Được dùng trong truyền thông toàn cầu trên 40 năm Vệ tinh chuyển tiếp tín hiệu từ nơi này sang nơi khác

Một phần của tài liệu Mạng cơ bản - Mạng diện rộng (Trang 31 - 37)

Vệ tinh chuyển tiếp tín hiệu từ nơi này sang nơi khác trên trái đất.

Bài 9 – Mạng cơ bản 32

Tổng kết (tiếp)

• Các hệ thống vệ tinh được phân loại theo loại quỹ đạo bay. Các vệ tinh quỹ đạo trái đất thấp (LEO) bay ở độ cao: 200 – 900

dặm và có một vùng phủ sóng trên trái đất, còn gọi là “footprint”, nhỏ. Các vệ tinh quỹ đạo trái đất trung bình (MEO) bay ở độ

cao: 1500 – 10000 dặm và có một “footprint” lớn hơn do đó chỉ cần ít vệ tinh để phủ sóng trái đất.

• Các kết nối dữ liệu trực tiếp phải được trả tiền hàng tháng hoặc hàng năm cho nó. Có một cách khác là sử dụng các kết nối dữ liệu riêng tư. Với một kết nối dữ liệu riêng tư, một công ty mua và sở hữu thiết bị, vì vậy không cần thuê bất cứ đường truyền nào để truyền dữ liệu.

Bài 9 – Mạng cơ bản 33

Tổng kết (tiếp)

• Một cầu nối không dây từ xa được thiết kế để kết nối một hay nhiều LAN được đặt ở các tòa nhà khác nhau. Khoảng cách giữa các tòa nhà có thể lên tới 18 dặm khi truyền dữ liệu ở tốc độ 11 Mbps hoặc lên tới 25 dặm nếu truyền dữ liệu ở tốc độ 2 Mbps. Quang học không gian trống (FSO) là một công nghệ điểm-tới-điểm vô tuyến được dùng để kết nối các địa điểm xa nhau tạo ra một WAN. FSO có thể truyền ở tốc độ lên tới 1.25 Gbps qua khoảng cách 2.5 dặm. Một mạng riêng ảo (VPN) sử dụng mạng Internet công cộng để truyền các dữ liệu nhạy cảm đã được bảo vệ để ai không được phép không thể tiếp cận dữ liệu, vì vậy nó hoạt động như một mạng riêng. VPN mã hóa các dữ liệu và lưu trong một gói tin (còn gọi là đóng gói) trước khi truyền qua

Bài 9 – Mạng cơ bản 34

Tổng kết (tiếp)

• Một giải pháp khác so với thuê hay tạo kết nối miễn phí là sử dụng mạng dữ liệu chuyển mạch công cộng (PSDN). Bản thân PSDN là một mạng, trong khi các kết nối dữ liệu thuê hay công cộng chỉ đơn thuần là các kết nối giữa các mạng. Với PSDN, mỗi địa điểm chỉ cần một mạch truyền đơn trực tiếp nối địa điểm đó tới PSDN. X.25 là mạng dữ liệu chuyển mạch công cộng đầu tiên (1960s) so với chuẩn ngày nay thì rất chậm (9.6- 64Kbps). PSDN phổ dụng nhất là Frame Relay (tiếp sóng

khung). Không giống như X.25, Frame Relay không sử dụng một hệ thống kiểm tra lỗi, thay vào đó, các thiết bị nhận và gửi chịu trách nhiệm kiểm tra lỗi. Điều này khiến cho mạng chạy nhanh hơn, với tốc độ truyền thấp nhất là 56 Kbps lên tới tốc độ cao nhất 40 Mbps.

Bài 9 – Mạng cơ bản 35

Tổng kết (tiếp)

• Chế độ truyền không đồng thời (ATM) có thể truyền dữ liệu, âm thanh, và hình ảnh trên cùng một mạng. ATM sử dụng các gói tin cố định chiều dài, nhỏ cỡ 53 bytes, cho phép các gói tin di chuyển rất nhanh. ATM hiện đang chạy ở tốc độ 155 Mbps hay 622 Mbps. Mạng tích hợp dịch vụ số (ISDN) là một đường điện thoại số có thể dùng để truyền cả dữ liệu và âm thanh. Mạng quang đồng bộ (SONET) sử dụng các đường cáp quang để truyền tải dữ liệu, âm thanh, hay video ở tốc độ cao. Mạng

Ethernet Metro (MEN) truyền các dữ liệu mạng cục bộ Ethernet qua một mạng diện rộng tựa Ethernet. MEN loại trừ nhu cầu chuyển đổi các dữ liệu mạng cục bộ sang định dạng khác trước khi truyền nó qua một mạng diện rộng PSDN.

Bài 9 – Mạng cơ bản 36

Tổng kết (tiếp)

• Bất kỳ máy tính nào được nối vào một WAN hay mạng Internet đều phải đối mặt với nguy cơ bảo mật nghiêm trọng. Người dùng trái phép, còn được gọi là các tin tặc, có thể sử dụng các công cụ tinh vi và sự hiểu biết về mạng để đột nhập vào một mạng máy tính. Một tường lửa kiểm tra thông tin đi vào và chấp nhận hay từ chối thông tin đó theo các quy luật đặt trước. Một bộ dịch địa chỉ mạng (NAT) che giấu các địa chỉ IP nội bộ bằng cách thay chúng bằng các địa chỉ giả. Trên mỗi gói tin đi ra khỏi mạng, NAT gỡ bỏ địa chỉ IP nguồn và số cổng thật và thay vào đó một địa chỉ IP và số cổng giả.

Bài 9 – Mạng cơ bản 37

Tổng kết (tiếp)

Một phần của tài liệu Mạng cơ bản - Mạng diện rộng (Trang 31 - 37)