Nghiên cứu tính kháng bệnh đạo ô nở lúa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và kháng bệnh đạo ôn của tập đoàn giống lúa mang gen kháng tại tỉnh bình định (Trang 27 - 28)

Tính kháng bệnh đạo ôn là khả năng cây lúa không bị bệnh hoặc bị nhẹ khi tiếp xúc trực tiếp với nấm bệnh trong điều kiện có đầy đủ các yếu tố thuận lợi để nấm gây bệnh. Tính kháng bệnh đạo ôn là kết quả của mối quan hệ nhiều mặt giữa nấm bệnh và cây lúa. Khi tiếp xúc với nấm P. Oryzae trong điều kiện ngoại cảnh phù hợp các giống lúa bị bệnh nặng, có giống không bị hoặc bị bệnh nhẹ. Ngay trên một ruộng lúa của cùng một giống có thể gặp những cây bị bệnh nặng bên cạnh những cây bị bệnh nhẹ hoặc sạch bệnh [36]. Giữa các mức độ bị bệnh không có giới hạn. Tuy nhiên, để tiện đánh giá người ta chia ra các mức gồm những giống kháng, giống bị bệnh trung bình, giống nhiễm [4].

20

Khả năng kháng bệnh được đánh giá nhờ xác định các chỉ tiêu như tỷ lệ bệnh, cấp bệnh, chỉ số bệnh, ngoài ra, các chỉ tiêu như thời gian tiềm dục, số lượng vết bệnh trên đơn vị diện tích, kích thước vết bệnh, số lượng bào tử ở mỗi vết bệnh, tốc độ phát triển bệnh cũng được sử dụng. Số lượng vết bệnh trên đơn vị diện tích lá là chỉ tiêu quan trọng nhất, thứ đến là kích thước vết bệnh, thời gian tiềm dục là thành phần ít quan trọng nhất. Kích thước vết bệnh tương quan chặt với chỉ tiêu số lượng vết bệnh [20].

Cây lúa thường nhiễm bệnh nặng ở giai đoạn cây mạ và thời gian từ đẻ nhánh tối đa đến giai đoạn trước khi trổ bông. Những lá được sinh ra trên các cây lúa có tuổi sinh lí cao hơn nhanh chóng có được đặc tính này, vì vậy mà bệnh đạo ôn thường gây hại nặng ở giai đoạn trước khi trổ bông. Cơ chế tính kháng theo tuổi cây có thể được giải thích như sau: Khi cây về già, lớp biểu bì lá dày hơn, tế bào mô cũng phát triển nhiều, hàm lượng silic tăng, hàm lượng nitơ giảm nên tính kháng tăng.

Các nhà khoa học đã không ngừng cố gắng nghiên cứu về tính chống chịu bền vững đối với bệnh đạo ôn của các giống lúa. Những giống lúa này có ý nghĩa rất lớn trong nghiên cứu chọn tạo giống kháng bệnh đạo ôn phục vụ cho sản xuất [5].

Trong thực tế những năm gần đây, bệnh đạo ôn hại lúa phát sinh mạnh và phá hoại nghiêm trọng ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Qua đánh giá tính đa dạng di truyền các quần thể nấm bệnh đạo ôn các vùng trồng lúa ở trên thế giới và Việt Nam cho thấy tính đa dạng rất cao của các chủng nấm ở các vùng sinh thái, hay nói cách khác trong mỗi vùng có rất nhiều chủng nấm khác nhau cùng tồn tại và gây bệnh trên các giống lúa khác nhau. Theo các nhà khoa học, việc tìm hiểu về sự đa dạng di truyền trong quần thể nấm gây bệnh đạo ôn sẽ góp phần cải thiện các biện pháp kiểm soát bệnh đạo ôn hại lúa thông qua công tác nhân giống tạo ra những giống kháng bệnh đạo ôn lâu dài trong những vùng trồng lúa khác nhau trên cơ sở nắm được đặc điểm của quần thể nấm bệnh đạo ôn tồn tại từng địa điểm [59].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và kháng bệnh đạo ôn của tập đoàn giống lúa mang gen kháng tại tỉnh bình định (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)