KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tích lũy các bon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mangium) trên địa bàn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 26)

1. Kết luận

Rừng trồng Keo tai tượng trên địa bàn TP. Thái Nguyên với tổng diện tích 1.669,05 ha. Thống kê theo tuổi thì rừng trồng 3 năm tuổi chiếm tỷ lệ 25,17%, rừng trồng 4 năm tuổi chiếm 26,02%; 5 năm tuổi chiếm 23,5%, 6 năm tuổi chiếm 16,24% và 7 năm tuổi chiếm 9,08%.

Mật độ trung bình rừng trồng Keo tai tượng giảm dần khi tuổi tăng dần (rừng tuổi 3 mật độ 2048 cây/ha – rừng tuổi 7 mật độ 1264 cây/ha). Các chỉ tiêu đường kính thân (D1.3), chiều cao vút ngọn (Hvn), tổng tiết diện ngang lâm phần, trữ lượng bình quân lâm phần tăng dần theo tuổi rừng.

Sinh khối rừng trồng Keo tai tượng tăng dần theo tuổi rừng, sinh khối trung bình của rừng 3 tuổi đạt 24,62 tấn/ha, rừng 4 tuổi đạt 30,93 tấn/ha, rừng 5 tuổi đạt 37,24 tấn/ha, rừng 6 tuổi đạt 42,85 tấn/ha, rừng 7 tuổi đạt 48,46 tấn/ha.

Tổng trữ lượng các bon trong lâm phần rừng trồng Keo tai tượng tăng dần theo tuổi rừng (rừng 3 tuổi đạt 12,31 tấn/ha, rừng 4 tuổi đạt 15,47 tấn/ha, rừng 5 tuổi đạt 18,62 tấn/ha, rừng 6 tuổi đạt 21,43 tấn/ha, rừng 7 tuổi đạt 24,23 tấn/ha). Tỷ lệ trữ lượng các bon tầng cây gỗ phía trên mặt đất lớn nhất, tiếp đến là trữ lượng các bon trong sinh khối dưới mặt đất của tầng cây gỗ, sau đó là tầng thảm mục và cuối cùng là tầng thảm tươi.

Năng lực hấp thụ CO2 của rừng trồng Keo tai tượng giảm dần khi tuổi rừng tăng (rừng 3 tuổi đạt 15,06 tấn CO2 e /ha/năm, rừng 4 tuổi đạt 14,19 tấn CO2 e /ha/năm, rừng 5 tuổi đạt 13,67 tấn CO2 e /ha/năm, rừng 6 tuổi đạt 13,11 tấn CO2 e /ha/năm, rừng 7 tuổi đạt 12,70 tấn CO2 e /ha/năm).

Toàn bộ diện tích rừng trồng Keo tai tượng trên địa bàn TP. Thái Nguyên ước tính hàng năm có thể hấp thụ 23.326,97 tấn CO2 tương đương, trong đó rừng 3 tuổi đóng góp 27,12%; rừng 4 tuổi chiếm 26,42%; rừng 5 tuổi đóng góp 22,98%; rừng 6 tuổi với 15,23% và rừng 7 tuổi tỷ lệ là 8,25%. Ước tính tổng giá trị về hấp thụ CO2 của rừng trồng Keo tai tượng trên địa bàn TP. Thái Nguyên đạt 69.980,88 USD/năm, tương đương với 1.614.458.902,0 VNĐ/năm.

2. Tồn tại

- Do dung lượng mẫu tại mỗi xã còn ít (9 OTC) nên nghiên cứu chưa mang tính thuyết phục cao và chưa đánh giá theo cấp đất, chưa đánh giá được tổng thể khu vực nghiên cứu.

- Đề tài mới chỉ nghiên cứu lượng các bon tích lũy trong sinh khối mà chưa nghiên cứu được lượng các bon tích lũy ở trong đất rừng. Nên chưa đánh giá hết được tổng lượng các bon tích lũy trong lâm phần.

3. Kiến nghị

- Tiếp tục nghiên cứu về sinh khối và lượng các bon tích lũy cho các cấp đất khác nhau, mở rộng nghiên cứu tích lũy các bon trong đất.

- Tiếp tục triển khai nghiên cứu về sinh khối, lượng các bon tích lũy cho ở nhiều địa điểm khác nhau trên phạm vi rộng. Từ đó dễ dàng lựa chọn được đối tượng khi xây dựng các hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng về tích lũy các bon.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tích lũy các bon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mangium) trên địa bàn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(26 trang)