2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀTHỰC TIỄN
1.4.1. Điều kiện tự nhiên
1.4.1.1. Vị trí địa lý
Khu vực lâm phần rừng trồng nghiên cứu nằm trên các xã: Xuân Lộc, Xuân Bình và Xuân Lâm, thị xã Sông Cầu cách thành phố Tuy Hòa 70 Km về phía Nam theo Quốc lộ IA.
Hình 1.1: Sơ đồ vị trí xã Xuân Lộc, Xuân Bình, Xuân Lâm, thị xã Sông Cầu
Ranh giới:
Bắc giáp: ranh giới tỉnh Bình Định
Nam giáp: Xã Xuân Cảnh, Xuân Phương, Xuân Thọ, Xuân Phú Đông giáp: Xã Xuân Hải, Xuân Hòa, Sông Cầu và Biển đông Tây giáp ranh Huyện Đồng Xuân
Tọa độ địa lý:
Vĩ độ Bắc: từ 13025’6’ đến 13041’47’ Kinh độ Đông: 109006’ 19’ đến 109018’ 48’
1.4.1.2. Địa hình
Địa hình đồi núi, không đồng nhất, cao dần phía Tây và thấp dần phía Đông. Địa hình chia cắt bởi nhiều sông suối nhỏ trong vùng và địa hình dạng núi thấp phân bố ở độ cao từ 200 m đến 500 m. Độ dốc phổ biến từ 150 đến 250
Chủ yếu dạng đồi núi, địa hình phức tạp
Độ cao tuyệt đối: 706 m (đỉnh núi giáp với huyện Đồng Xuân) Độ cao trung bình 350 m
Độ dốc bình quân: 240
1.4.1.3. Đất đai
Trong vùng có các loại đất chính:
Đất đỏ và đất nâu vàng – Feralit (Fa, Fs, Fu): Có ba loại trên địa bàn gồm các loại đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá mẹ Granit, đỏ vàng phát triển trên đá phiến sa thạch sét, đá biến chất và nâu vàng phát triển trên đá Bazan, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, độ dày tầng đất 40 - 45 cm.
Đất xám – Ferris Acrisols: Đất phát triển trên Đá Riolit, diện tích tương đối ít: phân bố chủ yếu trên đỉnh núi đất bạc màu.
Đất phù sa – Dutric Fluvisols: Đất do sản phẩm dốc tụ của Sông, suối tạo thành phân bố dọc theo các sông suối.
Đất thung lũng - Fluvisols: Đất do sản phẩm dốc tụ từ các sườn đồi quanh các thung lũng tạo thành, đất có hàm lượng dinh dưỡng cao, phân bố các thung lũng.
1.4.1.4. Khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu Duyên hải Nam Trung Bộ, chịu ảnh hưởng trực tiếp khí hậu núi thấp ven biển, có 02 mùa trong năm:
Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8; mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12
Nhiệt độ: Nhiệt độ bình quân: 26,30C; Nhiệt độ tối cao: 390C; Nhiệt độ tối thấp: 160C Lượng mưa bình quân/năm: 1.600 đến 1.800 mm
Độ ẩm bình quân: 80%
Các hướng gió chính: Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau. Gió mùa Tây Nam thịnh hành từ tháng 3 đến tháng 8; thời kỳ gió hoạt động mạnh thường gây khô hạn kèm theo nắng nóng.
1.4.1.5. Thuỷ văn
Các sông, suối chính chảy qua trong vùng gồm:
Sông Cầu (Sông Tam Giang): Bắt nguồn từ phía Tây của thị xã, chảy qua các xã trong khu vực. Diện tích lưu vực sông là 167,9 km2. Hướng chảy chính của sông là Tây Bắc – Đông Nam. Đặc điểm chính của sông: Bắt nguồn từ dãy núi cao nên sông có độc dốc lớn, khả năng tập trung nước nhanh, dễ gây ngập úng.
Trong vùng còn có một số suối, hồ đập khác như suối Bà Nam, suối Bà Bông, suối Bình Nin, suối Lùng, suối Ông Kiều và suối tre. Đập đá vải, đập Đá Giăng, hồ Bình Nin.