Mối liên quan giữa co thắt mạch và các yếu tố nguy cơ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh Doppler xuyên sọ và chụp cắt lớp vi tính 64 dãy ở bệnh nhân chảy máu dưới nhện (Trang 25)

Phân tích hồi quy đa biến về các yếu tố nguy cơ với tình trạng co thắt mạch não cho kết quả như sau:

Nhóm có tiền sử tăng huyết áp, tỷ lệ co thắt mạch tăng gấp 3,86 lần so với nhóm không có tiền sử tăng huyết áp với độ tin cậy là 95% [1,72 - 8,66]. Điều đó phù hợp với ý kiến của một số tác giả cho rằng ở những bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, nguy cơ co thắt mạch cao hơn.

Nhóm có phình mạch não, tỷ lệ co thắt mạch tăng gấp 3,3 lần so với nhóm không có phình mạch não với độ tin cậy là 95% [1,43 - 7,62].

Nhóm Fisher độ III có tỷ lệ co thắt mạch não tăng gấp 3,59 lần so với nhóm Fisher độ I, với độ tin cậy là 95% [1,52 - 6,07]. Nhóm Fisher độ IV có tỷ lệ co thắt mạch não tăng gấp 5,68 lần so với nhóm Fisher độ I, với độ tin cậy là 95% [2,65 - 10,26]. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy phân độ Fisher càng cao thì nguy cơ co thắt mạch não càng tăng. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu trong y văn.

Như vậy mức độ Fisher không những có ý nghĩa tiên lượng tình trạng bệnh mà còn là yếu tố dự báo co thắt mạch não.

Theo Fontanella M và cộng sự, đã nhận xét nếu lấy tiêu chuẩn tốc độ dòng chảy trên 120 cm/giây được cho là co thắt mạch thì không có mối quan hệ của co thắt mạch trên TCD với tình trạng lâm sàng (Hunt-Hess) lúc nhập viện nhưng lại có mối tương quan với độ Fisher (với p = 0,002).

Qua phân tích hồi quy đa biến trong nghiên cứu chúng tôi thấy chưa có mối liên quan giữa co thắt mạch với các yếu tố như: Tuổi bệnh nhân, đái tháo đường, lạm dụng rượu, nghiện hút thuốc lá, hạ natri máu, hematocrit máu cao, dị dạng thông động-tĩnh mạch não.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh Doppler xuyên sọ và chụp cắt lớp vi tính 64 dãy ở bệnh nhân chảy máu dưới nhện (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(26 trang)
w