dụng làm thuốc (thân, rễ, hoa, quả, hạt, nhựa, vỏ); công dụng. Đồng thời ghi chép những đặc điểm dễ nhận biết của cây ngoài thiên nhiên, ghi rõ thời gian, địa điểm và người thu thập thông tin.
- Định danh tên cây: định danh loài cây theo các bước: (i) định danh tại thực địa; (ii) sử dụng kiến thức kinh nghiệm của các chuyên gia và nguồn tài liệu tin cậy đã công bố giám định lại.
+ Bước 1: xác định sơ bộ tên địa phương, tên thường gọi được thực hiện ngay ở lần điều tra đầu tiên. Đối với những loài chưa chắc chắn thì chú thích để kiểm định lại ở bước sau. Các loài không biết tên cần phải lấy mẫu (lá, hoa, quả...) và ghi vào biểu điều tra bằng ký hiệu sp1, sp2... để giám định.
+ Bước 2: tất cả các cây được thẩm định lại tên cây, lập danh mục cây thuốc bằng sử dụng kiến thức kinh nghiệm của các chuyên gia về thực vật và nguồn tài liệu tin cậy đã công bố gồm: Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1999), Từ điển Cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi, 2012), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi, 2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (Trung tâm NCTN&MT – Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện ST&TNSV, 2006). Danh sách tên cây thuốc sẽ được hoàn thiện ở bước này.
Bảng 2.1. Mẫu bảng điều tra cây thuốc được các cộng đồng dân tộc ở khu vực nghiên cứu
Thời gian điều tra: Người điều tra: Địa chỉ điều tra:
Stt Tên phổng thông Tên địa phương Số hiệu ảnh chụp Dạng cây Môi trường sống Bộ phận sử dụng Cách sử dụng Công dụng 1 2 …
2.3.3. Phương pháp thu thập mẫu
Đối với loài cây chưa xác định được tên ở ngoài thực địa và loài cần giám định lại tên sẽ tiến hành thu mẫu ở thực địa theo nguyên tắc và phương pháp thu mẫu theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007).
Dụng cụ thu mẫu: bản gỗ ép mẫu, túi đựng mẫu, bao tải dứa, kéo cắt cây, giấy báo , dây buộc, etyket, bút chữ A, sổ ghi chép, máy ảnh (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997).
Nguyên tắc thu mẫu: Mỗi cây thuốc thu từ 3 đến 5 mẫu và được gắn nhãn ghi rõ các thông tin về ký hiệu mẫu, địa điểm, thời gian và người thu mẫu (các mẫu cùng cây đánh số cùng số hiệu mẫu). Mẫu thu thập sẽ được xử lý theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) như sau:
+ Bước 1: sau thu mẫu, mẫu vật sẽ được mang về nơi ở, xếp mẫu ngay ngắn vào một tờ báo cỡ 28 x 42 cm, để mẫu ở trạng thái tự nhiên, có lá sấp - lá ngửa, vuốt cho thẳng mẫu và đeo etyket cho mẫu.
+ Bước 2: xếp khoảng 15 - 20 mẫu thành một chồng, dùng dây dứa buộc lại.
+ Bước 3: cho mẫu vào túi nilon và tẩm cồn cho chồng mẫu để bảo quản.
2.3.4. Phương pháp đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc
Đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc của các cộng đồng dân tộc ở huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, đề tài sử dụng phương pháp đánh giá của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997):
- Đa dạng về bậc phân loại: ngành, lớp, họ, chi, loài.
- Đa dạng về dạng sống: kí sinh, dây leo, gỗ trung bình, gỗ nhỏ, thảo, bụi. - Đa dạng về môi trường sống: rừng, đồi, vườn, ven suối hoặc nơi ẩm ướt. - Đa dạng về bộ phận sử dụng làm thuốc: thân, rễ, lá, hoa, quả, hạt, nhựa, cả cây.
- Đa dạng về cách chế biến cây thuốc: khô và tươi.
- Đa dạng về các nhóm bệnh chữa trị: bệnh về khớp, tim, dạ dày, gan, giải độc, xương,…
2.3.5. Phương pháp đánh giá mức độ nguy cấp
Đánh giá mức độ nguy cấp của các loài cây thuốc, xác định những cây thuốc thuộc diện bảo tồn ở khu vực nghiên cứu theo: Sách đỏ Việt Nam, phần thực vật rừng (Bộ KH&CN, 2007), Nghị định 06/2019/NĐ-CP (Chính phủ nước Việt Nam, 2019), Danh sách đỏ cây thuốc Việt Nam trong Cẩm nang cây thuốc cần được bảo vệ ở Việt Nam (Nguyễn Tập, 2007).
2.3.6. Phương pháp nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu lá, thân, rễ cây thuốc sau khi thu hái được rửa sạch, để ráo nước sau đó đem sấy khô ở 900C đến khối lượng không đổi.
Nguyên liệu sau khi sấy khô được nghiền trong máy xay đa năng loại nhỏ thành bột dạng mịn, bảo quản nơi khô ráo để sử dụng trong các nghiên cứu tiếp theo.
- Bước 2: Tạo cao chiết
Nguyên liệu được tách chiết theo phương pháp ngâm nóng. Nguyên liệu dạng bột khô được đem đi chiết với tỷ lệ 10 g/100 ml bằng dung môi methanol,
sau đó cho vào máy lắc với tần số 200 vòng/phút (để các chất có hoạt tính sinh học tan đều trong dung môi) ở các điều kiện thời gian 24 giờ, sau đó tiến hành lọc qua giấy lọc, 80 ml dịch lọc được đem đi cô đặc bằng máy cô quay (hoặc sấy khô) đến khi có khối lượng khô không đổi và được bảo quản ở 40C để sử dụng trong các nghiên cứu về khả năng kháng khuẩn.
- Bước 3: Chuẩn bị giống vi khuẩn
Sử dụng 2 chủng vi khuẩn gồm 1 chủng gram dương là S.a
(Staphylococcus aureus) và 1 chủng gram âm là E.coli (Escherichia coli), lấy từ phòng thí nghiệm Vi sinh - Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên. Bảo quản giống trên môi trường thạch nghiêng: vi sinh vật được hoạt hóa trong môi trường LB, sau đó được cấy chuyển sang môi trường thạch nghiêng, nuôi 24 giờ ở 370C, giữ trong tủ lạnh để thực hiện các nghiên cứu tiếp theo.
- Bước 4: Thử khả năng kháng khuẩn
Kiểm tra khả năng kháng khuẩn của cao chiết bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch, thí nhiệm được bố trí 3 lần nhắc lại trên một chủng vi khuẩn 3 đĩa petri trên 1 lần nhắc lại.
Pha cao chiết của toàn thân cây thuốc với nước ở nồng độ 100 mg/ml sau đó dùng cao đã pha để thử hoạt tính kháng khuẩn.
Các thao tác được thực hiện trong tủ cấy vô trùng. Khi mật độ vi khuẩn đạt đến nồng độ 106 tế bào/ml, lắc đều ống nghiệm chứa vi khuẩn. Môi trường LB đã được hóa lỏng trong lò vi sóng, khi còn lỏng đổ đều môi trường vào các đĩa Petri, sau đó để nguội để môi trường đông đặc lại tạo thành mặt phẳng. Dùng micropipet hút 100μl dịch vi khuẩn vào giữa đĩa thạch chứa môi trường LB (Thành phần của môi trường LB là như sau (g/l): Peptone - 10; Cao nấm men - 5; NaCl -10; pH: 7,0), dùng que cấy tam giác trang đều cho đến khi mặt thạch khô. Sau 15 phút đục giếng trên môi trường thạch với đường kính 6 mm, đục 2 giếng, mỗi giếng cách nhau 2 - 3 cm. Mỗi giếng thạch nhỏ 100μl dịch cao chiết cần nghiên cứu bằng micropipet,
sử dụng đối chứng dương là kháng sinh Kanamycin và Akamicin với nồng độ 5mg/ml để so sánh, để các đĩa thạch trong tủ lạnh 30 phút để dịch cao chiết khuếch tán ra môi trường nuôi cấy vi khuẩn, sau đó nuôi cấy trong tủ ấm 370C, sau 24h mang ra đo kích thước vòng kháng khuẩn. Hoạt tính kháng khuẩn được xác định bằng cách đo kích thước vùng kháng khuẩn (BK) bằng công thức: BK = D - d, trong đó D là đường kính vòng kháng khuẩn, d là đường kính giếng thạch.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nguồn tài nguyên cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng
3.1.1. Sự đa dạng trong các bậc taxon
3.1.1.1. Đa dạng ở bậc ngành
Kết quả điều tra ghi nhận được 257 loài thực vật bậc cao, phân bố ở 3 ngành: ngành Dương xỉ (Pteridophyta), ngành Dây gắm (Gnetophyta), ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), sự phân bố các taxon của các ngành được tổng hợp tại Bảng sau:
Bảng 3.1. Nguồn tài nguyên cây thuốc được phát hiện ở KVNC
Stt Ngành thực vật
Số họ Số chi Số loài
SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 1 Ngành Dương xỉ Pteridophyta 5 4,81 6 2,69 6 2,33 2 Ngành Dây gắm Gnetophyta 1 0,96 1 0,45 1 0,39 3 Ngành Ngọc lan Magnoliophyta 98 94,23 216 96,86 250 97,28
Tổng 104 100 223 100 257 100
Qua dữ liệu cho chúng ta thấy, các loài cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của cộng đồng dân tộc Nùng, Tày, Dao ở huyện Thạch An tập trung chủ yếu vào ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), đây là ngành đa dạng nhất với 250 loài (chiếm 97,26%); 216 chi (chiếm 96,86%) và 98 họ (chiếm 94,23%). Tiếp theo là ngành Dương xỉ (Pteridophyta) có 6 loài (chiếm 2,33%); 6 chi (chiếm 2,69%) và 5 họ (chiếm 4,81%). Thấp nhất là ngành Dây gắm (Gnetophyta) chỉ có 1 loài, 1 chi, 1 họ. Điều này cho thấy nguồn tài nguyên cây thuốc được cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Thạch An – Cao Bằng sử dụng rất đang dạng và phong phú.
Sự phân bố không đồng đều nhau của các taxon không chỉ được thể hiện giữa các ngành mà còn thể hiện qua sự chiếm ưu thế của các lớp trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) như sau:
Bảng 3.2. Số lượng họ, chi, loài thuộc hai lớp trong ngành Ngọc lan
Lớp Họ Chi Loài
SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % Lớp Ngọc lan - Magnoliopsida 78 79,59 172 79,63 198 79,20 Lớp Hành - Liliopsida 20 20,41 44 20,37 52 20,80 Ngành Ngọc lan - Magnoliophyta 98 100 216 100 250 100
Tỉ lệ lớp Ngọc lan/lớp Hành 3,90 3,91 3,81
Kết quả cho thấy, lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) chiếm ưu thế với 78 họ, chiếm 79,59% số họ trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta); số chi là 172, chiếm 79,63%; và số loài là 198 loài chiếm 79,20%. Một số loài thuộc lớp Ngọc lan có thể kể đến như: Bồ công anh - Lactuca indica L. được sử dụng làm thuốc giải độc, viêm tuyến vú, suy nhược, ong đốt; cây Cứt lợn -
Ageratum conyzoides L. có tác dụng cầm máu, viêm xoang, tiêu chảy, sốt rét, cảm, hạ sốt; cây Cỏ mần trầu - Eleusine indica (L.) Gaertn được sử dụng cầm máu, chữa viêm tinh hoàn, đại tiện ra máu, trị băng huyết, động thai, táo bón; Xuyến chi - Tridax procumbens L. được sử dụng để điều trị đau răng, rắn cắn; Bàn tay ma - Heliciopsis lobata (Merr.) Sleum chữa bệnh gan, dùng để tắm phụ nữ sau khi sinh... Lớp Hành (Liliopsida) chiếm tỉ trọng thấp hơn với 52 loài, 44 chi và 20 họ. Có thể kể đến một số loài thuộc lớp Hành là: cây Dứa dại - Pandanus kaida Kurz được sử dụng để hữa gan, thận, đau dầu và mất ngủ; cây Nghệ - Curcuma longa L. được sử dụng chữa bệnh về gan, dạ dày, áu cam, giải độc gan; cây Hẹ - Allium odorum L. có công dụng tri ho nhiều, đái nhiều, đái rắt, đái đục, mộng tinh; cây Cỏ chít - Thysanolaena maxima (Roxb.) Kuntze được dùng chữa an thai, băng huyết ở phụ nữ; cây Trúc vàng -
Phyllostachys aurea Carr. ex A. & C. Riv được sử dụng để chữa bệnh thận, say, tắm...
Tỉ lệ họ giữa lớp Ngọc lan với lớp Hành là 3,90 nghĩa là trung bình cứ 3 đến 4 họ thuộc lớp Ngọc lan thì sẽ có 1 họ thuộc lớp Hành; tương tự tỉ lệ các bậc chi và bậc loài lần lượt là 3,91 và 3,81 có nghĩa là: trung bình cứ 4 chi và 4 loài thuộc lớp Ngọc lan sẽ có 1 chi và 1 họ thuộc lớp Hành.
3.1.1.2. Các họ đa dạng nhất
Kết quả đánh 9 họ đa dạng nhất của nguồn tài nguyên cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của cộng đồng các dân tộc thiểu số Nùng, Tày, Dao ở huyện Thạch An được ghi nhận tại bảng kết quả sau:
Các họ đa dạng nhất ở khu vực nghiên cứu bao gồm: họ Cúc (Asteraceae) có 15 chi và 17 loài, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 11 chi và 14 loài, họ Hòa thảo (Poaceae) có 12 chi và 12 loài, họ Dâu tằm (Moraceae) có 4 chi và 9 loài, họ Cam (Rutaceae) có 8 chi và 8 loài,…Kết quả về các họ giàu loài cây thuốc cũng được ghi nhận trong các nghiên cứu về cây thuốc ở nhiều khu vực trên thế giới.
Bảng 3.3. Các họ đa đạng nhất ở khu vực nghiên cứu
Stt Tên họ Số loài Số chi
Tên Việt Nam Tên khoa học Số loài Tỉ lệ % Số chi Tỉ lệ %
1 Cúc Asteraceae 17 6,61 15 6,73
2 Thầu dầu Euphorbiaceae 14 5,45 11 4,93
3 Hòa thảo Poaceae 12 4,67 12 5,38
4 Dâu tằm Moraceae 9 3,50 4 1,79
5 Đậu Fabaceae 8 3,11 8 3,59
6 Cam Rutaceae 8 3,11 6 2,69
7 Gừng Zingiberaceae 8 3,11 6 2,69
8 Cà phê Rubiaceae 7 2,72 6 2,69
9 Bạc hà Lamiaceae 7 2,72 6 2,69
9 họ đa dạng nhất (8,65%) 90 35,02 74 33,18 Tổng số được phát hiện 257 223
Các họ cây thuốc giàu loài của khu vực nghiên cứu có 5 họ nằm trong 10 họ đa dạng nhất của hệ thực vật Việt Nam là: họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Hòa thảo (Poaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Đậu (Fabaceae); 4 họ còn lại không nằm trong 10 họ lớn nhất ở Việt nam đó là họ Dâu tằm, họ Cam, họ Gừng và họ Bạc hà. Điều này chứng minh rằng nguồn cây thuốc ở huyện Thạch An tuy phong phú nhưng vẫn có nét khác biệt so với tính đa dạng chung của hệ thực vật Việt Nam.
Kết quả so sánh các họ giàu loài của nguồn cây thuốc ở KVNC với họ giàu loài của hệ thực vật Việt Nam được ghi nhận tại Bảng 3.4.
Bảng 3.4. So sánh các họ giàu loài ở KVNC (1) với họ giàu loài của hệ thực vật Việt Nam (2)
Stt Họ nhiều loài (1) (2) Tỷ lệ % giữa (1) và (2)
1 Cúc (Asteraceae) 17 380 4,47
2 Thầu dầu (Euphorbiaceae) 14 477 2,94
3 Hòa thảo (Poaceae) 12 610 1,97
4 Dâu tằm (Moraceae) 9 179 5,03
5 Đậu (Fabaceae) 8 471 1,70
6 Cam (Rutaceae) 8 128 6,25
7 Gừng (Zingiberaceae) 8 135 5,93
8 Cà phê (Rubiaceae) 7 492 1,42
9 Bạc hà (Lamiaceae) 7 157 4,46
Chú thích: (1) Loài thực vật ở khu vực nghiên cứu; (2) Loài theo nguồn Danh lục các loài thực vật Việt Nam (Trung tâm NCTN&MT – Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện ST&TNSV, 2006)
Từ Bảng kết quả cho thấy, trong 9 họ giàu loài của khu vực nghiên cứu có 5 họ có tỉ lệ phần trăm loài so với tổng số loài của họ tương ứng trong hệ thực vật Việt Nam lớn hơn 4,4%: gồm họ Cúc (Asteraceae) có 17 loài chiếm 4,47% tổng số loài trong họ Cúc của hệ thực vật Việt Nam; họ Dâu tằm
(Moraceae) có 9 loài chiếm 5,03% tổng số loài trong họ Cúc của hệ thực vật Việt Nam; họ Cam (Rutaceae) có 8 loài chiếm 6,25%; họ Gừng (Zingiberaceae) có 8 loài chiếm 5,93%; và họ Bạc hà (Lamiaceae) chiếm 4,46% tổng số loài trong họ Bạc hà của hệ thực vật Việt Nam.
3.1.2. Đa dạng về dạng sống của nguồn tài nguyên cây thuốc
Đánh giá về dạng sống của cây có thể định hướng được việc bảo vệ, gây trồng, sử dụng và khai thác bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc. Các loài cây được cộng đồng các dân tộc thiểu số ở huyện Thạch An sử dụng làm thuốc có dạng cây rất đa dạng và phong phú (Bảng 3.5)
Bảng 3.5. Sự đa dạng về dạng sống của các loài cây thuốc ở KVNC
Stt Dạng sống Số lượng Tỉ lệ % 1 Thân thảo 113 43,97 2 Bụi 49 19,07 3 Dây leo 35 13,62 4 Gỗ nhỏ 35 13,62 5 Gỗ nhỡ 13 5,06 6 Gỗ lớn 8 3,11 7 Ký sinh và bán kí sinh 4 1,56
Dữ liệu trên cho thấy, nguồn tài nguyên cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của 3 cộng đồng dân tộc Nùng, Tày, Dao tại Thạch An tập trung vào 7 dạng sống, trong đó tập trung nhiều nhất vào 4 dạng sống cây thân thảo, bụi, dây leo và cây gỗ nhỏ.
Với dạng sống cây Thân thảo số loài nhiều nhất với 113/257 so với tổng số loài (chiếm 43,97% so với tổng số loài). Các cây thuộc nhóm này tập trung chủ yếu vào họ Cúc (Asteraceae) được dùng để chữa các bệnh như vô sinh, đau răng, đau răng, táo bón, cầm máu, ngứa, tiêu chảy, dạ dày, sốt cao, viêm tuyến vú, hạch, cao huyết áp, bướu cổ, nôn mửa; họ Hòa thảo (Poaceae) được dùng để chữa các bệnh như thận, bí tiểu, an thai, băng huyết, thận, cầm máu,
rắn cắn, chữa cảm cúm, ho, viêm phế quản, viêm bàng quang, thủy đậu, viêm loét miệng, đau khớp; họ Gừng (Zingiberaceae) dùng để chữa trị vết thương, chấn thường ngoài da, nôn mửa, đau bụng, giảm ho, đầy hơi, đau bụng, cảm cúm, giải độc gan, dạ dày... Ngoài ra có họ Bạc hà (Lamiaceae) được dùng để chữa các bệnh viêm họng, sưng ab đan, tiêu chảy, ho, cảm cúm, kinh nguyệt,