3. Ý nghĩa của đề tài
2.3.3. Phương pháp điều tra
Đề tài áp dụng phương pháp nghiên cứu đa dạng thực vật của Nguyễn Nghĩa Thìn trong “Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật”, 1997 [130].
Tiến trình nghiên cứu thảm thực vật được tiến hành theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [130], như sau:
Bước 1: Trên cơ sở bản đồ địa hình và bản đồ thảm thực vật sơ thảo, xây
dựng tuyến đại diện, sử dụng GPS, địa bàn để xác định các tuyến và điểm nghiên cứu ngoài thực địa.
Bước 2: Thiết lập, đo đếm các chỉ tiêu trong ô tiêu chuẩn diện tích 500 m2
(đối với thảm thực vật rừng trên núi đá), 1000m2 (đối với thảm thực vật rừng trên núi đất có nhiều đá lộđầu) và 2000m2 (đối với thảm thực vật rừng trên núi đất).
Bước 3: Xác định tên cây và ghi chép các chỉ số về thực vật
Bước 4: Áp dụng hệ thống phân loại các đơn vị thảm thực vật trên quan điểm
của Thái Văn Trừng (1978) khi đánh giá các đơn vị thảm thực vật Việt Nam để xác
định và mô tả các kiểu thảm thực vật của khu vực nghiên cứu.
- Lập tuyến điều tra: trên cơ sở tài liệu thu thập được về diện tích đất đai và bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng, bản đồ địa hình, đề tài tiến hành lập các tuyến
điều tra, nhằm xác định phân bố của các đối tượng nghiên cứu, dự kiến địa điểm bố
trí ô tiêu chuẩn. Tuyến điều tra được xác định đại diện cho khu vực nghiên cứu,
đảm bảo bao quát toàn bộ các dạng địa hình và các quần xã thực vật rừng ở khu vực nghiên cứu. Để điều tra tính đa dạng thực vật hướng tuyến được lập vuông góc với đường đồng mức. Trên tuyến, tiến hành ghi chép đặc điểm các kiểu thảm thực vật hoặc các sinh cảnh, thống kê các loài thực vật đã gặp và các tác động tự nhiên hay do con người lên thảm thực vật. Trên các tuyến nếu gặp những điểm đặc trưng nhất thì tiến hành thu mẫu, lập các ô tiêu chuẩn.
- Điều tra theo ô tiêu chuẩn
Để tiến hành đánh giá thảm thực vật rừng, đề tài xây dựng các ô tiêu chuẩn dọc theo các tuyến điều tra.
Việc lập ô tiêu chuẩn trên với mỗi quần xã thực vật rừng hoặc sinh cảnh khác nhau, đề tài tiến hành lập các ô tiêu chuẩn điểm hình tạm thời và thu thập những thông tin theo phương pháp điều tra lâm học. Khi tiến hành điều tra, các ô tiêu chuẩn có diện tích 500m2 ( 25x20 m)
Đối với tầng cây gỗ: Trong ô tiêu chuẩn đo đếm và định vị các loại cây gỗ cần ghi tên của tất cả các cây gỗ vào trong ô, cây nào chưa biết tên sẽ lấy tiêu bản và
đánh số vào phiếu đểđịnh loại.
Đối với cây gỗ sẽđo đếm các chỉ tiêu sau:
+ Đường kính thân cây tại độ cao ngang ngực (D1,3, cm) được xác định thông qua chu vi thân cây, đo bằng thước dây với độ chính xác đến mm.
+ Chiều cao vút ngọn (Hvn, m) và chiều cao dưới cành (Hdc, m) được đo bằng thước Blumeleiss với độ chính xác đến dm.
+ Đường kính tán lá (DT, m) được đo bằng thước dây có độ chính xác đến dm,
đo hình chiếu tán lá trên mặt phẳng ngang theo hai hướng Đông - Tây và Nam - Bắc, sau đó lấy trị số bình quân.
Các số liệu đo đếm được ghi vào mẫu biểu.
Thực hiện điều tra theo 03 tuyến, mỗi tuyến điều tra 06 ÔTC, tổng cộng có 18 ÔTC.