L ỜI CẢM ƠN
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậutương nghiên
nghiên cứu
Bảng 3.6. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương
Giống Tổng số quả chắc/cây (quả) P1000 hạt (g) Năng suất/cây (g)
Năng suất/ha (tạ/ha)
DTDH 04 28,17b 168,75defg 4,87h 16,06h DTDH 08 23,16cd 166,67efg 5,28gh 17,41gh DTDH 10 24,75bcd 156,67g 5,72fg 18,87fg 13 – 7 38,83a 183,08bcde 6,89c 22,74c DT84 22,83de 179,75cdef 6,63cde 21,89cde DT26 21,58de 184,17bcd 6,81cd 22,47cd DT31 28,00bd 198,25ab 7,54ab 24,86ab DT51 21,33de 200,83a 7,59a 25,03a DT22 23,42bcd 165,92fg 6,16ef 20,32ef DTPT 01 22,92de 155,50g 6,29de 20,76de DT30 21,25de 194,25abc 7,03bc 23,18bc DT2008(đ/c) 18,17e 162,58g 6,21ef 20,49ef
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái ở mũ giống nhau thể hiện sự
Năng suất của một loại cây trồng chịu sự chi phối của các yếu tốnhư: Đặc tính di truyền, điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật. Năng suất cây đậu tương được hình thành từ nhiều yếu tốnhư: số quả chắc/cây, P1000 hạt...
Về tổng số quả chắc trên cây: Nhìn chung đa số giống thí nghiệm có số quả chắc
trên cây cao hơn đối chứng có ý nghĩa (trừ các giống: DT84, DT51, DT26, DTPT 01, DT30). Giống có số quả chắc trên cây cao nhất là giống 13-7 (38,83 quả).
Về trọng lượng ngàn hạt (P1000 hạt): Kết quả theo dõi cho thấy, P1000 hạt cao nhất là giống DT51 (200,83 g), trong khi đó P1000 hạt của đối chứng DT2008 (162,58 g) chỉ
cao hơn giống DTDH10 (156,67 g) và DTPT01 (155,50 g).P1000 hạt càng cao chứng tỏ
giống đó có tiềm năng năng suất cao, có khảnăng thâm canh đểtăng năng suất.
Vềnăng suất/cây: các giống đậu tương có năng suất/cây giao động 4,87 - 7,59 g. Giống có năng suất/cây cao nhất là giống DT51 là 7,59 g; Các giống có năng suất/cây thấp hơn đối chứng là: DT22, DTDH10, DTDH08, DTDH04. Trong đó thấp nhất là DTDH04 với 4,87 g.
Về năng suất/ha: Qua bảng 3.6. ta thấy, giống có năng suất cao nhất là giống DT51 (25,03 tạ/ha), tiếp theo là giống các giống DT31 (24,86tạ/ha), giống DT30 (23,18 tạ/ha), giống 13-7 (22,74 tạ/ha); các giống này có năng suất cao hơn đối chứng có ý nghĩa. Các giống còn lại có năng suất tương đương và thấp hơn đối chứng, giống
có năng suất thấp nhất là giống DTDH 04 (16,06 tạ/ha).
Để chọn được giống có khảnăng chịu hạn, có tiềm năng năng suất cao thì ngoài việc đánh giá khảnăng chịu hạn thống qua đặc điểm bộ rễ thì việc đánh giá năng suất của các giống có vai trò quan trong. Trong thí nghiệm này có 2 giống DT51 và DT31 có tiềm năng năng suất cao nên được xem xét trong các thí nghiệm tiếp theo.