Trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài trần liên (paphiopedilum tranlienianum) bằng phương pháp in vitro (Trang 28 - 30)

Thông thường Paphiopedilum có thể được nhân giống bằng gieo trồng hạt hay tách cây con đã trưởng thành ra khỏi cây mẹ. Tuy nhiên, các phương pháp này cho hiệu quả nhân giống thấp nên không đáp ứng nhu cầu của thị trường. Vì vậy, phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật cho phép tạo ra một lượng lớn cây con trong thời gian ngắn đã trở thành một giả pháp lý tưởng để bảo vệ lan Hài thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

Các nghiên cứu đầu tiên về nuôi cấy mô lan Hài được thực hiện bởi Bubeck năm 1973. Kể từ đó nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng nhân giống lan Hài bằng nhiều phương pháp nuôi cấy sử dụng các bộ phận khác nhau của cây. Một số nghiên cứu đã thành công:

Năm 1975, Stewart và cs tiến hành cảm ứng chồi bên để tạo ra mô sẹo, đôi khi có sự hình thành một vài cây con trong quá trình nuôi cấy. Tuy nhiên, các mô sẹo rất khó tái sinh, sau một thời gian nuôi cấy những mô sẹo này sẽ chết. Vì lý do này, hầu hết các nghiên cứu về nuôi cấy mô Paphiopedilum đều sử dụng nguồn vật liệu ban đầu từ hạt.[29]

Năm 1980, Nieman đã tiến hành nuôi cấy chồi bên và cây con [24]và phương pháp này cũng được Sampolinski sử dụng cho nghiên cứu năm 1983.[28]

Năm 1988, Huang đã tiến hành nuôi cấy kéo dài cây in vitro, sau đó cảm ứng tạo chồi từ chồi nách của cây in vitro được nuôi cấy kéo dài.

Năm 2000, Lin và cs đã tiến hành nuôi cấy mô sẹo từ nguồn protocorm của hạt một loài lan Hài lai và đã thu được một vài cây con trong ống nghiệm.[23]

20

Năm 2001, Huang đã tiến hành nhân nhanh hạt giống lan Hài lai giữa P. philippinese và P. susan trong môi trường MS bổ sung với BAP 13 mM.[20]

Năm 2002 và 2004, Chen và các cộng sự cũng báo cáo rằng có thể cảm ứng tạo chồi từ thân và lá của lan Hài P. philippinese khi nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 2,4D 4,52mM và TDZ 4,5mM.[16][17]

Năm 2005, Dương Tấn Nhựt đã nghiên cứu thành công phương pháp nhân nhanh giống lan Hài P. delenatii bằng phương pháp sử dụng hạt nảy mầm in vitro. Từ cây con in vitro, các mô sẹo được cảm ứng từ protocorm có nguồn

gốc từ hạt, được nuôi cấy trên môi trường có chứa 2,4D và TDZ với nồng độ cao, những mô sẹo này có khả năng tái sinh thành cây hoàn chỉnh thông qua bước hình thành PLB. Một phần mô sẹo có thể tái sinh được 3-7 chồi trong 3 tháng và chúng có thể tồn tại trên môi trường nuôi cấy trong 3 năm mà không mất đi khả năng tái sinh [32]. Ngoài ra, Dương Tấn Nhựt còn nghiên cứu thành công một phương pháp mới cho phép nhân nhanh giống lan P. delenatii là

phương pháp gây vết thương trên phần gốc thân của cây con in vitro. Phần gốc sau khi nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung thêm TDZ, NAA, 2,4D sẽ hình thành mô sẹo và một số ít xuất hiện protocorm.

Năm 2007, Dương Tấn Nhựt và cộng sự đã nghiên cứu nhân giống thành công lan Hài Hồng qua các chồi tái sinh từ các đoạn thân của cây non được nuôi cấy kéo dài in vitro khi nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung TDZ 1,5 mg/l, BA 2 mg/l, NAA 0,5 mg/l, than hoạt tính 1 g/l, đường 30 g/l, agar 9 g/l. [25]Khi nuôi cấy trong bóng tối sẽ thu được chồi dài, màu vàng, yếu, còn khi nuôi cấy dưới ánh sáng đỏ có cường độ thấp sẽ thu được chồi có sự giãn cách giữa các lá dọc trên thân cây.

Năm 2008, Hong và các cộng sự cũng đã tái sinh chồi từ mô sẹo của cây con giống P. alma Gavaert khi nuôi cấy trên môi trường MS có Kinetin

21

Năm 2011, Liao và các cộng sự cũng đã tái sinh chồi từ mô sẹo của cây con hoàn chỉnh từ nụ hoa của P. deperle và P. armeni. Tuy nhiên, cần rất nhiều thời gian để cho cây lan Hài ra hoa vì vậy phương pháp này kém hiệu quả hơn các phương pháp khác.[22]

Người ta cũng tiến hành phương pháp nuôi cấy huyền phù tế bào từ những dòng mô sẹo có nguồn gốc từ protocorm và nuôi cấy mô sẹo từ những loại mô khác của Paphiopedilum.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài trần liên (paphiopedilum tranlienianum) bằng phương pháp in vitro (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)