Kết quả khai thác và thực hiện doanh thu

Một phần của tài liệu Bảo hiểm hoả hoạn Thực trạng và giải pháp đối với Tổng Công ty Bảo Việt docx (Trang 26 - 30)

III. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm Hoả hoạn

1. Kết quả khai thác và thực hiện doanh thu

Công cuộc đổi mới kinh tế của đất nước mỗi năm lại mang đến những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Kinh tế phát triển cộng với cơ chế quản lý theo hướng thị trường đã làm cho nhu cầu và khả năng tham gia bảo hiểm tăng.

Năm năm qua ( 91-95 ) là những năm khởi đầu cho nghiệp vụ bảo hiểm Hoả hoạn. Do có sự nỗ lực của ban lãnh đạo Tổng công ty cũng như các cán bộ trong công tác bảo hiểm Hoả hoạn nên kết quả nghiệp vụ này ngày càng cao.Hơn một năm đầu triển khai nghiệp vụ ( 89-90 ) các đơn vị tham gia còn quá ít ỏi. Trong số hàng vạn các xí nghiệp hoạt động trên phạm vi cả nước thì đơn vị tham gia bảo hiểm Hoả hoạn chỉ dừng lại ở con số trên dưới 100. Đây là những doanh nghiệp thực sự có nhu cầu và thường là những công ty thuộc về ngành xăng dầu, do vậy khả năng xảy ra rủi ro là rất lớn.

Nguyên nhân của tình trạng này là do bước đầu chuyển sang kinh tế thị trường, nhiều đơn vị còn lúng túng, kinh doanh chưa ổn định nên không có điều kiện tham gia bảo hiểm. Mặt khác do nước ta tồn tại quá lâu cơ chế cũ, nên khi chuyển sang cơ chế mới, lãnh đạo các xí nghiệp còn mang nặng tư tưởng bao cấp, chưa thấy rõ được trách nhiệm phải bảo toàn vốn của mình. Một phần nưã là về phía công ty, do đây là nghiệp vụ mới, cán bộ làm công tác bảo hiểm Hoả hoạn chưa nhiều, chưa có kinh nghiệm. Hơn nữa, cán bộ chưa phục vụ tận tình mà để khách hàng phải tự đến gõ cửa công ty.

Nắm bắt được tình hình như vậy, Văn phòng Tổng công ty cũng như các công ty địa phương đã có những nỗ lực lớn để khắc phục tình hình. Do vậy đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong những năm gần đây : Nếu như năm 2000, Bảo Việt mới chỉ nhận bảo hiểm cho 1413 đơn vị thì đến năm 2003, số đơn vị được bảo hiểm đã lên tới 3102 đơn vị -gần gấp 3 lần. Còn giá trị bảo hiểm cũng tăng nhưng tăng hơn gấp 14 lần. Có thể nói giá trị bảo hiểm tăng nhanh như vậy một mặt là vì nền kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua đang trên đà phát triển vượt bậc. Trong thời gian đầu mở cửa, đã có những Công ty nước ngoài đầu tư nhưng chỉ đầu tư với mức độ rất dè dặt mục đích của họ là muốn thăm dò thị trường Việt Nam. Sau một thời gian nghiên cứu, thấy Việt Nam là nơi có cơ hội đầu tư tốt nên những dự án lớn hơn về quy mô đã được ký kết.

Doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm Hoả hoạn tăng nhanh, với tốc độ cao và khá đều. Năm sau doanh thu tăng hơn năm trước. Sở dĩ Bảo Việt đạt được kết quả như vậy là do những nguyên nhân chủ yếu sau :

- Về khách quan : sự ban hành các quyết định của Bộ tài chính có liên quan đến vấn đề bảo hiểm đã tạo ra ảnh hưởng lớn đối với việc kinh doanh bảo hiểm của công ty. Điều đó được thể hiện là số đơn bảo hiểm cấp và doanh thu trong năm 2003 tăng gần gấp đôi so với năm 2000. Những năm gần đây số đơn bảo hiểm và doanh thu tăng không mạnh nguyên nhân chủ yếu là do nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn của Công ty bị mất hẳn một phần doanh thu về phía Công ty bảo hiểm Petrolimex và Bảo Minh. Mặc dù bị hao hụt lớn nhưng nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn những năm gần đây vẫn duy trì được doanh thu năm sau tăng hơn năm trước. Đó là kết quả nỗ lực không thể phủ nhận của toàn bộ cán bộ trong nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn. Những năm gần đây do chính sách của nhà nước ngày càng thông thoáng nên các Công ty bảo hiểm nước ngoài đã có thể được kinh doanh trên thị trường Việt Nam. Điều này tạo nên sự cạnh tranh không nhỏ đối với Bảo Việt. Nhưng nhờ có uy tín từ trước nên doanh thu bảo hiểm của Bảo Việt

những năm gần đây vẫn tăng cao và nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn cũng tăng theo.

- Về chủ quan : Tổng công ty đã có những cố gắng đáng kể trong việc đào tạo, bồi dưỡng và mở rộng đội ngũ cán bộ. Thỉnh thoảng, công ty có mở lớp hướng dẫn, tập huấn cho cán bộ, cộng tác viên để trau dồi thêm nghiệp vụ. Ngoài ra, các cán bộ nghiệp vụ bảo hiểm Hoả hoạn cũng cố gắng tìm mọi cách để mở rộng địa bàn tiếp thị, triển khai mạng lưới các văn phòng đại diện quận, huyện ở các địa phương giúp cho việc tiếp cận khách hàng được tốt hơn đồng thời giữ vững địa bàn hoạt động, không để mất khách hàng. Tổng công ty đã mở rộng mạng lưới tuyên truyền, quảng cáo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như : đài, báo, tạp chí, vô tuyến truyền hình....

Đi đôi với việc bồi dưỡng cán bộ, Tổng công ty đã từng bước hoàn thiện hơn trong việc tính phí. Việc áp dụng biếu phí linh hoạt đã đưa ra được những mức phí cạnh tranh, phù hợp với cơ chế thị trường. Nếu như trước đây, Baỏ Việt chủ trương áp dụng một tỷ lệ phí trung bình cho tất cả các ngành sản xuất kinh doanh, các loại tài sản khác nhau là 0,29 %, sau đó sử dụng hệ số điều chỉnh thì đến tháng 12 năm 1993, Tổng công ty đã đề nghị Bộ tài chính cho phép áp dụng phí bảo hiểm Hoả hoạn mới xây dựng trên cơ sở theo những kinh nghiệm của Munich Re và một số nước khác trong khu vực. Biểu phí này giảm đi 20% so với biểu phí cũ nhưng vẫn đảm bảo hoạt đông kinh doanh của Bảo Việt và quan trọng hơn nữa là vẫn được các nhà tái bảo chấp nhận.

Mặt khác, Tổng công ty đã có quan hệ rất tốt với Bộ tài chính, Tổng cục đầu tư và phát triển, các ngân hàng, cục CSPCCC... Giờ đây, Bảo Việt cũng luôn luôn được sự ủng hộ của các ngân hàng. Các ngân hàng chỉ cho các doanh nghiệp vay vốn khi họ đã tham gia bảo hiểm cho tài sản của mình. Nhiều ngân hàng đã buộc các đơn vị vay tiền phải xuất trình giấy tờ chứng nhận bảo hiểm thì mới cho vay tiền. Tổng công ty cũng đã theo dõi

chặt chẽ các công trình đầu tư lớn, kịp thời thông báo cho địa phương. Nhiều trường hợp đã phối hợp với Tổng cục đầu tư và phát triển thông qua Bộ tài chính đề nghị Nhà nước cấp bổ sung vốn để tham gia bảo hiểm. Bảo Việt đã phối hợp chặt chẽ với một số ngành có số lượng tài sản lớn như bưu điện, y tế, công nghiệp để triển khai đồng bộ trong cả nước.

Bên cạnh đó, sự thành lập các công ty môi giới bảo hiểm, các công ty bảo hiểm nước ngoài cũng có những đóng góp tích cực trong việc đem lại dịch vụ bảo hiểm cho công ty

Bảng : Cơ cấu doanh thu bảo hiểm Hoả hoạn tại Bảo Việt

Năm Đơn vị 1999 2000 2001 2002 2003

Doanh thu BH Hoả hoạn tỷ đồng 40,48 102,04 197, 5 392,76 417,94 Doanh thu của Bảo

Việt tỷ đồng 1559, 1 3272,3 5073 7040,1 8779,1 Tỷ lệ % 2,59 3,12 3,89 5,58 4,76

Nguồn số liệu: Phòng bảo hiểm Hoả hoạn và kỹ thuật - Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam

Tỷ lệ doanh thu của bảo hiểm Hoả hoạn so với doanh thu toàn công ty ngày càng tăng.. Năm 2003, tỷ lệ này có giảm đi một ít, nguyên nhân là do doanh thu của bảo hiểm Hoả hoạn tăng không đáng kể trong khi đó doanh thu của toàn Tổng công ty tăng (do sự tăng doanh thu của các nghiệp vụ khác như : bảo hiểm hàng xuất, bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm thân xe ô tô...).

Tuy nhiên, đến nay bảo hiểm Hoả hoạn đã là một nghiệp vụ quan trọng đem lại nguồn doanh thu không nhỏ cho Bảo Việt.

Một phần của tài liệu Bảo hiểm hoả hoạn Thực trạng và giải pháp đối với Tổng Công ty Bảo Việt docx (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w