3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.3.1. Nghiên cứu sinh trưởng để chọn loài Keo trồng rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định
3.3.1. Nghiên cứu sinh trưởng để chọn loài Keo trồng rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định Bình Định
Tiến hành lựa chọn hiện trường rừng Keo đủ điều kiện khai thác gỗ trong năm 2015, tiến hành đo đếm rừng trồng khai thác 7 năm tuổi, phương pháp lựa chọn ô tiêu chuẩn điển hình có cùng điều kiện lập địa, độ cao và biện pháp trồng, chăm sóc với diện tích đo đếm là 2000m2, cụ thể tại các hiện trường trồng rừng và loài cây trồng như sau:
3.3.1.1. So sánh sinh trưởng D1.3 giữa Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm
Kết quả phân tích xử lý số liệu sinh trưởng về đường kính của 3 loài keo trong khu vực nghiên cứu được trình bày ở bảng sau:
Bảng 3.7. So sánh sinh trưởng D1.3 của rừng 7 năm tuổi (đơn vị: cm)
Loài Lần lặp Trung bình 1 2 3 Keo Lai 17.42 18.34 17.42 17.73 Keo Lá tràm 14.47 15.13 13.76 14.45 Keo Tai tượng 14.73 15.89 14.66 15.09
Ftính 22.04
F05 5.14
|ttính| 5.23
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 Keo lai Keo lá tràm
Keo tai tượng
Hình 3.5. So sánh sinh trưởng đường kính ngang ngực của các loài keo
Qua bảng 3.7 và hình 3.3 (Phụ lục: Tính toán sinh trưởng D1.3 giữa Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm) về sinh trưởng đường kính D1.3 ta có thể thấy giá trị trung bình của đường kính D1.3 Keo lai đạt giá trị cao nhất (17,73cm), dao động từ 17,42cm đến 18,34cm. Đường kính ngang ngực của Keo tai tượng dao động từ 14,66cm đến 15,89cm, đạt giá trị trung bình 14,45cm. Trong ba loài Keo thì Keo lá tràm có sinh trưởng đường kính ngang ngực thấp nhất, giá trị bình quân chỉ đạt 14,45cm. Cho thấy rằng điều kiện lập địa xấu, tầng đất mỏng, phản ánh đúng tình hình trồng rừng dự án trồng mới 5 triệu ha rừng chủ yếu trồng trên các vùng đất lâm nghiệp bạc màu (Ia, Ib). Để thấy rõ sự khác biệt về sinh trưởng đường kính D1.3 của ba loài keo trên chúng tôi dựa vào giá trị bình quân chung của các nhân tố điều tra. Sử dụng phương pháp phân tích phương sai bằng tiêu chuẩn Fisher để đánh giá sự sai khác giữa các đại lượng sinh trưởng và sử dụng tiêu chuẩn Student để chọn ra loài sinh trưởng lớn thứ nhất và thứ nhì.
Kết cho thấy, chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính ngang ngực của 3 loài Keo lá tram, Keo tai tượng và keo lá liềm có sự khác biệt rõ rệt. Ftính= 22,04 > F05 = 5,14 nên các loài keo khác nhau có sinh trưởng đường kính ngang ngực bình quân khác nhau. Hay trong ba loài Keo Lá Tràm, Keo Tai Tượng và Keo Lai sẽ có loài có sinh trưởng đường kính mạnh hơn các loài còn lại.
Từ đó, để chọn ra loài keo có sinh trưởng đường kính tốt nhất, phù hợp nhất với cho trồng rừng ở Bình Định, đề tài tiếp tục chọn ra loài keo có sinh trưởng tốt nhất bằng cách so sánh so sánh đường kính bình quân của keo tai tượng và keo lai bằng tiêu chuẩn t của Student.
Kết quả |ttính| = 5,23 > t05= 2,78 nên đường kính 1,3m của Keo lai vẫn là cao hơn hẳn so với Keo tai tượng và Keo lá tràm.
3.3.1.2. So sánh sinh trưởng Hvn giữa Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm
Kết quả phân tích số liệu đường kính qua số liệu đo được giá trị Hvn của 3 lần lặp như sau:
Bảng 3.8. So sánh sinh trưởng Hvn của rừng 7 năm tuổi
Đơn vị: m Loài Lần lặp Trung bình 1 2 3 Keo lá tràm 14,23 12,37 13,84 13,48 Keo tai tượng 14,87 13,73 14,48 14,36 Keo lai 17,27 16,37 18,59 17,41
Ftính 15,04
F05 5,14
|ttính| 4,20
t05 2,78
Bình quân hàng năm chiều cao tăng trưởng có khác nhau giữa các loại, trong đó Keo Lai tăng trưởng nhanh nhất 2,15 m/năm hơn Keo tai tượng và Keo lá tràm xấp xỉ 1,85 m/năm.
Kết quả điều tra đo đếm chiều cao vút ngọn của 3 loài keo là keo lá tràm, keo tai tượng và keo lai được tổng hợp tại bảng 3.10 và được mô hình hóa tại hình 3.2 (Phụ lục : So sánh sinh trưởng Hvn giữa Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm).
Giá trị chiều cao vút ngọn bình quân của keo lai dao động từ 16,32m đến 18,59m, trung bình 17,41m và có giá trị cao nhất so với hai loài keo còn lại. Chiều cao bình quân của keo tai tượng xếp thứ 2 với giá trị 14,36m, biến động từ 13,73m đến 14,87m. Keo lá tràm có giá trị chiều cao trung bình thấp nhất đạt 13,48m. Điều này được thể hiện rõ qua kết quả phân tích phương sai nhằm xem xét sự khác biệt về chiều cao vút ngọn giữa các loài.
Kết quả phân tích phương sai cho thấy có sự khác nhau rõ rệt về trung bình chiều cao vút ngọn của các loài Keo (Ftính = 15,04 > F05 = 5,14). Trong ba dòng đó thì giá trị chiều cao bình quân của Keo lai là lớn nhất thể hiện tính sinh trưởng nhanh và phù hợp với điều kiện lập địa hơn các dòng khác do (ttính = 4,20 > t05 = 2,78).
Có thể thấy rõ sự vượt trội về chiều cao của keo lai so với keo tai tượng và keo lá tràm qua hình 3.2 sau: 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 Keo lá tràm Keo tai tượng
Keo lai
Hình 3.6. So sánh sinh trưởng chiều cao vút ngọn của các loài keo
3.3.1.3. So sánh sinh trưởng V (m3/ô) giữa Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm
Kết quả phân tích số liệu đường kính qua số liệu đo được giá trị V (m3/ô) của 3 lần lặp như sau:
Bảng 3.9. So sánh sinh trưởng V của rừng 7 năm tuổi
Đơn vị: m3/ô
Loài Lần lặp Trung bình
1 2 3
Keo lá tràm 0,13 0,11 0,12 0,12 Keo tai tượng 0,16 0,15 0,16 0,16 Keo lai 0,25 0,19 0,22 0,22
Ftính 22,29
F05 5,14
|ttính| 3,59
0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 Keo lá tràm Keo tai tượng
Keo lai
Hình 3.7. So sánh sinh trưởng thể tích của các loài keo
Kết quả tính toán thể tích của 3 loài keo là keo lá tràm, keo tai tượng và keo lai được tổng hợp tại bảng 3.9 và được mô hình hóa tại hình 3.6 (Phụ lục 3: So sánh thể tích giữa Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm).
Từ số liệu điều tra được ghi ở bảng chúng tôi nhận thấy các loài Keo tại khu vực nghiên cứu ở giai đoạn tuổi 7 đã có sự phân hoá rõ rệt về thể thân cây, trong đó giá trị trung bình của Keo lai là lớn nhất thể hiện lượng sinh khối vượt trội hơn các loài Keo khác với điều kiện lập địa (Ftính = 22,29 > F05 = 5,14) và (|ttính |= 3,59 > t05 = 2,78). Thể tích thân cây là chỉ tiêu tổng hợp nói lên sức sinh trưởng của cây, phản ánh năng suất của rừng trồng và có ý nghĩa đặc biệt đối với việc kinh doanh gỗ nguyên liệu. Trong đó sinh trưởng tốt nhất là keo lai đạt giá trị cao nhất về thể tích.