Yếu tố người sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an giai đoạn 2015 2019 (Trang 55 - 62)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.3.3. Yếu tố người sử dụng đất

Yếu tố người sử dụng đất là một trong những yếu tố khá quan trọng và thường mang tính tự phát nên hàm chứa không bền vững. Đầu tiên, người sử dụng đất yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất do mình quản lý là do yêu cầu của cá nhân, tiếp đến là do yêu cầu của bên ngoài.

Bảng 3.12. Tình hình xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân tại huyện Tân Kỳ, giai đoạn 2015 - 2019

ĐVT: ha TT Tên xã, thị trấn 2015 2016 2017 2018 2019 1 Thị trấn 0,3 0,12 0,07 2 Kỳ Sơn 0,1 0,10 0,13 0,16 3 Tân Hương 0,26 0,15 0,06 4 Nghĩa Hành 0,25 0,20 0,20 5 Phú Sơn 0,14 0,48 0,50 0,20 6 Tiên Kỳ 0,11 0,26 0,70 0,30 7 Đồng Văn 0,17 0,85 0,02 0,05 8 Nghĩa Phúc 0,33 0,12 0,32 9 Tân An 0,25 0,32 0,90 0,45 10 Tân Long 0,22 0,13 11 Nghĩa Hoàn 0,12 0,15 0,36 12 Tân Phú 0,85 0,25 0,82 0,25 0,55 13 Nghĩa Thái 0,34 0,36 0,3 0,33 0,42 14 Nghĩa Đồng 0,1 0,25 0,32 15 Nghĩa Dũng 0,01 0,26 0,36 0,22 16 Nghĩa Bình 0,25 0,03 0,57 17 Nghĩa Hợp 0,42 0,26 0,50 0,06 18 Kỳ Tân 0,32 0,35 0,14 0,20 0,26 19 Tân Xuân 0,24 0,11 0,22 0,13 20 Tân Hợp 0,21 0,36 0,01 0,11 21 Giai Xuân 0,18 0,42 0,23 0,48 0,63 22 Hương Sơn 0,31 0,42 0,26 0,12 TỔNG 5,85 5,92 6,25 9,37 10,26

Qua bảng số liệu 3.12 ta thấy: Vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ năm 2015 - 2019 có xu hướng tăng. Từ 5,85 ha lên 10,26 ha năm 2019. Hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều có diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi. Diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng đất diễn ra chủ yếu ở các xã, thị trấn trung tâm như: Thị trấn Tân Kỳ, xã Tân An, xã Giai Xuân, xã Nghĩa Bình. Một số xã không thuận lợi cho việc đầu tư phát triển nên việc chuyển đổi diễn ra còn hạn chế như: xã Hương Sơn, Nghĩa Hành, Tân Hợp, Nghĩa Đồng, Tân Long, …

Tuy nhiên, diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng đất không hoàn toàn diễn ra theo quy luật trên. Vì tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện, chính sách của nhà nước, quỹ đất của địa phương nên mức chuyển đổi sử dụng đất sẽ thay đổi.

Cùng với sự phát triển của quá trình đô thị hóa và một số nguyên nhân khác thì diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Kỳ ngày càng thu hẹp lại, nguyên nhân không chỉ do diện tích đất bị thu hồi để phục vụ các công trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện mà còn do nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân ngày càng tăng. Điều đó được thể hiện qua bảng 3.12.

Qua bảng 3.12 ta thấy: Các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp nêu trên của các hộ gia đình, cá nhân đều có nhu cầu chuyển sang đất ở, cụ thể: Đất trồng cây hàng năm khác chuyển mục đích nhiều nhất 62,30%; Đất trồng cây lâu năm chuyển 45,6% sang đất ở; Đất đất nuôi trồng thủy sản 25,50%; cuối cùng là đất trồng lúa chuyển ít nhất 15,70%. Lý do các hộ gia đình, cá nhân xin chuyển mục đích chủ yếu là để xây dựng nhà, chia đất cho con và tách thửa để chuyển nhượng đất.

Đánh giá sựảnh hưởng của chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp tới đời

sống kinh tế - xã hội của hộ gia đình, cá nhân:

Như chúng ta đã biết, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân. Do vậy, để đánh giá một cách chính xác sự thay đổi trên, học viên đã tiến hành khảo sát thông qua các câu hỏi mang tính định tính. Kết quả cho thấy:

+ Số hộ có thu nhập tăng so với trước khi chuyển mục đích chiếm 35,70%; + Số hộ cho rằng thu nhập không thay đổi (giữ nguyên như cũ) chiếm 55,50%;

+ Số hộ cho rằng thu nhập giảm đi, chiếm 8,80%. Nguyên nhân của kết quả trên là do:

Trên địa bàn huyện Tân Kỳ quá trình đô thị hóa đang diễn ra tương đối sôi động, kéo theo sự phát triển của ngành thương mại - dịch vụ với nhiều loại hình đa dạng, tạo cơ hội cho vấn đề giải quyết việc làm của người dân. Đồng thời, đô thị hóa có ảnh hưởng tích cực tới nhiều lĩnh vực: Cơ sở hạ tầng, dịch vụ,... giúp người dân tiếp cận thị trường dễ dàng hơn. Do vậy, một số hộ gia đình, cá nhân đã biết tận dụng cơ hội đó để sinh sống, tăng cơ hội phát triển của cá nhân cũng như hộ gia đình, làm tăng mức thu nhập của họ. Tuy nhiên, một số hộ gia đình, cá nhân khác do chưa nắm bắt được cơ hội hoặc do không đủ điều kiện nên thu nhập vẫn giữ nguyên như cũ; một số hộ khác thì thu nhập giảm do chưa có những kế hoạch khả quan cũng như gặp rủi ro trong kinh doanh, sản xuất… sau khi bị thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Quá trình đô thị hóa diễn ra giúp cho người dân có nhiều điều kiện hơn, mở ra nhiều cơ hội học tập hơn cho các hộ gia đình, cá nhân. Nhiều công trình, dự án phát triển được thực hiện: Trường học, các khu trung tâm giải trí... giúp cho người dân có cơ hội được tiếp xúc với nền giáo dục cũng như các dịch vụ phục vụ cuộc sống hàng ngày tốt hơn. Điều đó được thể hiện qua bảng 3.13.

Bảng 3.13. Ý kiến các hộđiều tra về mức độ tác động của chuyển mục đích Lĩnh vực Tác động (% ý kiến) Tốt Như cũ Xấu 1. Thu nhập 35,00 53,00 12,00 2. Cơ sở hạ tầng 69,00 80,00 11,00 3. Tiếp cận thị trường 60,00 40,00 0,00 4. Cơ hội học tập 47,00 38,00 15,00 5. Nhà ở 70,00 30,00 0,00 6. Sức khỏe 30,00 48,00 22,00 7. Môi trường 15,00 32,00 53,00

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2019)

Qua bảng 3.13. ta thấy:

Quá trình chuyển mục đích sử dụng đất có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của hộ gia đình, cá nhân. Khi đất đai bị thu hồi, người dân được nhận một khoản tiền đền bù nên giúp cho người dân có một số vốn để đầu tư phát triển cho gia đình cũng như sửa sang lại nhà cửa khang trang, sạch đẹp hơn. Một số hộ khác đã biết tận dụng số tiền đền bù trên để tăng thu nhập cho cá nhân cũng như gia đình họ. Việc thu hồi đất với mục đích để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố giúp cho người dân có điều kiện hơn trong việc chăm sóc bản thân, cải thiện sức khỏe, cụ thể: 30,00% ý kiến cho là tốt.

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực trên thì môi trường đã và đang trở thành một trong những vấn đề được người dân quan tâm và lo ngại nhất sau quá trình chuyển mục đích, điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người dân.

Tình trạng xây dựng khắp nơi và thiếu khâu quản lý đồng bộ là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí trầm trọng… đặc biệt là những khu dân cư, trường học… cơ sở hạ tầng đã đi vào sử dụng nhưng hệ thống cống thoát nước thải chưa được xây dựng theo đúng

đó bị ảnh hưởng nghiêm trọng, một số nơi không thể sản xuất được. Ngoài ra, một số khu công nghiệp khi đi vào hoạt động do không thực hiện đúng tiêu chí về vấn đề mội trường nên ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Theo số liệu điều tra có đến 53,00% ý kiến cho rằng môi trường xấu đi nhiều sau chuyển mục đích.

Tóm lai, quá trình chuyển mục đích sử dụng đất đã tạo nên những chuyển biến tốt hơn cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, đồng thời cũng gây ra một số vấn đề xấu ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân. Do vậy, để có thể phát triển bền vững trong tương lai, cần phát huy tốt những tác động tích cực và hạn chế tối đa những tác động tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

Kế hoạch trong tương lai của các hộ dân có đất chuyển mục đích để

thực hiện dự án:

Để làm rõ hơn nữa về tác động của người sử dụng đất đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, học viên đã tiến hành thăm dò ý kiến của các hộ gia đình, cá nhân về kế hoạch trong tương lai. Kết quả thu được như sau (Bảng 3.14).

Bảng 3.14. Ý kiến của các hộđiều tra về kế hoạch trong tương lai

TT Diễn giải Ý kiến (%)

1 Xây dựng, kiến thiết nhà ở 21,00

2 Vừa sản xuất nông nghiệp vừa KDDV 47,00

3 Bán, cho thuê đất 10,00

4 Sản xuất kinh doanh phi Nông nghiệp 15,00

5 Chưa có dự định gì 7,00

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2019)

Qua bảng 3.14 ta thấy:

+ 21,00% hộ có mong muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây dưng, thiết kế nhà ở, cải thiện nâng cao cơ sở hạ tầng cho chính gia đình mình để phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày; 47,00% hộ muốn vừa tiếp tục sản

xuất nông nghiệp, vừa kinh doanh dịch vụ; Số hộ có ý định chuyển mục đích sử dụng đất để bán, cho thuê đất chiếm 10,00%; Một số hộ có ý định chuyển đổi đổi mục đích sử dụng đất để sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, tuy nhiên do việc chuyển đổi này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Vốn đầu tư, địa điểm, loại hình kinh doanh, nhu cầu người tiêu dùng... đồng thời nó còn phụ thuộc vào năng lực của người chủ kinh doanh. Do vậy, không phải hộ nào cũng có thể chuyển mục đích sang để kinh doanh, buôn bán được nên ý định này chiếm tỷ lệ nhỏ 15,00%. Ngoài ra, do huyện có chính sách cho người dân đăng ký nhu cầu chuyển mục đích sang đất ở nên một số hộ vẫn đăng ký chuyển nhưng chưa định hình được cụ thể chuyển mục đích phục vụ vấn đề nào cụ thể trong tương lai cho chính gia đình mình, tuy nhiên điều đó chỉ chiếm 7,00%.

3.4. Một số nguyên nhân các tồn tại khi bị chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Một số quy hoạch các khu công nghiệp chưa gắn với quy hoạch tái định cư, thiết kế quy hoạch cụ thể về hỗ trợ dạy nghề và việc làm cho người lao động, chưa có chính sách hỗ trợ tận dụng quỹ đất nông nghiệp còn lại chuyển sang ứng dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao để gia tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích, thủ tục về vay vốn ở các địa phương còn quá rườm rà, gây khó khăn, cản trở cho người nông dân khi tiếp cận vốn vay, nhiều hộ nông dân sau thu hồi đất không biết sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ tìm kiếm việc làm ổn định mà chỉ lo làm nhà, mua xe, sắm sửa thiết bị... nên đời sống bấp bênh, nhưng khi xét các tiêu chí lại không thuộc diện hộ nghèo nên không được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi.

Chưa có sự hỗ trợ vốn kịp thời cho hộ chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp; hướng dẫn phương thức sử dụng vốn có được từ chuyển nhượng, đền bù, giải tỏa, phục hồi, phát triển làng nghề thủ công, tổ chức mô hình canh tác nông nghiệp sinh thái và sử dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp; tổ chức liên kết nông dân ít đất thành nhóm sản xuất, tổ hợp tác

sản xuất các nông sản đặc thù… đảm bảo người nông dân và con em họ sinh sống ổn định.

Các chính sách bồi thường, hỗ trợ chưa linh hoạt đối với các trường hợp thu hồi đất;

Giá đất để tính bồi thường do Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành trên cơ sở khung giá các loại đất do Chính phủ quy định thường thấp hơn tới 30-40% mức giá tối đa Chính phủ cho phép, nên chưa "sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường" gây nên tình trạng suy bì, khiếu kiện kéo dài.

Chưa chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục pháp Luật Đất đai thành một cuộc vận động mang tính toàn xã hội, bằng cách huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị; nâng cao nhận thức về pháp luật nói chung trong đó có pháp Luật Đất đai nói riêng.

Chưa thực hiện đầy đủ việc đào tạo nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai ở các cấp, đặc biệt là ở cán bộ địa chính xã, thị trấn để đáp ứng yêu cầu về đổi mới ngành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an giai đoạn 2015 2019 (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)