Cấu trúc tầng thứ nơi phân bố loài Xoan ta

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và cấu trúc rừng nơi phân bố cây xoan ta (melia azedarach linn) tại huyện bảo lâm, tỉnh cao bằng (Trang 49 - 52)

Cấu trúc tầng thứ là sự sắp xếp không gian phân bố của các thành phần sinh vật rừng theo chiều thẳng đứng, cả trên mặt đất và dưới mặt đất. Với rừng tự nhiên hỗn loài khác tuổi thì cấu trúc tầng thứ phản ánh sự cạnh tranh sinh tồn giữa các cây trong quần xã với nhau và với hoàn cảnh xung quanh trong quá trình tiến hoá của quần xã. Cấu trúc tầng thứ còn phản ánh đặc trưng sinh thái của quần thể thực vật rừng, nó mô phỏng một loạt các mối quan hệ giữa các tầng thứ với nhau, giữa tầng cây cao với tầng cây thấp, giữa cây cùng loài với cây khác loài, cây cù ng tuổi với cây khác tuổi...việc nghiên cứu những mô hình cấu trúc có sẵn trong tự nhiên để tìm ra mô hình cấu trúc mẫu là một

trong những vấn đề quan trọng của lâm sinh hiện đại. Để mô tả cấu trúc tầng thứ của lâm phần nơi có Xoan ta phân bố chúng tôi tiến hành làm theo phương pháp quan trắc đồ đứng của Richads và Davis của Thái Văn Trừng áp dụng trong “Thảm thực vật rừng Việt Nam” năm 1993, kết quả tính toán và xử lý được thể hiện ở bảng 3.6 và bảng 3.7

Bảng 3.6. Chiều cao của lâm phần và Xoan ta xã Thái Học

Vị trí Toàn rừng Xoan ta Hmax (m) Hbq (m) Hmin (m) Hmax (m) Hbq (m) Hmin (m) Chân 17,5 8,2 5,1 15,3 11,6 7,2 Sườn 15,4 8,7 5,3 14,7 11,4 9,4 Đỉnh 17,6 9,4 6,6 15,5 12,4 8

Bảng 3.7. Chiều cao của lâm phần và Xoan ta xã Yên Thổ

Vị trí Toàn rừng Xoan ta Hmax (m) Hbq (m) Hmin (m) Hmax (m) Hbq (m) Hmin (m) Chân 15,1 9,1 6,5 12,8 10,2 5,9 Sườn 16,1 8,9 5,4 14,4 10,5 6,8 Đỉnh 16,1 9,4 5,9 16,3 12,1 8

Kết quả bảng 3.6 và bang 3.7 cho thấy, giữa chiều cao của lâm phần và chiều cao của Xoan ta tương đôi chênh lệch nhau đồng thời căn cứ vào chiều cao vút ngọn của cây rừng cùng thực tế tầng thứ rồi chia làm 3 tầng chính.

Tầng A1: Tầng vượt tán, bao gồm những cây có chiều cao ≥ 15m, không liên tục rời rạc.

Tầng A3: Tầng dưới tán của rừng.

Ở vị trí chân: Tầng A1 có những cây Xoan ta (Melia azedarach Linn), Ràng ràng (Ormosia Fordiana Olive), Trám trắng (Canarium album(Lour.) Raeusch.)...Tầng tán chính tầng A2 chiếm số lượng nhiều nhất gồm: Giẻ gai (Castanopsis tonkinensis Seen), Sau sau (Liquidambar formosana), Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis)....Tầng dưới tán tầng A3 (chịu bóng) có chiều cao 3-10m bao gồm các loài cây non của tầng tán chính và vượt tán.

- Ở vị trí sườn: Tầng A1 có những cây ≥ 15m bao gồm: Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis), Trám trắng (Canarium album(Lour.),...Tầng A2 chiếm tỉ lệ nhiều nhất gồm những loài cây có chiều cao từ 10-15m,bao gồm: Xoan ta (Melia azedarach Linn), Ràng ràng (Ormosia Fordiana Olive), Giẻ gai (Castanopsis tonkinensis Seen), Sau sau (Liquidambar formosana), Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis)....Ở tầng dưới tán A3 bao gồm các loài cây có chiều cao từ 4-12m bao gồm: Giẻ gai (Castanopsis tonkinensis Seen), Sau sau (Liquidambar formosana), Sau sau (Liquidambar formosana).

- Ở vị trí đỉnh: Tầng A1 có những cây ≥ 15m bao gồm: Xoan ta (Melia azedarach Linn), Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis),....Tầng tán chính tầng A2 chiếm số lượng nhiều nhất gồm: Trám đen (Canarium tramdenum Dai & Ykovl.), Sau sau (Liquidambar formosana), Giẻ gai (Castanopsis tonkinensis Seen), Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis), Trám trắng (Canarium album(Lour.), Ràng ràng (Ormosia Fordiana Olive),....Ở tầng A3 bao gồm cac loài cây từ 6-12 bao gồm: Kháo (Machilus bonii Lecomte), Xoan đào (Prunus arborea), Giẻ gai (Castanopsis tonkinensis Seen), Bứa (Garcinia oblongifolia)…

- Từ những nhận xét trên kết hợp quan sát thực tế cấu trúc rừng và dẫn liệu bảng 3.7 và 3.8 cho thấy Xoan ta ở khu vực nghiên cứu có mặt trên cả ba tầng tán nhưng chủ yếu là thuộc tầng tán chính A2 và vượt tán của rừng A1.

- Giữa chiều cao lâm phần và chiều cao Xoan ta không có sự chênh lệch nhiều, chiều cao Xoan ta chủ yếu nằm ở cấp chiều cao trung bình đến tầng vượt tán.

- Như vậy trong cấu trúc tầng thứ của rừng, loài Xoan ta tham gia tầng tán chính của rừng. Vì vậy cho thấy trong rừng tự nhiên Xoan ta là loài cây gỗ lớn, cây ưa sáng, thường hay gặp ở tầng tán chính và tầng vượt tán của rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và cấu trúc rừng nơi phân bố cây xoan ta (melia azedarach linn) tại huyện bảo lâm, tỉnh cao bằng (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)