+ Khả năng sống sót (Ps) trung bình 0,839 ± 0,098 (0,001 - 0,898) có giá trị phân loại và tiên lượng nguy cơ tử vong với điểm cắt Ps = 0,538 (Se = 99,6%, Sp = 100%, AUROC = 0,999, PPV = 100%, NPV = 79,37%).
+ Nhóm BN tử vong có Ps thấp hơn một cách có ý nghĩa so với nhóm BN ra viện (0,199 ± 0,178 so với 0,849 ± 0,054, p < 0,001).
2. Kết quả sống chết sau điều trị theo bảng điểm TRISS ở BN chấn thương
- Trong nghiên cứu có 3.256 BN ra viện với khả năng sống sót trung bình 0,849 ± 0,054 (0,140 - 0,898) và 50 BN tử vong với khả năng sống sót trung bình 0,199 ± 0,178 (0,001 - 0,538).
- Theo phương pháp TRISS có 04 BN tử vong có thể phòng tránh được với khả năng sống sót ≥ 0,5 và 02 BN sống sót ngoài dự kiến với khả năng sống sót < 0,25.
- Chỉ số tử vong chuẩn (SMR) đối với BN chấn thương cấp cứu và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh bình là 1,61 (50/31).
KIẾN NGHỊ
Nên áp dụng bảng điểm RTS, ISS và TRISS với các mốc tiên lượng thích hợp tại bệnh viện tuyến tỉnh giúp cho việc phân loại, tiên lượng và đánh giá kết quả điều trị chấn thương chính xác và khách quan hơn.
Nên xây dựng và áp dụng tại các cơ sở y tế phần mềm tích hợp bảng điểm Glassgow, bảng điểm RTS, điểm ISS và bảng điểm TRISS, với các số liệu được tính toán tự động từ bệnh án điện tử, dễ sử dụng, có ý nghĩa thực tiễn cao trong cấp cứu điều trị, phân loại và quản lý BN chấn thương.
Tiếp tục đầu tư con người và trang thiết bị y tế để việc cấp cứu, chẩn đoán và điều trị BN chấn thương tại bệnh viện tuyến tỉnh được tốt hơn.