Xác định các thông số cơ bản của quá trình sấy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thiết kế cải tiến máy sấy cà phê HT 405 (Trang 36 - 37)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.1. Xác định các thông số cơ bản của quá trình sấy

Quá trình sấy là quá trình làm khô các vật thể, các vật liệu, các sản phẩm… bằng phương pháp bay hơi. Như vậy muốn sấy khô một vật ta phải tiến hành các biện pháp kỹ thuật sau:

- Gia nhiệt cho vật để đưa nhiệt độ của nó lên đến nhiệt độ bão hòa ứng với phân áp suất của hơi nước trên bề mặt vật

- Cấp nhiệt để làm bay hơi ẩm trong vật thể

- Vận chuyển hơi ẩm đã thoát ra khỏi vật thể vào môi trường

Ta thấy trong quá trình sấy xảy ra các quá trình trao đổi nhiệt và trao đổi chất, cụ thể là:

- Quá trình truyền nhiệt từ chất tải nhiệt cho vật sấy

- Quá trình truyền ẩm từ trong vật sấy ra ngoài bề mặt vật sấy - Quá trình truyền ẩm từ vật sấy vào môi trường

Các quá trình truyền nhiệt, truyền chất trên xảy ra đồng thời trên vật sấy chúng có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Để khống chế và điều khiển quá trình sấy tiến triển theo hướng có lợi nhất cho người sử dụng ta cần nghiên cứu quá trình truyền nhiệt và truyền chất trong thiết bị sấy [1].

Chọn điều kiện ban đầu:

- Khối lượng cà phê đưa vào sấy: G1 = 8 tấn/mẻ - Độ ẩm của cà phê trước khi sấy: w1 = 70% - Độ ẩm của cà phê sau khi sấy: w2 = 15% - Độ ẩm của không khí ngoài trời: φ0 = 80% - Nhiệt độ của không khí ngoài trời: t = 22oC

- Nhiệt độ của tác nhân sấy trong buồng sấy: t1= 75oC - Nhiệt độ của khí thải t2 = 40oC

- Thời gian sấy t = 12 h

(Chọn sơ bộ theo kết quả khảo sát tại công ty TNHH TM Việt Long)

3.2.1.1. Lượng ẩm cần bốc hơi trong quá trình sấy được xác định theo công thức:

= 8.000. = 5176,47 (kg/mẻ)

3.2.1.2. Lượng ẩm cần bốc hơi trong một giờ là:

= 431,3725 (kg ẩm/giờ)

3.2.1.3. Khối lượng cà phê sau quá trình sấy là:

G2=G1-W = 8.000 – 5176,47 = 2823,53 (kg)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thiết kế cải tiến máy sấy cà phê HT 405 (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)