Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng cuộc sống của sinh viên trong kí túc xá (Trang 32 - 34)

• Khu KTX vẫn đang quá trình hoàn thiện xây dựng - đây là nguyên nhân chủ yếu. Được khởi công xây dựng từ tháng 9/2009 song đến nay, toàn bộ khu KTX theo quy hoạch mới chỉ có: 16 dãy nhà 5 tầng, 1 nhà Dịch vụ sinh viên; đường đi nối giữa các KTX và nhà dịch vụ sinh viên được đổ bê tông; có lắp đèn đường nhưng chưa đi vào chiếu sáng (khiến cho việc đi lại vào buổi tối khó khăn); có tường bao quanh bảo vệ; mới chỉ có hai hướng vào chính của khu KTX có lắp cửa cổng (trong khi có ba hướng vào);... Hiện nay khu KTX mới đang trong quá trình hoàn thiện theo thiết kế. Các xe ô tô chở đất thường xuyên đi lại nhưng không phủ bạt khiến cho đất rơi xuống đường đặc biệt vào những hôm trời mưa làm cho đường đi lối lại rất trơn, bẩn và khó đi. Vì vậy, đường đến giảng đường của Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh và Trường Đại học Khoa học, sinh viên phải lội qua bùn đất để đến trường.

• Tòa nhà trung tâm – nơi sẽ là đáp ứng các nhu cầu vui chơi, giải trí cho sinh viên và căn-tin mới làm xong nhưng chưa có nhiều sân chơi cho sinh viên trong khu vực KTX. Bên cạnh đó là khó khăn về đường xá, phương tiện đi lại. Sinh viên ở KTX chủ yếu là sinh viên ngoại tỉnh nên hầu hết không mang phương tiện đi lại, mà chỉ có trường Đại học Nông Lâm là gần KTX đi lại thuận tiện. Còn hầu hết các trường còn lại xa hơn từ 500m đến hơn 1,5km không có xe bus, đường vắng, không có khuôn viên cũng như tường bao nên không an toàn đặc biệt là vào buổi sáng sớm, chiều muộn và buổi tối. Điều này, gây tâm lý không muốn vào sống trong KTX của nhiều bạn sinh viên.

• Các nhu cầu thiết yếu như: điện, nước, chỗ phơi quần áo vẫn còn là vấn đề bức xúc ở khu ký túc xá. Điện, nước thường xuyên bị mất vài giờ, cả ngày ảnh hưởng đến sinh hoạt của sinh viên. Vì một phòng có từ 6- 8 người ở nên có rất nhiều nhu cầu riêng nếu mất điện, nước sẽ làm hoạt sinh chung của mọi người bị đảo lộn. Với diện tích nhỏ hẹp, việc phơi quần áo tưởng là việc nhỏ nhưng cũng gây xích mích đối với những người sống cùng phòng, đặc biệt là phòng của sinh viên nữ. Vấn đề ăn uống cho

tập thì phải có nguồn dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, căng tin không đáp ứng được nhu cầu của sinh viên. Theo phản ánh của sinh viên, giá cả tăng nhanh chóng, đồ ăn không ngon, không đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. Trong tình hình nhà ăn sinh viên chưa đáp ứng được nhu cầu, với nguồn trợ cấp ít ỏi, sinh viên phải ăn ở hàng quán bên ngoài nhưng tình trạng cũng không được cải thiện chỗ sạch sẽ, ngon miệng thì giá cao, chỗ giá rẻ thì vệ sinh an toàn thực phẩm không bảo đảm. Tình trạng sinh viên bị đau bụng, ngộ độc nhẹ diễn ra thường xuyên gây tâm lý hoang mang cho sinh viên.

• Một số những con đường chính dẫn đến khu KTX đầy những ổ gà, thiếu ánh sáng trên đường khi các sinh viên đi học vào những ca buổi tối, bụi mù mịt vào mùa nắng, lầy lội vào mùa mưa, chưa có hệ thống đèn chiếu sáng,... (đặc biệt là trường ĐH Kinh tế và QTKD).

• KTX thiếu không gian cho sinh viên vui chơi sau giờ học như thư viện, sân bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông hoặc cây xanh, ghế đá ... • Mỗi một tầng của một dãy nhà đều có một phòng sinh hoạt chung, song

những phòng sinh hoạt chung đó vẫn chưa được sử dụng hợp lý và hết công suất.

• Vấn đề về mạng internet vẫn còn là một khó khăn: theo nhiều bạn sinh viên phản ánh thì mạng internet rất chậm và hay bị mất mạng.

• Hơn nữa là vấn đề về bệnh viêm da do tiếp xúc. Rất nhiều bạn muốn sống tại KTX nhưng cứ chuyển vào thì lại mắc phải căn bệnh này. Đặc biệt, đây là căn bệnh có thể lây từ người sang người, dù tốn nhiều tiền điều trị nhưng vẫn để lại sẹo và vết thâm ( đặc biệt là sinh viên nữ) không dám vào KTX sống.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng cuộc sống của sinh viên trong kí túc xá (Trang 32 - 34)