3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM
3.2. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ
3.2.1. Về mức độ chi tiết của các đánh giá
Đánh giá tác động tới môi trường của Dự án tuân thủ theo trình tự:
- Xác định và định lượng nguồn gây tác động theo từng hoạt động gây tác động của Dự án.
- Xác định quy mô không gian và thời gian của các đối tượng bị tác động.
- Đánh giá tác động dựa trên quy mô nguồn gây tác động, quy mô không gian, thời gian và tính nhạy cảm của các đối tượng chịu tác động.
Các đánh giá về các tác động của Dự án là khá chi tiết và cụ thể. Cũng chính vì vậy mà trên cơ sở các đánh giá, Dự án đã đề ra được các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó với các sự cố môi trường một cách khả thi.
3.2.2. Về độ tin cậy của các đánh giá
Công cụ và các phương pháp được sử dụng để Đánh giá tác động môi trường, đây là các phương pháp pháp phổ biến nhằm đánh giá đầy đủ, chính xác, khoa học và khách quan
về các tác động có thể xảy ra trong từng giai đoạn, cho từng đối tượng. Độ chính xác và tin cậy của các phương pháp này là rất cao.
Ngoài các phương pháp nêu trên, để có số liệu đối chứng với thực tế, chúng tôi còn tham khảo các số liệu về quan trắc môi trường ở các dự án có quy mô và điều kiện tương tự. Để có được các số liệu chính xác trong quá trình hoạt động của Dự án, Chủ đầu tư phải thực hiện chương trình giám sát môi trường và trên cơ sở đó sẽ điều chỉnh, bổ sung các giải pháp thích hợp để kiểm soát ô nhiễm, hạn chế các tác động môi trường không mong muốn.
CHƯƠNG IV
BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 4.1. ĐỐI VỚI CÁC TÁC ĐỘNG XẤU
4.1.1. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn giải phóng mặt bằng và thi công xây dựng
4.1.1.1. Đề xuất các biện pháp đối với nguồn gây tác động liên quan tới chất thải
a. Xử lý ô nhiễm môi trường không khí
* Đối với bụi phát sinh từ hạng mục san lấp mặt bằng
Các biện pháp sau đây sẽ được thực hiện để hạn chế bụi phát sinh từ các hạng mục san lấp mặt bằng, thi công xây dựng Dự án:
- Làm hàng rào tôn cao 3m bao quanh khu vực dự án để han chế bụi phát tán ra các khu vực xung quanh.
-Các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu san nền phải có các tấm bạt che phủ vật liệu bên trên nhằm hạn chế tối đa các tác động do bụi khuếch tán.
-Tiến hành san ủi vật liệu, đầm nén ngay sau khi được tập kết xuống mặt bằng để giảm tối đa sự khuếch tán vật liệu san nền do tác dụng của gió.
-Áp dụng biện pháp phun ẩm trong quá trình san ủi mặt bằng. Vào những những thời điểm có nắng to và gió cần phun ẩm mỗi ngày ít nhất là 2 lần (8h và 13h). Tiến hành phun nước trên các đoạn đường gần khu công trường, nơi có các xe vận chuyển đất cát, nguyên vật liệu đi qua (đơn vị thi công nên thuê các hộ dân xung quanh đường vận chuyển tới ẩm hàng ngày).
-Dùng vôi bột rắc xuống các ngôi mộ đã bốc để khử trùng cũng như một số khí độc trong quá trình bốc mộ sinh ra và san lấp tạo mặt bằng.
* Đối với bụi phát sinh từ công tác vận chuyển vật liệu ra vào dự án
Trong giai đoạn thi công, khí thải sinh ra do hoạt động của các động cơ bao gồm: CO, NOx, SO2, khói đen, hơi hydrocacbon. Mức độ ô nhiễm phụ thuộc vào chất lượng đường giao thông, chủng loại xe và chế độ hoạt động của động cơ. Các giải pháp chủ yếu để giảm thiểu các tác động này là:
-Yêu cầu các nhà thầu xây dựng cũng như các nhà thầu phụ liên quan khác không sử dụng các loại phương tiện không đạt tiêu chuẩn đăng kiểm (TCVN 5947-1996) đối với các phương tiện vận tải đường bộ và phải thường xuyên giám sát các yêu cầu này;
-Bố trí thời gian vận chuyển của các phương tiện hợp lý để giảm thiểu lượng khí thải. Giám sát chặt chẽ các hoạt động của các nhà thầu, thực hiện các biện pháp phụ trợ như phun nước tại các đoạn đường dễ phát sinh bụi, đặc biệt là các khu vực gần khu dân cư, các vị trí xây dựng, nơi tập kết vật liệu và các đoạn đường cắt ngang qua khu dân cư (đặc biệt trong mùa đông);
- Thường xuyên bảo dưỡng các loại xe và thiết bị xây dựng để giảm tối đa lượng khí thải ra;
-Sử dụng nhiên liệu đúng với thiết kế của các động cơ
-Không được chở quá trọng tải qui định;
-Trang bị các thiết bị an toàn lao động cá nhân cho công nhân như mũ, mặt nạ, quần áo bảo hộ lao động…
b. Đối với nguồn ô nhiễm nước thải
Giai đoạn thi công xây dựng có khối lượng công việc lớn, thời gian kéo dài (06 năm), lực lượng thi công tập trung tại công trường tùy theo đặc thù công việc và được bố trí ở nhà tạm cấp 4 ngay tại công trường cùng với các công trình đảm bảo sinh hoạt như: Nhà bếp tập thể, nhà vệ sinh, nhà tắm. Lượng nước thải sinh hoạt hàng ngày ước khoảng 8,0 m3/ng.đ, nồng độ các chất hữu cơ dễ phân hủy cao nên phải được thu gom xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường.
Nhà vệ sinh được thiết kế có bể xử lý tự hoại (3 ngăn), nguyên tắc hoạt động của bể là lắng cặn và phân hủy chất cặn lắng trong điều kiện yếm khí, hiệu quả xử lý chất lơ lững, BOD5 đạt 65 -70%, sau đó mới thải ra mương thoát nước chung của thành phố (trên Đại lộ V.I. Lênin) bằng ống PVC. * Tính toán thể tích Bể tự hoại: - Thể tích bể tự hoại: W = W1 + W2 + W1: Thể tích phần lắng nước của bể (m3). + W2: Thể tích phần chứa bùn (m3). - Thể tích phần lắng: Wl = a × N × T (m3) Trong đó:
a - Tiêu chuẩn thải nước (m3/người/ng.đ) (lấy a = 0.085 ) N - Số người (N= 100 người)
T - Thời gian lưu tại bể (1- 3 ngày) - Thể tích phần chứa bùn: W2 = b × N (m3) Trong đó:
b - Tiêu chuẩn ngăn chứa bùn (m3/người) (chọn b= 0,05) N- Số người (N= 100 người)
Thay vào ta được:
W = (0,085 x 100 x 2) + (0,05 x 100) = 22 (m3) - Thể tích ngăn thứ nhất N1 = 50%W = 11 (m3)
- Thể tích ngăn thứ 2 và thứ 3 N2 + N3 = 50%N1 = 6,5 (m3)
Như vậy, trong giai đoạn xây dựng dự án sẽ xây dựng 1 bể tự hoại có thể tích chọn bằng W = 25m3 để xử lý.
c. Đối với nguồn ô nhiễm chất thải rắn
- Chất thải rắn xây dựng: Như gạch, đá, sành sứ (từ quá trình bốc mồ mả đã cải táng) cùng với đất đá, cát sỏi, gạch vỡ, bê tông... cùng với lượng đất khi đào tầng hầm của các tòa nhà (chung cư, khách sạn, siêu thị) sẽ được vận chuyển đi đổ thải tại bãi thải xây dựng tại xã Nghi Kim (theo quy hoạch bãi thải chất thải xây dựng của thành phố);
- Đối với chất thải rắn là kim loại, nhựa, giấy, bao bì được thu gom, phân loại bán phế liệu. Phần không sử dụng được đổ thải cùng với rác thải sinh hoạt tại nơi quy định;
- Đối với rác thải sinh hoạt: Rác thải của công nhân phải được gom vào các thùng đựng có nắp đậy đặt tại nơi quy đinh (Bố trí 2 thùng rác tại khu vực lán trại của công nhân), cuối ngày được tập kết vào thùng rác lớn để Công ty môi trường đô thị thành phố Vinh vận chuyển tới bãi xử lý rác Nghi Yên để xử lý.
- Đối với chất thải nguy hại từ hoạt động xây dựng: Do khu vực công trường gần trung tâm thành phố, nên không bố trí khu vực sữa chữa máy móc trong công trường nên chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình hoạt động này không đáng kể.
4.1.2.2. Đề xuất các biện pháp đối với nguồn gây tác động không liên quan tới chất thải
a. Đối với nguồn ô nhiễm tiếng ồn
Khi thi công khu vực dự án sử dụng các loại xe như: Máy ủi, máy xúc, các phương tiện chuyên chở vật tư sẽ hoạt động tạo nên ô nhiễm tiếng ồn cần:
- Thiết kế giảm độ rung cho thiết bị, trang bị thêm các thiết bị vỏ bao cách âm, gắn thêm hệ thống giảm âm cho lối ra của máy phát điện;
- Khống chế số lượng thiết bị thi công trong giới hạn tiếng ồn cho phép theo qui định; - Bố trí thời gian làm việc hợp lý, tránh làm việc vào giờ nghỉ của dân cư, hạn chế vận chuyển vật liệu trên các tuyến giao thông vào giờ cao điểm, qui định tốc độ hợp lý cho các loại xe để giảm tối đa tiếng ồn phát sinh, đặc biệt khi đi qua khu dân cư hoặc vào giờ nghỉ. Ngoài ra, các máy móc có tiếng ồn lớn sẽ không vận hành vào đêm khuya;
- Trang bị dụng cụ chống ồn cho các công nhân làm việc tại khu vực có độ ồn cao;
- Thường xuyên bảo dưỡng thiết bị máy móc, xe đồng thời không sử dụng các loại đã cũ;
- Kiểm tra mức độ ồn trong khu vực thi công để đặt lịch thi công cho phù hợp và đạt mức độ ồn cho phép;
- Nhà thầu xây dựng sẽ xây dựng tấm che bằng tôn cao 3m, trồng dải cây xanh có tán lá um tùm xung quanh khu đất của Dự án. Ngoài tác dụng bảo vệ, các tường bao này sẽ giảm thiểu phát thải bụi và tiếng ồn ra các khu vực xung quanh.
b. Đối với nguồn ô nhiễm do rung động
- Chống rung tại nguồn: Tùy theo từng loại máy móc cụ thể để có biện pháp khắc phục như: Kê cân bằng máy, lắp các bộ tắt chấn động lực, sử dụng vật liệu phi kim loại, thay thế nguyên lý làm việc khí nén bằng thủy khí, thay đổi chế độ tải làm việc,…
- Chống rung lan truyền: Dùng các kết cấu đàn hồi giảm rung (hộp dầu giảm chấn, gối đàn hồi, đệm đàn hồi kim loại, gối đàn hồi cao su,…), sử dụng các dụng cụ cá nhân chống rung,…
- Bố trí cự ly của các thiết bị có cùng độ rung để tránh cộng hưởng.
c. Đối với nguồn ô nhiễm môi trường đất
-Tạo hướng thoát nước tốt, không để xói mòn.
-Xử lý nước thải sinh hoạt công nhân đạt tiêu chuẩn, không thải trực tiếp xuống đất gây ô nhiễm môi trường đất.
-Không sửa chữa xe vận chuyển tại công trường làm rơi vãi dầu mỡ xuống đất.
Trong quá trình giải phóng mặt bằng dự án phải bốc, di chuyển mồ mả. Tuy nhiên, theo quy hoạch của thành phố, địa phương, sự hỗ trợ của chủ dự án và nhất trí của người dân (chủ của các ngôi mộ phải di dời) thì những ngôi mộ có chủ sẽ được chuyển đến cải táng tại nghĩa trang địa phương nơi cư trú. Đối với các ngôi mộ không có chủ, chủ dự án phải hỗ trợ kinh phí và phối hợp với chính quyền địa phương xã Nghi Phú làm lễ cầu siêu và chuyển về mai táng tại nghĩa trang thành phố Vinh.
e. Đối với các tác động tới kinh tế - xã hội
Giai đoạn giải phóng mặt bằng và thi công xây dựng là giai đoạn gây ảnh hưởng môi trường rất lớn và như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người dân sống xung quanh khu vực Dự án. Các vấn đề kinh tế- xã hội trong giai đoạn này cũng sẽ có những diễn biến theo sắc thái riêng của nó. Một lượng lớn công nhân sẽ đến làm việc, gây xáo trộn nhất định đến cuộc sống dân cư trong khu vực này. Các dịch vụ sẽ được mở ra để phục vụ công trường, đó là mặt tốt nhưng cũng có thể xảy ra những hiện tượng tiêu cực gây ảnh hưởng xấu như: Cờ bạc, nghiện hút, dịch bệnh…
Để giảm thiểu tối đa các vấn đề xã hội trong giai đoạn thi công xây dựng dự án, chủ đầu tư sẽ thực hiện các biện pháp sau:
- Sử dụng nguồn lao động tại chỗ: Các lao động tại địa phương có đầy đủ năng lực theo yêu cầu của các nhà thầu và có mong muốn được tuyển dụng sẽ được các nhà thầu tuyển dụng tối đa.
- Kết hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức các chương trình:
- Giáo dục tuyên truyền ý thức công dân đối với công nhân xây dựng tại khu vực dự án.
- Tất cả công nhân có thẻ khi ra vào khu vực dự án để thuận tiện cho công tác quản lý. - Kết hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý địa phương có liên quan thực hiện công tác quản lý công nhân nhập cư lưu trú tại địa bàn để triển khai thực hiện xây dựng dự án.
4.1.2. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động 4.1.2.1. Đề xuất các biện pháp đối với nguồn gây tác động liên quan tới chất thải
a. Xử lý ô nhiễm môi trường không khí
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong giai đoạn này, ngoài việc quy hoạch các cụm theo hướng gió chủ đạo, phân khu chức năng,... còn có các biện pháp mang tính chất phụ trợ như kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các điểm có nguy cơ rò rỉ như:
- Đối với các dịch vụ, nhà hàng sẽ có hệ thống hút khí và phát tán, đồng thời sử dụng biện pháp thông thoáng để hạn chế mùi và khói bụi.
- Đối với nhà bếp sẽ được trang bị bộ phận hút và lọc khói bếp trước khi thải ra môi trường.
- Khu dân cư sẽ được xây dựng theo mô hình khép kín, đối với các nhà vệ sinh công cộng sẽ thường xuyên dọn dẹp nhằm tránh gây mùi hôi thối.
- Khuyến khích sử dụng các nhiên liệu đốt sạch như khí hóa lỏng, thiết bị dùng điện...
- Áp dụng các biện pháp an toàn phòng chống sự cố (cháy, nổ ...) tại các khu vui chơi, các gia đình tham gia kinh doanh.
- Xây dựng kế hoạch định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế, hoặc đổi mới các đường dây điện công cộng nhằm tránh gây chập điện cháy nổ.
Ngoài các giải pháp kể trên, biện pháp sử dụng cây xanh và thảm cỏ trong khuôn viên để hạn chế ô nhiêm không khí là khá đơn giản, hiệu quả và ít tốn kém nhất. Cây xanh có tác dụng hút bụi, lọc không khí, giảm và ngăn chặn tiếng ồn, giảm bức xạ nhiệt tạo cảnh quan môi trường.
Diện tích cây xanh 6.027,10 m2 đạt tỷ lệ 7,89% (chưa kể cây xanh trồng hai bên đường nội bộ các khu nhà và xung quanh dự án). Cây xanh được bố trí cách nhau 4 - 6 m/cây, tâm cây cách mép bó vỉa các tuyến đường 1,5m, xây bồn cây rộng 1,3m x 1,3m bằng bê tông đá dặm M150. Theo dự án đầu tư trước mắt sẽ trồng cây xung quanh dự án, số cây xanh và thảm cỏ sẽ được trồng tăng lên khi dự án xây dựng hoàn chỉnh và đi vào hoạt động.
Sử dụng loại cây lấy bóng mát chịu được gió bụi và sâu bệnh thân cây thắng, cây có rễ ăn sâu, tán rộng và cây có khả năng chịu được điều kiện khí hậu khắc nghiệt của khu vực. Cây xanh và thảm cỏ được bố trí trong khuôn viên xung quanh các khu nhà, khu du lịch và dọc theo các tuyến đường giao thông.
b. Đối với nguồn ô nhiễm nước thải
Khi dự án đi vào hoạt động, loại nước thải phải xử lý hàng đầu là nước thải sinh hoạt từ các tòa nhà 12 tầng, khu nhà ở liền kề, biệt thự và nhà trẻ. Ngoài ra, nước mưa chảy tràn cũng phải có phương án thu gom hợp lý.
Hệ thống thu gom và thoát nước của dự án được thiết kế và xây dựng độc lập giữa nước thải và nước mưa chảy tràn.
* Đối với nước mưa chảy tràn:
- Nước mưa chảy tràn trên phần mặt bằng khu vực Dự án sẽ cuốn theo đất, cát, chất