Nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng cây Gù hương tuổi 4 và cây Đinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng và phát triển cây đinh mật (fernandoa brillettii) trồng năm thứ nhất và cây gù hương (cinnamomum balansae) năm thứ tư tại xã vũ chấn, huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 39 - 41)

Đinh mật tuổi 1

- Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng: Tỷ lệ sống, sinh trưởng đường kính gốc (Doo), sinh trưởng chiều cao (Hvn), chất lượng cây Gù hương (tốt, trung bình, xấu), động thái ra lá non.

- Định kỳ thu thập số liệu: 1 tháng/1 lần (ngày 1 hàng tháng)

Để thu thập các số liệu sinh trưởng của cây Gù hương và cây Đinh mật. Lập 1 OTC cố định có diện tích 500m2 (kích thước OTC: 25 X 20m) trong diện tích trồng rừng Gù hương và Đinh mật tại xóm Khe Nọi… xã Vũ Chấn (Gù hương được trồng có diện tích: 3,5 ha). OTC được chọn phải mang tính đại diện cho diện tích trồng Gù hương và Đinh mật tại khu vực nghiên cứu.

Cách lập ô tiêu chuẩn:

- Chọn ngẫu nhiên trên khu vực trồng cây Gù hương và cây Đinh mật, dùng thước dây, xác định các cạnh của OTC, OTC hình chữ nhật. Khi xác định chiều dài OTC (25m) là đường thẳng kéo dài theo đường đồng mức, cứ cách 5m cắm 1 cọc tiêu, để dễ nhận biết. Chiều rộng (20m) vuông góc với chiều dài. Dùng cọc tiêu gỗ để đánh dấu cắm trên đường ranh hoặc dây nylon mầu vàng hoặc đỏ để xác định ranh giới OTC, để dễ nhận biết cho các lần thu thập số liệu theo định kỳ lần tiếp theo. Khi lập xong OTC tiến hành đánh dấu các cây Gù hương và Đinh mật có trong OTC, bằng cách cắm cọc có đánh dấu số thứ tự cho từng cây từ 1 đến hết đối với toàn bộ các cây Gù hương và cây Đinh mật có trong OTC mới lập.

Sau khi lập xong OTC tiến hành đo đếm các số liệu cho các chỉ tiêu cần đo đếm theo các nội dung của khóa luận đã đề ra. Tiến hành điều tra đánh giá sinh trưởng, sâu, bệnh đối với tất cả các cây Gù hương và cây Đinh mật trồng trong OTC có diện tích 500m2 được lập.

- Tỷ lệ sống của cây được xác định bằng tổng số cây sống X 100 / tổng số cây trong OTC đã lập. Qua quan sát đánh giá trực tiếp. Các số liệu thu thập được ghi vào mẫu bảng 3.1

- Chất lượng cây trồng được xác định theo 3 cấp quan sát đánh giá trực tiếp:

Cây tốt là cây thân thẳng, không cụt ngọn, sinh trưởng tốt, không bị sâu, bệnh.

Cây xấu là những cây cong queo, cụt ngọn, sinh trưởng kém, bị sâu, bệnh phá hại.

Còn lại là cây có chất lượng trung bình. Số liệu thu thập được ghi vào mẫu bảng 3.1

- Sinh trưởng đường kính gốc (Doo), chiều cao (Hvn)

Đường kính gốc được đo sát cổ rễ bằng thước kẹp Pame, đo theo 2 chiều Đông - Tây và Nam - Bắc lấy trị số trung bình. Số liệu thu được ghi vào mẫu bảng 3.1:

Bảng 3.1: Phiếu đo đếm cây sống, sinh trưởng đường kính gốc, chiều cao vút ngọn, chất lượng và động thái ra lá cây Gù hương và cây Đinh mật

Khu vực: Lần đo: Người đo đếm: Ngày đo đếm:

STT Doo Hvn Chất lượng Số lá mới ra Ghi chú Tốt TB Xấu 1 2 … 30

- Động thái ra lá của cây được theo dõi đồng thời theo định kỳ đo các chỉ tiêu sinh trưởng khác. Thống kê số lá non mới ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng và phát triển cây đinh mật (fernandoa brillettii) trồng năm thứ nhất và cây gù hương (cinnamomum balansae) năm thứ tư tại xã vũ chấn, huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)