Một số vấn đề về thừa kế quyền sử dụng đất tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa giai đoạn 2017 2019 (Trang 26 - 27)

Theo nghiên cứu của Tưởng Duy Lượng (2010), về một số vấn đề về thừa kế

quyền sử dụng đất tại Việt Nam như sau: Đất đai là tài nguyên của quốc gia, là một loại tài sản đặc biệt, có ý nghĩa kinh tế chính trị, xã hội, nó liên quan đến mọi người, mọi cơ quan, tổ chức, được nhà nước hết sức quan tâm. Do đó, nó có một chế độ

pháp lý riêng biệt. Có lẽ không có loại tài sản nào gắn với mọi người, mọi nhà nhưng lại chỉ có một chủ thểđược quyền sở hữu đó là Nhà nước, còn người sử dụng đất, tuy không phải là chủ sở hữu nhưng lại có 10 quyền tương tự như các quyền của một chủ

sở hữu tài sản và đương nhiên vì không phải chủ sở hữu nên người sử dụng loại tài sản đặc biệt này có những hạn chế nhất định.

Việc Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định điều kiện được thừa kế quyền sử

dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản, cũng nhưđất cấp cho hộ gia đình không được đem phân chia theo pháp luật thừa kế khi có thành viên chết là không có ý nghĩa thực tế, không phù hợp với tâm lý, tập quán của nhân dân cho nên giá trị thi hành trên thực tế rất hạn chế. Đó là chưa kể quy định ở Điều 740

đã tạo ra sự bất hợp lý mới: cũng là con cháu trong gia đình, có người được hưởng thừa kế, có người không được hưởng, mà người không được hưởng đôi khi lại chính là người đang làm nghĩa vụ với nhà nước, ví dụ như lúc mở thừa kế họđang tại ngũ

nên không "có điều kiện trực tiếp sử dụng đất đúng mục đích" thì có chia thừa kế

quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản cho họ

không? hoặc giải thích thế nào về cụm từ "có điều kiện trực tiếp sử dụng đất đúng mục đích"? phải chăng người được thừa kế quyền sử dụng đất phải trực tiếp cày,

cuốc trên mảnh đất thì mới coi là có điều kiện trực tiếp sử dụng đất đúng mục đích? Thực ra, quy định này đã không khuyến khích việc tích tụ, tập trung đất để sản xuất trên quy mô lớn, không khuyến khích người dân tích cực đầu tư, cải tạo đất… Nhận rõ những hạn chế trên, khi soạn thảo, ban hành Luật Đất đai năm 2003, vấn đề thừa kế quyền sử dụng đất đã có sự thay đổi rất lớn, Luật Đất đai thực sự coi quyền sử

dụng đất như một loại tài sản, mặt khác đã thể hiện rõ quyền được hưởng thừa kế

quyền sử dụng đất của người Việt Nam định cưở nước ngoài.

Bộ luật Dân sự năm 2005 không còn có sự phân biệt việc thừa kế quyền sử

dụng đất của cá nhân và hộ gia đình. Theo Bộ luật Dân sự năm 2005 thì đất cấp cho hộ gia đình cũng là đối tượng của việc để lại thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật; và cũng không còn sự phân biệt giữa các loại đất ở, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm và nuôi trồng thủy sản. Hay nói cách khác là không đặt ra điều kiện khác nhau trong việc thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản với đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng. Đây là một quy định hoàn toàn hợp lý, phù hợp với thực tiễn cuộc sống và là một thuận lợi cho các Toà án khi giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2006).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa giai đoạn 2017 2019 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)