Khuyến khích phát triển quy mô và hiệu quảđầu tư trong nước.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển kinh tế tư bản nhà nước ở Việt Nam (Trang 27 - 30)

II. Nâng cao trìnhđộ quản lý Nhà nước vấn đề quyết định của sự phát triển tư bản Nhà nước đúng hướng

2. Khuyến khích phát triển quy mô và hiệu quảđầu tư trong nước.

Các nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế (nguồn nhà nước, doanh nghiệp, dân cư) cũng như hệ số ICOR trong hoạt động đầu tưđều có quan hệđến việc phát huy nội lực từng thời kỳ. Muốn tăng trưởng cao và bền vững, phải bảo đảm được hiệu quảđầu tư, nghĩa là giữđược hệ số ICOR hợp lý.

Vấn đềđầu tư trong nước không chỉ là vấn đề số lượng vốn đầu tư, mà còn thể hiện quan điểm của bộ máy quản lýđối với mọi nguồn lực dân tộc, đối với quan hệđối tác với nước ngoài (mối quan hệđầu tư nước ngoài với đầu tư trong nước).

Nhìn lại đầu tư trong nước năm 1991 đến 2000 thấy rõ, nhờđường lối kinh tế nhiều thành phần, vốn đầu tư trong nước tăng nhanh trong thời kỳ 1991 - 1998, nhưng sau đó giảm, nhất là thành phố Hồ Chí Minh năm 1999 giảm 20,2% đầu tư trong nước.

Đến nay, có thểđưa ra một số nhận xét vềđầu tư trong nước trong những năm qua.

- Nguồn vốn đầu tư trong nước ngày càng được đa dạng hóa, bao gồm từ vốn ngân sách Nhà nước, từ doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và dân cư, từ vốn huy động trái phiếu công trình, từ vốn cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.

- Về cơ cấu đầu tư trong nước có thay đổi; tỷ trọng vốn đầu tư của Nhà nước giảm (nhưng khối lượng vốn tăng), còn tỷ trọng nguồn vốn ngoài Nhà nước tăng. Theo Bộ Tài chính, trong 5 năm (1991 - 1995), tỷ trọng nguồn vốn Nhà nước (bao gồm ngân sách, tín dụng Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước đầu tư) chiếm 36,1% tổng đầu tư trong nước, còn nguồn vốn ngoài Nhà nước đầu tư chiếm 37,7%.

- Hình thức đầu tư cũng có biến đổi, đã có các dựán theo hình thức: Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), Hợp đồng xây dựng - chuyển giao kinh doanh (BOT), Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) cả trong và ngoài nước.

- Xu hướng sử dụng vốn đầu tưđang nghiêng về thương mại, dịch vụ những lĩnh vực có lợi nhuận cao thu hồi vốn nhanh.

- Hạn chế vềĐTTN hiện nay (cũng giống nhưĐTNN) là thu hút vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư.

Hai mặt đó có nguyên nhân về môi trường đầu tư kém hấp dẫn và quản lý Nhà nước (cũng là nguyên nhân của suy giảm ĐTNN).

Tỷ trọng của nguồn vốn các thành phần ngoài Nhà nước trong ĐTTN tăng lên là hợp quy luật. Trong đóđầu tư vào khu vực kinh tế TBNN sẽ là một xu hướng theo tài liệu Tổng cục Thống kê vào mấy năm phát triển cao nhất, Nhà nước hợp tác với các thành phần kinh tế khác trong nước (cổ phần hóa doanh nghiệp và liên doanh) tăng lên: 25 tỷđồng (1994), 46 tỷ (1995), 100 tỷ (1996). Cùng thời gian tương ứng Nhà nước liên doanh với nước ngoài là 58.562 tỷ (1994), 78,783 tỷ (1995), 100.975 tỷ (1996).

Rõ ràng là vốn đầu tư trong khu vực kinh tế Tư bản Nhà nước không ngừng tăng là xu hướng tất yếu. Xu hướng này gây ra lo ngại cho một số người sợ xuất hiện sự chệch hướng về kinh tế, nhưng lại không nhận ra vai tròđịnh hướng bằng kinh tế thông qua phát triển kinh tế tư bản Nhà nước.

Rõ ràng, khi bộ máy quản lý chưa tin vào các doanh nghiệp trong nước (ngoài quốc doanh) thì chắc chắn họ không thể tin cậy Nhà nước thật sự, chưa yên tâm phấn khởi phát triển kinh tế. Ngay cả những quy định pháp luậtđã cóthì người ta cũng không hy vọng cơ quan Nhà nước nghiêm chỉnh thực hiện. Đó là nguyên nhân chủ yếu của tình trạng giảm đầu tư trong nước, giảm lòng tin đối với bộ máy quản lý. Môi trường đầu tư trong nước kém đến mức những người có vốn muốn đàng hoàng làm ăn theo pháp luật, muốn đóng góp cho đất nước cũng nản lòng. Trái lại, môi trường đó là "cơ hội làm ăn" béo bở cho một số người xấu ở doanh nghiệp vàở cơ quan quản lý Nhà nước.

Hiện nay đã có Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) và Nghịđịnh 07 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật này, nên đã cải thiện về môi trường pháp lý. Nhưng còn quan trọng hơn là phân bổ vốn đầu tư và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư sao cho vừa có lợi cho nhàđầu tư, vừa có lợi cho tăng trưởng nền kinh tế.

Để làm được điều đó, vấn đề then chốt không phải chỉ là thiếu vốn, lao động công nghệ, tài nguyên, mà là phải biết kết hợp các yếu tốđó lại sao cho có hiệu quả . Sự kết hợp ấy ở cấp vĩ mô là quy hoạch hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, biết tận dụng mọi nguồn lực (vốn, tiềm năng) của các thành phần kinh tế. Ở cấp cơ sở doanh nghiệp là xây dựng cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp phù hợp với thị trường đang biến đổi nhanh. Các giải pháp trong lĩnh vực này phải nhằm vào:

- Xây dựng chiến lược kinh tế - xã hội hợp lý, làm căn cứ cho xác định phương hướng đầu tư. Sớm khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải vàđầu tư kiểu "phong trào" ở các địa phương chồng chéo nhau.

- Nâng cao vị thế của doanh nghiệp Việt Nam. Do đó cần có biện pháp kinh tế kích thích quá trình tích tụ vốn, mở rộng quy mô, tăng nhanh tiềm lực, chất lượng sản phẩm và trình độ quản lý. Trong điều kiện ngân sách Nhà nước eo hẹp thì không nên vội vàng "hái quá xanh" như kiểu thuế thu nhập đối với khu vực kinh tế nông thôn vừa qua. Phát huy nội lực hiện nay phải coi trọng thúc đẩy hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển.

- Nhà nước chủđộng trong việc bồi dưỡng, đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp tư nhân, nhất là bồi dưỡng nâng cao trình độ các giảm đốc với chi phíít.

Các giải pháp quản lý vĩ mô về tăng nhanh quy mô và hiệu quảđầu tư trong nước sẽđược hình thành đầy đủ khi có sự thống nhất giữa Luật đầu tư nước ngoài với luật đầu tư trong nước.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển kinh tế tư bản nhà nước ở Việt Nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w