Mối liên hệ giữa đ−ờng thị tr−ờng chứng khoán và chi phí của vốn

Một phần của tài liệu Giáo trình tài chính doanh nghiệp - Chương 5 pps (Trang 28 - 29)

của vốn

Đ−ờng thị tr−ờng chứng khoán chỉ cho thấy mức đền bù rủi ro trên thị tr−ờng tài chính. Bất kỳ một khoản đầu t− mới nào cũng đòi hỏi một mức doanh lợi dự kiến ít nhất là bằng mức đền bù của thị tr−ờng. Nếu không đạt đến mức đó thì ng−ời ta sẽ không đầu t−. Các nhà đầu t− chỉ thực sự có lợi nếu họ tìm đ−ợc các khoản đầu t− mà mức doanh lợi dự kiến của chúng cao hơn mức đề nghị của thị tr−ờng, bởi vì những khoản đầu t− nh− vậy sẽ có giá trị hiện tại thuần tuý d−ơng. Trên cơ sở nhận thức nh− vậy, nếu đặt câu hỏi: tỷ suất chiết khấu để xác định giá trị hiện tại là gì? thì câu trả lời sẽ là: nên chọn doanh lợi dự kiến mà thị tr−ờng đề nghị cho khoản đầu t− với cùng một mức rủi ro có hệ thống. Nói một cách khác, để xác định xem khoản đầu t− của ta có giá trị hiện tại d−ơng hay không thì cần phải so sánh thu nhập dự kiến về khoản đầu t− mới và mức doanh lợi dự kiến mà thị tr−ờng đề nghị cho khoản đầu t− có cùng mức rủi ro có hệ thống (tức là có cùng hệ số β).

Tỷ suất chiết khấu biểu thị bằng mức doanh lợi tối thiểu cần đạt đ−ợc th−ờng đ−ợc gọi là chi phí của vốn cho một khoản đầu t− nhất định. ở đây gọi là chi phí vốn bởi vì nếu đạt đ−ợc mức doanh lợi tối thiểu này thì mới đạt đến điểm hoà vốn. Chi phí của vốn còn đ−ợc coi nh− là chi phí cơ hội cho khoản đầu t− của doanh nghiệp.

Khi nói rằng khoản đầu t− mới có doanh lợi dự kiến lớn hơn mức doanh lợi mà thị tr−ờng đền bù cho khoản đầu t− có cùng mức độ rủi ro có hệ thống thì có nghĩa là đang sử dụng một cách có hiệu quả vốn đầu t−.

Một phần của tài liệu Giáo trình tài chính doanh nghiệp - Chương 5 pps (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)