số ở xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng
4.3.1. Kinh nghiệm sử dụng bộ phận làm thuốc của cộng đồng dân tộc thiểu số ở xã Lê Lai số ở xã Lê Lai
Nghiên cứu về bộ phận sử dụng của các loài cây thuốc không chỉ cho thấy tính chất phong phú và đa dạng trong khả năng chữa bệnh của các bộ phận đó, mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với công tác bảo tồn. Đồng thời, việc nghiên cứu các bộ phận sử dụng làm thuốc của cây phần nào đánh giá được tính bền vững trong thực trạng khai thác và sử dụng tài nguyên cây thuốc trong cộng đồng các dân tộc thiểu số. Kết quả thống kê về các bộ phận được sử dụng làm thuốc theo kinh nghiệm của dân tộc Nùng, Tày và Dao ở xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng được trình bày tại Bảng 4.9.
Kết quả thống kê ở Bảng 4.9 cho thấy việc sử dụng bộ phận loài cây làm thuốc của 3 cộng đồng dân tộc Nùng, Tày và Dao rất phong phú với 9 bộ phận được sử dụng. Trong đó bộ phận cả cây, lá, củ, rễ được sử dụng nhiều hơn so với các bộ phận khác. Cụ thể:
- Bộ phận sử dụng cả cây: Đây là bộ phận được cả 3 dân tộc sử dụng nhiều nhất trong đó dân tộc Nùng có số lượng nhiều nhất với 30/62 loài, chiếm 48,39% so với tổng số loài điều tra được từ dân tộc Nùng, bên cạnh đó dân tộc
37
Tày và Nùng đều biết sử dụng với số lượng và tỷ lệ lần lượt là 14/32 (43,75%) và 14/30 loài (46,67%) so với tổng số loài điều tra được từ cộng đồng dân tộc Tày và Dao. Trong đó phải kể đến những loài cây có giá trị như: cây Si- Ficus benjamina L. (1. Mạy hlai chèn, 3. Si) được cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng để ngâm rượu xoa bóp chấm thương làm thuốc bổ, ngoài ra cộng đồng dân tộc Dao cũng dùng để điều trị bệnh xương khớp về đau lưng; Quế- Cinnamomum bejolghota (Buch. -Ham. ex Nees) Sweet (2. Quể) được cộng đồng dân tộc Tày sử dụng để điều trị lưu thông huyết mạch; Bòn bọt - Glochidion eriocarpum
Champ (3. Ản mật khôn) được cộng đồng dân tộc Dao sử dụng điều trị lợi tiểu... - Đối với bộ phận lá: Dân tộc Nùng biết sử dụng với số lượng nhiều nhất với 20/62 loài, chiếm 32,26% so với tổng số loài điều tra được từ dân tộc Nùng, còn dân tộc Tày và Dao có số lượng ít hơn với số lượng và tỷ lệ lần lượt là 11/32 loài (chiếm 34,38%) và 5/30 loài (chiếm 16,67%) so với tổng số loài điều tra được từ 2 cộng đồng Tày và Dao. Trong nhóm này có thể kể đến một số loài như sau: Cốt khí củ - Reynoutria japonica Houtt(1. Mèn kèm) được cộng đồng dân tộc Nùng sử điều hắc lào lang beng đồng thời dùng để ngâm rượu để điều trị xương khớp; Sữa - Alstonia scholaris (L.) R. Br (1. Tin pét đeng) cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng điều trị hắc lang beng, đau xương khớp; Cỏ lào -
Chromolaena odorata (l.) r.m. king & h.rob (1. Cách mang) được cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng để cầm máu; Đơn buốt - Bidens pilosa L. (1. Kim pu) được cộng đồng dân tộc Nùng dùng để điều trị đau răng…
- Đối với bộ phận củ: Cộng đồng dân tộc Nùng đã biết sử dụng 12/62 loài (chiếm 19,35%), còn cộng đồng Tày và Dao lần lượt biết sử dụng 4/32 loài và 3/30 loài dùng làm thuốc (chiếm 12,50% và 10%). Trong nhóm này có thể kể đến một số loài như: Thạch vĩ - Pyrrhosia lingua (Thunb.) Farwell (1. Thạch vĩ) được cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng làm thuốc bổ thận; Tắc kè đá -
Drynaria bonii Christ (1,3. Cáy pùng, 2. Mờ lình) cây được cộng đồng dân tộc Nùng và Tày sử dụng để chữa nhức xương khớp ở đầu gối chân và lưng, ngoài
38
ra cộng đồng dân tộc Tày cũng sử dụng để điều trị chấn thương; Cốt cắn -
Nephrolepis cordifolia (L.) Presl. (2,3. Cốt cắn) được cộng đồng dân tộc Tày sử dụng điều trị huyết áp, ngoài ra cộng đồng dân tộc Dao còn sử dụng để điều trị rắn, rết cắn…
- Đối với bộ phận rễ: Cộng đồng dân tộc Nùng đã biết sử dụng 11/62 loài (chiếm 17,74% so với tổng số loài điều tra được từ dân tộc Nùng), cộng đồng dân tộc Tày và Dao biết sử dụng lần lượt là 3/32 và 8/30 loài cây thuốc (chiếm 9,38% và 26,67%) và có thể kể đến một số loài như: Ngũ gia bì - Acanthopanax lasiogyne Harms (1. Mảy tảng) được cộng đồng dân tộc Nùng dùng làm thuốc bồi bổ cơ thể; Thôi ba - Alangium chinense (Lour.) Harms (3. Mạy đa) được cộng đồng dân tộc Dao sử dụng để điều trị đái rát; Màng tang - Litsea cubeba
(Lour.) Pers (1. Khẩu khinh) được cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng để điều trị bệnh đau thần kinh tọa và rắn căn…
Bảng 4.9. Bộ phận sử dụng của cây thuốc theo kinh nghiệm sử dụng trong cộng đồng dân tộc ở KVNC Stt Bộ phận sử dụng Nùng Tày Dao SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 1 Cả cây 30 48,39 14 43,75 14 46,67 2 Lá 20 32,26 11 34,38 5 16,67 3 Củ 12 19,35 4 12,50 3 10,00 4 Rễ 11 17,74 3 9,38 8 26,67 6 Thân 7 11,29 0 0,00 4 13,33 5 Quả 3 4,84 0 0,00 1 3,33 7 Vỏ 2 3,23 3 9,38 3 10,00 8 Hoa 1 1,61 0 0,00 0 0,00 9 Nhựa 0 0,00 1 3,13 1 3,33 Tổng 86 138,71 36 112,50 39 130,00
Tổng số loài phát hiện của mỗi dt 62 32 30
Chú thích: Tỷ lệ % trong bảng lớn hơn 100% do một số loài có thể sử dụng nhiều bộ phận khác nhau làm thuốc
39
Nhìn chung kết quả nghiên cứu đã chứng minh được rằng: các bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc của cả 3 cộng đồng Tày, Nùng và Dao ở khu vực nghiên cứu rất đa dạng và phong phú, đặc biệt đối với kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc Nùng. Mặt khác kết quả cũng cho thấy việc sử dụng bộ phận cả cây hoặc thân hoặc rễ hoặc củ làm thuốc sẽ rất bất lợi trong việc bảo tồn nguồn gen của cây thuốc, vì vậy chúng ta cần phát triển và thực hiện các phương pháp trồng cây thuốc có bộ phận được sử dụng là cả cây hoặc thân hoặc rễ, để bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên cây dược liệu trong khu vực nghiên cứu nói riêng và ở Việt Nam nói chung.