hệ thống bảng biểu, sơ đồ, và phân tích, so sánh, nhận xét qua hệ thống thông tin đó. Sử dụng phần mềm Excel để hỗ trợ tổng hợp số liệu.

2.3.4. Phương pháp chuyên gia

Học tập, tham khảo ý kiến các chuyên gia, các nhà quản lý có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực quản lí đất đai, quy hoạch và công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, dựa trên cơ sở đó vận dụng hiệu quả linh hoạt và chọn lọc vào các nội dung nghiên cứu của đề tài.

2.3.5 Phương pháp tham kho, kế tha các tài liu có sn có liên quan đến

đề tài

Dựa vào tài liệu nghiên cứu, các đề tài khoa học của các nhà khoa học có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị trấn Na Hang

3.1.1. Điu kin t nhiên

- Vị trí địa lý: Thị trấn Na Hang là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của toàn huyện có diện tích tự nhiên là 4.699,63 ha, cách thành phố Tuyên Quang 110 km về phía Bắc, vị trí địa lý được xác định như sau:

+ Phía Bắc giáp xã Khâu Tinh, huyện Na Hang; + Phía Nam giáp xã Thanh Tương, huyện Na Hang; + Phía Đông giáp xã Sơn Phú, huyện Na Hang; + Phía Tây giáp xã Năng Khả, huyện Na Hang.

Hình 3.1. Sơđồ hành chính huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang

dần độ cao theo hướng Bắc – Nam. Được nằm kẹp giữa 2 vòng cung núi sông Gâm và vòng cung núi Ngân Sơn.

Các nguồn tài nguyên

- Tài nguyên đất: Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất tỉnh Tuyên Quang tỷ lệ 1/100.000, thị trấn Na Hang có 3 nhóm đất với 5 loại đất khác, bao gồm: Nhóm đất phù sa, Nhóm đất dốc tụ, Nhóm đất vàng

Tài nguyên nước:

- Nguồn nước mặt: Nước mặt trên địa bàn thị trấn chủ yếu được khai thác từ hai nguồn chính là sông Gâm và hồ thủy điện Tuyên Quang để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

- Nguồn nước ngầm: Về cơ bản, nguồn nước ngầm trên địa bàn thị trấn có chất lượng khá tốt, đảm bảo đủ số lượng phục vụ cho sinh hoạt của người dân.

Tài nguyên rừng: Theo số liệu thống kê đất đai năm 2016 diện tích đất lâm nghiệp của thị trấn là 3.156,43 ha, chiếm 67,16% diện tích tự nhiên. Trong đó:

- Rừng sản xuất 1.459,02 ha, chiếm 46,22% diện tích đất lâm nghiệp. - Rừng phòng hộ 1.697,41 ha, chiếm 53,78% diện tích đất lâm nghiệp. Đất rừng có tỷ lệ thảm thực vật tự nhiên, rừng trồng khá cao và nguồn đa dạng sinh học tương đối phong phú. Chủ yếu là rừng cây lá rộng và rừng hỗn giao cây lá rộng và tre nứa với cấu trúc 4-5 tầng. Trong đó có 2-3 tầng cây gỗ với nhiều loại gỗ quý như Táu, Trai, Sến, Lát, Lim, Chò chỉ, Xăng lẻ,...

3.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi

3.1.2.1. Điều kiện về kinh tế:

Dưới sự lãnh đạo sát sao của Ủy ban nhân dân thị trấn, nhân dân các dân tộc thị trấn Na Hang và cộng đồng doanh nghiệp đã nỗ lực phấn đấu tăng gia sản xuất phát triển kinh tế, trong những năm qua kinh tế của thị trấn Na Hang ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ổn định; các chỉ tiêu phát triển kinh tế

đạt và vượt kế hoạch giao, kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu cụ thể như sau:

- Cơ cấu các ngành kinh tế: Công nghiệp xây dựng đạt 32,9%; Dịch vụ 34,7%; nông, lâm nghiệp và thủy sản 32,4%.

- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 1.736,1 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010);

- Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng thực hiện năm 2016 đạt 1.882,5 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010);

- Thu nhập bình quân đầu người đạt 26,8 triệu đồng/người/năm.

Bảng 3.1: Giá trị sản xuất trên địa bàn thị trấn Na Hang giai đoạn 2017 - 2019

TT CHỈ TIÊU Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Tổng giá trị sản xuất (giá cố định năm 2010) 365 100,00 560,4 100,00 650,65 100,00 1 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 165,4 36,80 173,61 32,40 194,44 29,88 2 Công nghiệp, xây dựng 113,5 35,80 188,25 32,90 225,90 34,72 3 Thương mại, dịch vụ 86,86 27,40 198,54 34,70 230,30 35,40

(Nguồn: UBND thị trấn Na Hang)

trọng của ngành tiểu thủ công nghiệp – công nghiệp và ngành thương mại - dịch vụ. Ngành nông nghiệp năm 2019 giảm so với 2016 là 7,08 %, ngành công nghiệp – xây dựng giảm nhẹ là 1,08%, ngành thương mại và dịch vụ tăng nhiều so với năm 2018 là 8%. Tuy nhiên do thị trấn Na Hang là một thị trấn miền núi lại có diện tích đất nông nghiệp lớn và người dân chủ yếu là lao động nông nghiệp nên cơ cấu ngành nông nghiệp giảm chậm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng tăng dần tỷ trọng các ngành tiểu thủ công nghiệp – công nghiệp và các ngành thương mại – dịch vụ, giảm dần ngành nông - lâm nghiệp và thủy sản. Sản xuất nông - nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung.

3.1.2.2. Điều kiện về xã hội:

Dân số: Tổng dân số trên địa bàn toàn thị trấn là 2.075 hộ với 7.157 nhân khẩu; trong đó số hộ sản xuất nông nghiệp là 912 hộ.

Chất lượng dân số ngày càng được cải thiện, đây là kết quả của công tác giáo dục và chăm sóc sức khoẻ, số học sinh đến trường ngày càng tăng, chất lượng giáo dục ngày càng phát triển, tỷ lệ huy động trẻ 03 đến 05 tuổi đến lớp đạt 99% .

Bảng 3.2: Hiện trạng dân số, lao động thị trấn Na Hang năm 2018

STT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng

1 Tổng số hộ Hộ 2.075

2 Tổng số khẩu Người 7.157

3 Hộ sản xuất nông nghiệp Hộ 912

(Nguồn: UBND thị trấn Na Hang )

* Dân tộc: Dân tộc sinh sống trên địa bàn gồm 13 dân tộc: dân tộc Tày, dân tộc Dao, dân tộc Kinh, dân tộc Mông, dân tộc Hoa, dân tộc Cao Lan, dân tộc Nùng, dân tộc Sán Dìu, dân tộc Thái, dân tộc Ngái, dân tộc Thổ, dân tộc Sán Chỉ, dân tộc Mường.

* Hệ thống giao thông

lộ 2C và đường Quốc lộ 279 được trải nhựa. Các tuyến đường cụ thể như sau: - Đường Quốc lộ 2C trên địa bàn thị trấn có chiều dài 5,5 km, rộng 8 m được trải nhựa;

- Đường Quốc lộ 279 trên địa bàn thị trấn có chiều dài 10 km, rộng 8 m được trải nhựa;

- Tuyến đường thị trấn Na Hang đi Năng Khả với chiều dài 4 km, rộng 8 m được trải nhựa;

- Tuyến đường trong khu tái định cư Hang Khào với chiều dài 4 km, rộng 5 m được trải nhựa;

- Tuyến đường từ Bản Luộc-Thanh Tương với chiều dài 5 km, rộng 8 m là đường nhựa.

Các tuyến đường chính trong nội thị của thị trấn thường xuyên được đầu tư nâng cấp, tu sửa đảm bảo thông suốt, dịch vụ vận tải đang được phát triển khá nhanh. Trong những năm qua, đã mở rộng được các tuyến đường: Gốc Sấu - Hang Khào, Thị trấn - Thanh Tương. Với phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm đã bê tông hóa được đường giao thông liên tổ.

- Đường thuỷ: Tuyến đường thuỷ trên địa bàn thị trấn chủ yếu là hồ thủy điện Tuyên Quang, đây là tuyến giao thông chủ yếu nối thị trấn với các xã thuộc khu A và khu C của huyện Na Hang.

* Giáo dục: Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân thị trấn thường xuyên chăm lo xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học, không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học. Tỷ lệ học sinh các cấp tốt nghiệp đều đạt 98% trở lên.

* Y tế:

Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, vệ sinh phòng dịch luôn luôn được thực hiện khá tốt. Thị trấn thường xuyên tổ chức tốt công tác tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm cho các cháu, phổ biến kiến thức về bảo vệ sức khoẻ cho người dân, làm tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình. Tổ chức

khám, chữa bệnh và cấp thuốc cho người nghèo, tỷ lệ các cháu trong độ tuổi và phụ nữ có thai được tiêm các loại vac xin phòng bệnh. Các chỉ tiêu về 10 chuẩn quốc gia cơ bản đã đạt. Làm tốt công tác vệ sinh môi trường, không để bệnh dịch xảy ra. Thị trấn có 1 bệnh viện cấp huyện, 01 trạm y tế và các cơ sở vật chất khác.

* Bưu chính viễn thông:

- Ngành bưu chính viễn thông của thị trấn khá phát triển. Tỷ lệ số hộ sử dụng điện thoại tăng nhanh, từ 24% năm 2000 lên 80% năm 2016 đạt 70 máy/100 người dân, đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt trong mọi tình huống.

- Bên cạnh đó, hệ thống thư từ, sách báo và các phương tiện truyền thông khác như đài, tivi trên địa bàn thị trấn khá phổ biến, hầu hết các hộ gia đình đều có đài hoặc ti vi. Người dân được tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài qua các phương tiện truyền thông dân trí dần được nâng cao.

* Năng lượng: Trên địa bàn thị trấn đã có 100% số hộ được sử dụng điện lưới Quốc gia, đặc biệt khi công trình thuỷ điện Tuyên Quang hoàn thành, nguồn điện cung cấp cho thị trấn được tăng cường, đảm bảo được nhu cầu sử dụng điện cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân cũng như các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn.

3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của thị trấn Na Hang, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang

3.2.1. Hin trng s dng đất

Hiện trạng sử dụng đất năm 2019, diện tích đất tự nhiên của thị trấn Na Hang là 4.699,63 ha, trong đó:

+ Đất nông nghiệp 3.341,22 ha, chiếm 71,10% diện tích đất tự nhiên; + Đất phi nông nghiệp 1.344,95 ha, chiếm 28,62% diện tích đất tự nhiên; + Đất chưa sử dụng 13,46 ha, chiếm 0,29% diện tích đất tự nhiên.

Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng đất thị trấn Na Hang năm 2019 STT CHỈ TIÊU Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính (1+2+3) 4.699,63 100 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 3.350,77 71,30 1.1 Đất sn xut nông nghip SXN 189,1 4,02 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 153,52 3,27 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 67,94 1,45 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 85,58 1,82 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 35,58 0,76 1.2 Đất lâm nghip LNP 3.159,95 67,24 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1.459,02 31,05 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1..700,93 36,19 1.3 Đất nuôi trng thu sn NTS 1,35 0,03 1.4 Đất làm mui LMU 1.5 Đất nông nghip khác NKH 0,37 0,01

2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 1.334,57 28,40

2.1 Đất ở OCT 42,93 0,91

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 42,93 0,91

2.2 Đất chuyên dùng CDG 1.184,3 25,20 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 83,14 1,77 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 0,91 0,02 2.2.3 Đất an ninh CAN 1,99 0,04 2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 8,92 0,19 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh PNN CSK 298,8 6,36 2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 790,54 16,82 2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 0,17 0,00 2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ NTD 6,44 0,14 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 100,73 2,14

3.2.2. Tình hình qun lý và s dng đất ti th trn Na Hang

a) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó

Công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Luật Đất đai 2013 và chỉ đạo thực hiện các văn bản dưới Luật, các Thông tư, Chỉ thị của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc triển khai thi hành Luật Đất đai tới toàn thể nhân dân đã được thực hiện tốt trên địa bàn thị trấn. Nhìn chung, các văn bản đã được ban hành kịp thời và hướng dẫn tổ chức thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của thị trấn, tạo ra hành lang pháp lý cho việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến công tác quản lý sử dụng đất trên địa bàn thị trấn được thuận lợi.

b) Khảo sát, đo đạc, lập bản đồđịa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất

Thị trấn Na Hang đã có bản đồ địa chính đất lâm nghiệp 672, hiện đang tiến hành đo đạc lập bản đồ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai tại thị trấn Na Hang.

Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, về thời gian định kỳ 5 năm trên phạm vi toàn thị trấn. Thực hiện tổng kiểm kê đất đai năm 2014, thị trấn Na Hang đã lập được bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp thị trấn và cho 100% số đơn vị hành chính cấp xã.

Về bản đồ quy hoạch sử dụng đất đã được thực hiện theo cùng kỳ quy hoạch cấp huyện.

Thực hiện Chỉ thị 364/HĐBT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) và Nghị định số 14/2006/NĐ-CP ngày 25/01/2006 của Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, thị trấn thuộc thị trấn Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Thị trấn Na Hang đã hoàn thành việc xác định ranh giới hành chính. Các tuyến ranh giới ở 2 cấp đều được xác định, thống nhất rõ ràng bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc các điểm mốc giới và được chuyển vẽ lên bản đồ địa hình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng thị trấn na hang lên thị xã na hang giai đoạn 2016 2018 (Trang 31)