Nội dung 1: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây địa hoàng tại Thái Nguyên
- Chiều cao cây (cm): đo từ bề mặt luống tới điểm cao nhất của cây. - Số lá/thân chính (lá/cây): Đếm tổng số lá trên thân chính.
- Kích thước lá thuần thục: Lựa chọn 02 lá thuần thục đại diện/cây, và tiến hành đo đếm chiều dài và chiều rộng lá. Đối với chiều dài lá (cm), đo từ gốc lá tới điểm chóp lá. Đối với đường kính lá (cm), đo ở vị trí rộng nhất của phiến lá.
- Đường kính tán: đo 2 hướng vuông góc nhau (Đông – Tây; Nam – Bắc), sau đó tính giá trị trung bình đường kính tán/cây.
- Chỉ tiêu về sâu bệnh hại: Phương pháp lấy mẫu, cách tiến hành thí nghiệm và chỉ tiêu đánh giá được tiến hành theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng (QCVN 01-38:2010/BNNPTNT). Thành phần, tần suất xuất hiện sâu bệnh hại được tính như sau:
Tần xuất bắt gặp (%) = Số lần bắt gặp của mỗi loài X 100 ∑ số lần điều tra Mức độ hại: - : Rất ít phổ biến (tần suất bắt gặp < 5%) + : Ít phổ biến (tần suất bắt gặp từ 5 – 19%) ++ : Phổ biến (tần suất bắt gặp từ 20 – 50%) +++: Rất phổ biến (tần suất bắt gặp > 50%)
Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến sinh trưởng và năng suất dược liệu địa hoàng tại Thái Nguyên
* Các chỉ tiêu về sinh trưởng:
- Chiều cao cây (cm): đo từ bề mặt luống tới điểm cao nhất của cây. Cách 7 ngày đo một lần.
19
- Số lá/thân chính (lá/cây): Đếm tổng số lá trên thân chính. Cách 7 ngày đo 1 lần.
- Kích thước lá thuần thục: Lựa chọn 02 lá thuần thục đại diện/cây, và tiến hành đo đếm chiều dài và chiều rộng lá. Đối với chiều dài lá (cm), đo từ gốc lá tới điểm chóp lá. Đối với đường kính lá (cm), đo ở vị trí rộng nhất của phiến lá.
- Đường kính tán: đo 2 hướng vuông góc nhau (Đông – Tây; Nam – Bắc), sau đó tính giá trị trung bình đường kính tán/cây. Đo 7 ngày 1 lần.
- Chỉ tiêu về sâu bệnh hại: Phương pháp lấy mẫu, cách tiến hành thí nghiệm và chỉ tiêu đánh giá được tiến hành theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng (QCVN 01- 38:2010/BNNPTNT). Thành phần, tần suất xuất hiện sâu bệnh hại được tính như sau:
Tần xuất bắt gặp (%) = Số lần bắt gặp của mỗi loài X 100 ∑ số lần điều tra Mức độ hại: - : Rất ít phổ biến (tần suất bắt gặp < 5%) + : Ít phổ biến (tần suất bắt gặp từ 5 – 19%) ++ : Phổ biến (tần suất bắt gặp từ 20 – 50%) +++: Rất phổ biến (tần suất bắt gặp > 50%)
* Các chỉ tiêu về năng suất:
- Số củ trên cây: Đếm số củ trên một cây sau khi thu hoạch - Khối lượng củ/cây (kg): cân trực tiếp sau khi thu hoạch
- Kích thước (chiều dài, đường kính) củ: mỗi cây, lựa chọn một củ đại diện, đo chiều dài và đường kính (nơi có kích thước lớn nhất).
20
- Năng suất lý thuyết (NSLT) (kg/m2) = năng suất cá thể (kg/cây) * mật độ cây (cây/m2). Sau đó quy đổi ra đơn vị tấn/ha. Tính ở thời điểm thu hoạch (6 tháng sau trồng).
- Năng suất thực thu (kg/m2): cân toàn bộ cây trong ô thí nghiệm. Tính ở thời điểm thu hoạch (6 tháng sau trồng). Sau đó quy đổi ra đơn vị tấn/ha.
- Hiệu quả kinh tế (triệu đồng/ha): tính tổng thu – tổng chi. Hạch toán ở thời điểm thu hoạch lần 1 (5 tháng sau trồng).