thị xã Phổ Yên
Kết quả điều tra thực trạng công tác phòng bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa tại 165 hộ nuôi chó trên địa bàn 5 xã (phường), gồm: phường Đồng Tiến, xã Hồng Tiến, xã Tiên Phong, xã Đắc Sơn, xã Nam Tiến bằng phương pháp phỏng vấn và phát phiếu điều tra. Kết quả được trình bày ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Thực trạng công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng cho chó
Biện pháp sử dụng Số hộ áp dụng (165
hộ) Tỷ lệ (%)
1. Tẩy giun tròn cho chó 165 100
- Định kỳ tẩy 2 lần/năm 20 12,12
- Định kỳ tẩy 3 lần/năm 39 23,64
- Không tẩy 106 64,24
2. Thu gom phân chó 165 100
- Thường xuyên 15 9,09
- Không thường xuyên 41 24,85
- Không thu gom 109 66,06
3. Xử lý phân chó 165 100
- Xử lý phân chó bằng chôn lấp phân chó 32 19,39
- Không xử lý 133 80,61
4. Chuồng, cũi, khu vực nuôi chó 165 100
Vệ sinh chuồng, cũi, khu vực nuôi chó 47 28,48
Không vệ sinh chuồng, cũi, khu vực nuôi chó 124 75,15
5. Cho ăn uống 165 100
- Cho ăn đảm bảo vệ sinh 48 29,09
- Cho ăn không đảm bảo vệ sinh 117 70,91
Qua kết quả bảng 4.1 cho thấy:
Trong tổng số 165 hộ nuôi chó trên địa bàn thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên điều tra cho thấy về việc thực hiện biện pháp phòng bệnh giun thực quản cho chó gồm: tẩy giun, thu gom và xử lý phân chó, vệ sinh chuồng, cũi, khu vực nuôi chó, cho ăn uống đảm bảo vệ sinh, chúng tôi thấy số hộ nuôi chó không thực hiện các biện pháp trên đều chiếm trên 50%. Cụ thể:
- Công tác tẩy giun thực quản cho chó ít được thực hiện: tỷ lệ hộ tẩy giun tròn 2 lần/năm chỉ chiếm 12,12%, tẩy 3 lần/năm chiếm 23,64%, số hộ không thực hiện biện pháp phòng này chiếm tới 64,24%.
- Việc thu gom phân chó: số hộ thường xuyên thu gom phân chó chỉ chiếm 9,09%, số hộ có thu gom phân chó nhưng thực hiện không thường xuyên chiếm 24,85%, có tới 66,06% số hộ không thực hiện biện pháp phòng bệnh này.
- Việc xử lý phân chó ít được quan tâm: trong tổng số 165 hộ nuôi chó, có đến 80,61% số hộ không xử lý phân chó. Số hộ có thực hiện biện pháp phòng bệnh bằng chôn lấp phân chó chỉ chiếm 19,39%.
- Công tác vệ sinh chuồng, cũi, khu vực nuôi chó được một số hộ nuôi chó thực hiện: có 28,48% số hộ có áp dụng biện pháp này, số hộ không vệ sinh chuồng, khu vực nuôi chó chiếm 75,15%.
- Việc cho chó ăn uống đảm bảo vệ sinh chỉ có 29,09% số hộ nuôi chó quan tâm thực hiện. Số hộ không cho chó ăn uống đảm bảo vệ sinh chiếm 70,91%.
- Trong đó, số hộ sử dụng từ 1 đến 5 biện pháp trên chiếm 33,94%; còn lại có đến 66,06% số hộ nuôi chó cho biết họ không áp dụng bất cứ biện pháp phòng bệnh giun thực quản nào cho chó.
Kết quả trên cho thấy, công tác phòng chống bệnh giun thực quản cho chó tại thị xã Phổ Yên chưa thật sự được các hộ nuôi chó quan tâm.
Qua điều tra, chúng tôi nhận định rằng những hộ không áp dụng các biện pháp phòng bệnh nói trên chủ yếu nuôi chó với mục đích giữ nhà, tận dụng nguồn thức ăn thừa trong gia đình và nuôi theo phương thức thả rông, chưa chú ý tới công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh giun thực quản nói riêng cho chó. Mặt khác, đa số các hộ nuôi chó ở các địa phương chưa có kiến thức về bệnh giun thực quản ở chó, phương thức nuôi chó thả rông làm cho việc quản lý đàn chó khó khăn, chó bài tiết phân ra môi trường xung quanhlàm môi trường luôn bị ô nhiễm bởi trứng của các loại giun, sán. Vì thế, chó nuôi trên địa bàn thị xã Phổ Yên có nguy cơ nhiễm giun thực quản cao.
4.1.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó qua mổ khám
Theo Skjabin (1928) có phương pháp mổ khám toàn diện cơ quan tiêu hóa, thu thập toàn bộ giun ký sinh ở các khối u, chúng tôi đã tiến hành mổ khám 91 con chó, thu thập giun ở các khối u trong đường tiêu hóa của chó tại một số xã, thị trấn của thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Từ đó xác định được tỷ lệ và cường độ nhiểm. Kết quả được trình bày ở bảng 4.2
Bảng 4.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó
(qua mổ khám)
(Xã, Phường)
Số chó mổ
khám Số chó nhiễm Tỷ lệ nhiễm Cường độ nhiễm
(con) (con) (%) (số giun/chó)
Xã Hồng Tiến 21 1 4,76b 3 Xã Tiên Phong 14 2 14,28ab 3 – 6 Phường Đồng Tiến 21 9 42,85a 6 – 12 Xã Đắc Sơn 18 6 33,33ab 1 – 5 Xã Nam Tiến 17 3 17,64ab 2 – 8 Tính chung 91 21 19,78 1 - 12
Ghi chú: Theo hàng dọc, những chữ cái khác nhau thì có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun thực quản S. lupi ở chó qua mổ khám
Qua bảng 4.2 và hình 4.1 cho thấy: tại 5 xã, phường của thị xã Phổ Yên, qua mổ khám tính chung là 19,78%, biến động từ 4,76% đến 42,28%. Tỷ lệ nhiễm giun thực quản của chó ở các xã, phường có sự khác nhau: chó ở phường Đồng Tiến có tỷ lệ nhiễm giun thực quản cao nhất (42,85%); chó nuôi ở xã Hồng Tiến có tỷ lệ nhiễm thấp nhất (4,76%); các xã Tiên Phong, Đắc Sơn, Nam Tiến tỷ lệ nhiễm biến động từ 14,28% đến 33,33%.
Cường độ nhiễm giun thực quản ở chó tính chung biến động từ 1 đến 12 giun/chó. Trong đó chó ở phường Đồng Tiến nhiễm giun thực quản với cường độ nặng nhất (6 - 12 giun/chó); chó ở xã Đắc Sơn nhiễm giun thực quản với cường độ thấp nhất (1 - 3 giun/chó).
Từ khảo sát tại các xã, phường của thị xã Phổ Yên nhận thấy rằng yếu tố quyết định đến tỉ lệ nhiễm giun thực quản ở chó chủ yếu là do tập quán chăn nuôi và ý thức phòng bệnh của người dân.Tỷ lệ nhiễm giun thực quản ở các xã, phường chăn nuôi theo phương thức nuôi nhốt hoặc vừa thả vừa nhốt sẽ
thấp hơn so với các xã, phường nuôi chó theo phương thức thả rông. Lý giải cho việc này là do chó thả rông sẽ có nguy cơ cao tiếp xúc được với trứng hoặc ấu trùng giun thực quản có sức gây bệnh ở ngoài môi trường, đồng thời cũng là nguồn lây, phát tán mầm bệnh cho những con chó khỏe khác.
4.1.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó qua xét nghiệm phân
4.1.3.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó qua xét nghiệm phân ở các địa phương
Để đánh giá tình hình nhiễm giun thực quản của thị xã Phổ Yên, chúng tôi đã xét nghiêm 600 mẫu phân chó ở 5 xã (phường) thị xã Phổ Yên. Kết quả trình ở bảng 4.3 và minh họa ở hình 4.2 và hình 4.3
Bảng 4.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó
(qua xét nghiệm phân)
Địa phương Số mẫu Số mẫu nhiễm Tỷ lệ
nhiễm Cường độ nhiễm
(xã,
phường) nghiệm xét (con) (%) + ++ +++
(con) n % n % n % Xã Hồng Tiến 125 11 8,8b 9 81,81 2 18.18 0 0 Xã Tiên Phong 157 22 14,01 ab 13 59,09 7 31,81 2 9,09 Phường Đồng Tiến 98 28 28,57a 18 64,28 7 25 3 10,71 Xã Đắc Sơn 121 18 14,87ab 14 77,77 3 16,66 1 5,55 Xã Nam Tiên 99 12 12,12 ab 9 75 2 16,66 1 8,33 Tính chung 600 91 15,16 63 69,23 21 23,07 7 7,69
Ghi chú: Theo hàng dọc, những chữ cái khác nhau thì có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun S. lupi ở chó (qua xét nghiệm phân)
Hình 4.3. Biểu đồ cường độ nhiễm giun S. lupi ở chó (qua xét nghiệm phân)
Kết quả ở bảng 4.3 và biểu đồ hình 4.2 và 4.3 cho thấy :
Xét nghiệm 600 mẫu phân chó tại các xã, phường có 91 mẫu nhiễm, tỷ lệ nhiễm chung là 15,16%, biến động từ 8,8% đến 28,57%. Tỷ lệ mắc bệnh giun thực quản của chó cao nhất tại phường Đồng Tiến 28,57%, tiếp đến là xã Đắc Sơn 14,87%, tiếp đến xã Tiên Phong 14,01%, rồi đến xã Nam Tiến 12,12%, thấp nhất là xã Hồng Tiến 8,8%.
Về cường độ nhiễm: chó nhiễm giun thực quản S. lupi ở cả 3 mức độ
nhẹ, trung bình và nặng. Trong đó, chó nhiễm giun thực quản chủ yếu ở mức độ nhẹ (69,23%), có 23,07% số mẫu nhiễm ở mức độ trung bình, số mẫu nhiễm ở mức độ nặng chỉ chiếm 7,69%.
Ở mỗi xã, phường tỷ lệ nhiễm là khác nhau, phường Đồng Tiến có tỉ lệ nhiễm cao nhất, xã Hồng Tiến thì có tỉ lệ và cường độ nhẹ nhất. Khảo sát thực tế nhận thấy phường Đồng Tiến có số lượng chó nhiều nhất nhưng phương thức nuôi chủ yếu của các hộ dân lại chỉ là thả rông, các vấn đề về phòng bệnh giun sán nói chung và giun thực quản S. lupi cho chó cũng chưa được
quan tâm và chú ý nhiều. Do đó nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh là cao như là các loài côn trùng cánh cứng ăn phân súc vật.
Tỷ lệ nhiễm giun thực quản S. lupi ở chó qua xét nghiệm phân tương đối
phù hợp với tỷ lệ nhiễm qua mổ khám. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm giun tròn S. lupi ở chó tại thị xã Phổ Yên qua xét nghiệm phân phù hợp với
kết quả nghiên cứu của Võ Thị Hải Lê (2012) [15] khi tác giả cho biết tỷ lệ nhiễm S. lupi ở chó tại Hà Tĩnh là 13,8%.
4.1.3.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản theo tuổi chó
Qua kết quả bảng 4.4 cho thấy:
- Về tỷ lệ nhiễm: ở các lứa tuổi từ 2 tháng trở lên đều có chó nhiễm giun thực quản S. lupi. Tuy nhiên, chó ở các lứa tuổi khác nhau có tỷ lệ nhiễm khác nhau. Chó trên 12 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm giun thực quản cao nhất, nhiễm 31,86% ; tiếp đến là chó > 6 - 12 tháng tuổi, nhiễm 18,07%; chó > 2 - 6 tháng
tuổi nhiễm 1,52%; ở chó dưới 2 tháng tuổi không thấy con nào nhiễm giun thực quản. Sự khác nhau giữa các nhóm tuổi là rõ rệt (P<0,05).
- Về cường độ nhiễm: chó nhiễm giun thực quản S. lupi ở cả 3 mức độ nhẹ, trung bình và nặng.
Chó > 2 - 6 tháng tuổi: chỉ nhiễm ở cường độ từ nhẹ đến trung bình. Trong 3 mẫu nhiễm giun thực quản có 66,67% số mẫu nhiễm ở mức độ nhẹ; 33,33% mẫu nhiễm ở mức độ trung bình, không có mẫu nào nhiễm nặng.
Chó > 6 - 12 tháng tuổi: trong 30 mẫu nhiễm giun thực quản có 66,67% số mẫu nhiễm ở mức độ nhẹ; 23,33% số mẫu nhiễm ở mức độ trung bình và 10% số mẫu nhiễm ở mức độ nặng.
Bảng 4.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản theo tuổi chó
Tuổi chó (tháng) Số mẫu xét nghiệm (mẫu) Số mẫu nhiễm (mẫu) Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm + ++ +++ n % n % n % ≤ 2 55 0 0c 0 0 0 0 0 0 > 2 - 6 197 3 1,52c 2 66,67 1 33,33 0 0 > 6 - 12 166 30 18,07b 20 66,67 7 23,33 3 10 > 12 182 58 31,86a 41 70,69 13 22,41 4 6,89 Tính chung 600 91 15,16 63 69,23 21 23,07 7 7,69
Ghi chú: Theo hàng dọc, những chữ cái khác nhau thì có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Chó trên 12 tháng tuổi: trong 58 mẫu phân nhiễm giun thực quản có 70,69% số mẫu nhiễm ở mức độ nhẹ; 22,41% số mẫu nhiễm ở mức độ trung bình 6,89% số mẫu nhiễm ở mức độ nặng.
Từ kết quả về tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản của chó theo lứa tuổi, tôi nhận thấy rằng: giai đoạn dưới 2 tháng tuổi chó chưa bị nhiễm giun thực quản S. lupi vì thời gian chó sống và phát triển phụ thuộc vào ngoại cảnh chưa nhiều, nguồn lây chủ yếu cho chó dưới 2 tháng tuổi là sữa mẹ nên cơ hội nuốt phải côn trùng cánh cứng có sức gây bệnh còn hạn chế. Ngoài ra, chu kỳ hoàn
thành vòng đời của giun thực quản là từ 5 đến 6 tháng nên thời gian ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành tính từ khi chó nuốt phải trứng có ấu trùng có sức gây bệnh phải mất ít nhất 5 tháng. Chính vì vậy, sau 5 tháng tuổi, xét nghiệm phân mới tìm thấy trứng giun thực quản nên tỷ lệ nhiễm nhiều bắt đầu từ 5 tháng tuổi (Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, (2001) [14]). Tỷ lệ nhiễm giun thực quản ở chó tăng lên theo lứa tuổi do chó trưởng thành thường xuyên tiếp xúc với ngoại cảnh và dễ ăn phải những côn trùng cánh cứng mang ấu trùng giun S. lupi
có sức gây bệnh.
Kết quả nghiên cứu của tôi phù hợp với nghiên cứu của Đỗ Hải (1972) [4]. Khi nghiên cứu ở Việt Nam, các tác giả đều cho biết, tỷ lệ nhiễm giun S. lupi chó già tỷ lệ nhiễm cao hơn chó non.
Tỷ lệ nhiễm giun thực quản theo tuổi chó được thể hiện rõ hơn ở đồ thị hình 4.4, cường độ nhiễm theo tuổi chó được thể hiện ở biểu đồ hình 4.5.
Hình 4.5. Biểu đồ cường độ nhiễm giun S. lupi theo tuổi chó
Đồ thị hình 4.4 và biểu đồ ở hình 4.5 thể hiện rõ hơn quy luật nhiễm giun thực quản theo tuổi của chó: đường biểu thị tỷ lệ nhiễm giun thực quảm ở chó các lứa tuổi tăng dần, từ chó dưới 2 tháng đến chó trên 12 tháng tuổi.
4.1.3.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó trong tháng nghiên cứu
Bảng 4.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó trong các tháng
(qua xét nghiệm phân)
Tháng Số mẫu xét nghiệm (mẫu) Số mẫu nhiễm (mẫu) Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm + ++ +++ n % n % n % 6/2020 88 27 30,68a 21 77,77 3 11,11 3 11,11
7/2020 92 26 28,26ab 15 57,69 9 34,61 2 7,69 8/2020 87 15 17,24ab 11 73,33 3 20 1 6,66 9/2020 133 9 6,76b 5 55,55 3 33,33 1 11,11 10/2020 95 8 8,42b 7 87,5 1 12,5 0 0 11/2020 105 6 5,71b 4 66,66 2 33,33 0 0 Tính chung 600 91 15,16 63 69,23 21 23,07 7 7,69
Ghi chú: Theo hàng dọc, những chữ cái khác nhau thì có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Hình 4.6. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun thực quản S. lupi ở chó trong các tháng
Qua bảng 4.5 và biểu đồ ở hình 4.6 cho thấy: các tháng có ảnh hưởng tới tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó. Cụ thể như sau:
Về tỷ lệ nhiễm. Mỗi tháng có tỷ lệ nhiễm giun thực quản S. lupi là khác nhau. So sánh giữa các tháng với nhau, tôi thấy: tỷ lệ nhiễm giun thực quản S.
lupi ở tháng 6 là cao nhất, tiếp đến là các tháng 7, 8, 10, 9 với tỷ lệ nhiễm giao động từ 6,76% đến 28,26%, thấp nhất là tháng 11 với tỷ lệ nhiễm 5,71%.
Về cường độ nhiễm: chó nhiễm giun thực quản S. lupi ở cả 3 mức độ nhẹ, trung bình và nặng. Trong đó, chó nhiễm giun thực quản chủ yếu ở mức độ nhẹ (69,23%), có 23,07% số mẫu nhiễm ở mức độ trung bình, số mẫu nhiễm ở mức độ nặng chỉ chiếm 7,69%.
Tỷ lệ nhiễm giun thực quản S. lupi ở chó trong các tháng là khác nhau. Những mẫu thu thập ở tháng 6 có tỷ lệ và cường độ nhiễm cao nhất, tháng 11 có tỷ lệ nhiễm thấp nhất và cường độ nhiễm nhẹ nhất.
Theo bảng số liệu ta thấy tỷ lệ nhiễm giun thực quản vào các tháng mùa hè cao hơn so với các thàng mùa đông. Vào các tháng 6, 7, 8 là có tỉ lệ cao các tháng 9, 10, 11. Sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm này là khá rõ rệt với P < 0,05. Theo Oryan et all. (2008) [35], Brown G. et all. (2014) [27], giun thực quản S. lupi phổ biến ở các vùng nhiệt đới ấm và cận nhiệt đới trên thế giới; ở vùng ôn đới, vào thời điểm cuối xuân, mùa hè và đầu mùa thu tỷ lệ nhiễm S. lupi thường cao. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về biến động nhiễm S. lupi
ở chó theo mùa vụ tương đối phù hợp với nhận xét của các tác giả trên.
4.1.3.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản chó theo tính biệt