Phương pháp thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trang trại nguyễn thanh lịch xã ba trại, huyện ba vì, hà nội (Trang 42 - 50)

3.4.3.1 Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trang trại

Để đánh giá được tình hình chăn nuôi của trại em đã tiến hành thu thập nguồn thông tin từ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân viên của trại. Đồng thời tự tìm hiểu và tìm kiếm số liệu từ sổ sách ghi chép của trại trong 2 năm gần đây, kết hợp với theo dõi trực tiếp trên đàn lợn trong thời gian thực tập.

3.4.3.2. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái, lợn con tại trại

Trong quá trình thực tập tại trang trại, em đã tham gia chăm sóc nái đẻ, nái nuôi con và đàn lợn con. Em trực tiếp vệ sinh, chăm sóc , theo dõi trên đàn lợn. Quy trình chăm sóc lợn nái đẻ, nái nuôi con, lợn con theo mẹ được áp dụng theo đúng quy trình như sau:

 Quy trình chăm sóc nái chửa:

Lợn nái chửa được nuôi chủ yếu ở chuồng bầu. Hàng ngày vào kiểm tra lợn để phát hiện lợn phối không đạt, lợn nái bị sảy thai, lợn mang thai giả, vệ sinh, dọn phân không để cho lợn nằm đè lên phân, lấy thức ăn cho lợn ăn, rửa máng, phun thuốc sát trùng hàng ngày, xịt gầm, cuối giờ chiều phải chở phân ra khu xử lý phân.Thức ăn cho lợn là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh 566SF.

Bảng 3.1. Quy định khối lượng thức ăn chuồng lợn nái có chửa

Loại lợn Loại thức

ăn Tiêu chuẩn thức ăn Kg/con/ngày

Đực hậu bị 567SF 2.5

Đực khai thác 567SF 3.0

Nái hậu bị chờ phối 567SF 2.4

Nái cai sữa 567SF 3.0

Nái mang thai Từ 1-4

tuần

Từ 5-12 tuần

Từ 13

tuần Từ 15 tuần Nái hậu bị mang thai 566SF 2.2 1.6 2.2 2.2- 567SF

35

Lưu ý: Ngoài quy định tiêu chuẩn thì có thể điều chỉnh khối lượng và loại thức ăn tùy theo thể trạng lợn.

Quy trình chăm sóc nái đẻ (nái nuôi con):

Trước khi chuyển nái sang chuồng đẻ vệ sinh sát trùng chuồng đẻ sạch sẽ,khô ráo.

Tắm nái sạch bằng xà phòng và chuyển nái qua chuồng đẻ trong khoảng 7-10 ngày trước đẻ.

Trước khi lợn nái đẻ 5 - 7 ngày cần đảm bảo một số điều kiện sau:

Chuẩn bị dụng cụ trước khi hộ sinh lợn mẹ : khăn lau, bột xoa, cồn iod, tải ni- lông, gen bôi trơn vaseline, panh, kim tiêm, kìm cắt đuôi, máy mài nanh, bấm tai, sổ ghi chép, thuốc oxytoxin, kháng sinh, úm, bóng úm, thảm lót...

* Nuôi dưỡng lợn nái đẻ:

Quá trình cho ăn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, khả năng sinh sản và tiết sữa của lợn nái. Chính vì vậy, cần phải cho lợn nái ăn đúng bữa và đủ lượng thức ăn theo quy định. Lợn nái đẻ và nuôi con được cho ăn 2 lần/ngày (bữa sáng và bữa chiều).

Thức ăn cho lợn nái đẻ sử dụng cám 567SF, lượng cho ăn được trình bày trong bảng 3.2.

Bảng 3.2: Quy định lượng thức ăn chuồng đẻ

Trước/sau ngày đẻ

Chế độ ăn (kg/con/ngày)

Đối với nái đẻ từ lứa 2 Đối với nái hậu bị Sáng Chiều Tổng Sáng Chiều Tổng

Trước đẻ dự kiến 4 ngày 1,5 1,5 3,0 1,2 1,0 2,2

Trước đẻ dự kiến 3 ngày 1,5 1,0 2,5 1,0 1,0 2,0

Trước đẻ dự kiến 2 ngày 1,0 1,0 2,0 1,0 0,7 1,7

Trước đẻ dự kiến 1 ngày 1,0 0,5 1,5 1,0 0,5 1,5

Ngày đẻ 0,5 0,5 1,0 0,5 0,5 1,0 Sau đẻ 1 ngày 0,5 0,5 1,0 0,5 0,5 1,0 Sau đẻ 2 ngày 1,0 1,0 2,0 1,0 1,0 2,0 Sau đẻ 3 ngày 1,5 1,5 3,0 1,5 1,5 3,0 Sau đẻ 4 ngày 2,0 2,0 4,0 2,0 2,0 4,0 Sau đẻ 5 ngày 2,5 2,5 5,0 2,5 2,5 5,0 Sau đẻ 6 ngày 3,0 3,0 6,0 2,5 2,5 5,0  Quy trình sử dụng thuốc:

36

- Lợn nái trước và sau đẻ một tuần trộn kháng sinh BMD, (10g/ngày).

- Lợn nái vỡ ối tiêm kháng sinh Amoxcilin 15% (1ml/10kg TT), tiêm mũi 2 sau 24 tiếng.

- Sử dụng oxytocin

Chỉ sử dụng khi cổ tử cung đã mở hoàn toàn Sử dụng giới hạn trên nái tơ

Ở những con nái đẻ bình thường, không sử dụng oxytocin đến khi ít nhất đã đẻ được 6 con

Sử dụng oxytocin khi nái không đẻ sau 40 phút Chỉ sử dụng tối đa được 2 liều trên nái

Quản lý môi trường chuồng lợn nái:

- Kiểm tra nhiệt độ môi trường chuồng nuôi tối thiểu 2 lần/ngày (cả buổi sáng và buổi chiều).

- Tạo nhiệt độ chuồng thích hợp: 24-28oC.

- Lượng nước uống tự do (thường lợn nái chờ đẻ là 12-15 lít/con/ngày, nái nuôi con > 40 lít/con/ngày. Chất lượng nước uống sạch, mát và không bị nhiễm khuẩn.

Công tác đỡ đẻ:

- Biểu hiện của nái sắp đẻ:

+ Trằn trọc, bứt rứt, đứng ngồi không yên, cắn phá chuồng; + Nặn vú thấy chảy sữa, lợn nái sẽ đẻ trong khoảng 24h;

+ Nếu thấy nước nhờn ở âm hộ chảy ra (vỡ ối), lợn nái sẽ đẻ trong khoảng 30- 60 phút sau;

+ Nếu có phân su, lợn nái sẽ đẻ trong khoảng 15-20 phút sau.

- Khi thấy lợn nái có biểu hiện gần đẻ (vỡ ối, ra phân su,…) thì phải tiến hành:

+ Vệ sinh phần mông và chân sau của lợn nái trước khi đẻ; + Chuẩn bị chậu và lưới hứng sản dịch và nhau khi nái đẻ;

+ Chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ: lồng úm, thảm lót, đèn úm, khăn lau, thuốc sát trùng, cồn Iod, kéo cắt rốn, dây buộc rốn, gel bôi trơn, nước rửa tay,…

37

- Cách đỡ đẻ:

Bước 1: Vuốt nước ối, màng ối ở miệng và mũi để lợn con dễ thở.

Bước 2: Vuốt nước ối, màng ối và dùng khăn sạch lau khô mình lợn con để không bị lạnh.

Bước 3: Cắt đoạn rốn dài, để lại khoảng rốn từ 20-25 cm. Trường hợp rốn bị đứt ngắn hoặc chảy máu thì tiến hành buộc rốn, vị trí buộc khoảng 2,5cm; vị trí cắt 3,75-4cm.

Bước 4: Sát trùng rốn bằng cồn Iod.

Bước 5: Cho lợn con nằm ở lồng úm, sau khi lợn con khô thì cho bú sữa đầu (chú ý: kiểm tra vú lợn mẹ và vệ sinh sạch sẽ trước khi cho lợn con bú).

Bước 6: Tiến hành cắt đuôi cho lợn con, khoảng cách từ gốc đuôi đến vị trí cắt khoảng 3cm.

Trường hợp lợn mẹ khó

Biểu hiện lợn đẻ khó :

+ Khi lợn đã vỡ nước ối mà lợn mẹ lại không có biểu hiện rặn đẻ.

+ Lợn rặn đẻ liên tục, bụng căng lên do rặn đẻ mạnh, đuôi cong lên do lợn con đã ra đến cổ tử cung nhưng do trọng lượng lợn con quá to hoặc do ngôi thai bị ngược nên không ra ngoài được.

+ Lợn mẹ trở nên kiệt sức: thở nhanh, yếu ớt do quá trình rặn đẻ nhiều nên kiệt sức.

Cách can thiệp lợn đẻ khó:

+ Dùng nước sát trùng vệ sinh âm hộ và mông lợn. Đeo gang tay, bôi gen bôi trơn.

Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng đàn lợn con theo mẹ :

 Lợn con 1 ngày tuổi được uống kháng sinh Amox50; tiến hành mài nanh cắt đuôi, cắt số tai theo số tuần trong năm.

 Lợn con 2 ngày tuổi được tiêm sắt và cho uống kháng sinh Amox50.

38

 Lợn con 6-7 ngày tuổi tiến hành thiến đối với lợn đực.

 Lợn con được từ 4 - 6 ngày tuổi tập ăn bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh 550PF hoặc 550SF

 Lợn con được 7 - 14 ngày tuổi được tiêm phòng Mycoplasma

 Lợn con được 14 – 20 ngày tuổi được tiêm phòng Circo

 Lợn con được 21 ngày tuổi, tiến hành làm vắc xin dịch tả

 Lợn con được 21 - 25 ngày tuổi tiến hành cai sữa cho lợn.

* Tập ăn cho lợn con 4-6 ngày tuổi :

- Lắp máng tập ăn cho lợn con 4 ngày tuổi, máng được lắp cách xa vòi nước.

Mỗi ngày vệ sinh máng ăn 2 lần.

- Cho một ít thức ăn hỗn hợp( 550SF) vào máng tập ăn để lợn làm quen dần với thức ăn.

- Sau khi lợn con đã quen và ăn được, tăng dần khẩu phần thức ăn đồng thời trộn kháng sinh Ampicolistin vào để phòng bệnh tiêu chảy

Quy trình xuất bán lợn con :

- Lợn con ở trại được nuôi theo mẹ cho đến 21-25 ngày tuổi, những lợn con đủ tiêu chuẩn về cân nặng sẽ được tách mẹ, những lợn con không đủ cân nặng sẽ tiếp tục được ghép với những đàn có ngày nhỏ tuổi hơn để tiếp tục cho bú.

- Những lợn con đủ cân nặng sẽ được chuyển sang khu vực cai sữa để tiến hành quy trình chăm sóc, trộn thuốc và tiêm phòng vắc xin.

- Lợn thịt khi được xuất bán sẽ được đánh dấu từ trước, sau đó được công nhân bắt ra khỏi chuồng và được chuyển đến khu vực xuất bán. Ở đây lợn thịt được cân và chuyển lên xe, các chỉ số về cân nặng và số lượng sẽ đươc ghi chép lại.

Quy trình vệ sinh phòng bệnh.

Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Để thực hiện được công tác phòng

39

bệnh tại trang trại em em đã tích cực tham gia công tác vệ sinh cùng cán bộ kĩ sư, công nhân trong trại với lịch trình như sau:

Quy trình vệ sinh hàng ngày

- Hàng ngày, trước khi vào chuồng làm việc các kỹ sư, công nhân và sinh viên tất cả đều phải tắm sát trùng, đi ủng, mặc đồ bảo hộ, đi qua hố sát trùng rồi mới vào chuồng.

 Vệ sinh chuồng đẻ

- Trong chuồng sẽ thực hiện thu gom phân trong chuồng trong suốt ngày làm việc, để tránh lợn mẹ đè phân làm bẩn nền chuồng và lợn mẹ

- Thực hiện quét đường đi giữa hai dãy và rắc vôi bột, lối đi xung quanh và gầm chuồng.

- Sàn nuôi thường xuyên được lau bằng thuốc sát trùng iodine, vinadine , pha với tỷ lệ 320ml/1000 lít nước.

- Chuồng lợn sau khi lợn nái được chuyển về chuồng bầu để cai sữa và lợn con được xuất bán sẽ được vệ sinh và cách ly 1 tuần trước khi cho lợn nái mới lên đẻ. Các tấm đan trong chuồng được tháo dỡ và đem ngâm trong dung dịch sát trùng trong thời gian 1 ngày. Sau đó được đem ra xịt bằng máy xịt áp lực và được đem phơi khô trước khi được lắp lại vào chuồng. Khung chuồng sẽ được sịt bằng máy áp lực, được cọ bằng dung dịch NaOH loãng, sau đó được dội lại bằng hỗn hợp nước vôi và thuốc sát trùng. Gầm chuồng cũng được xịt rửa bằng máy áp lực, được xả nước và dội nước vôi. Chuồng sau khi được vệ sinh sẽ được phun lại bằng thuốc sát trùng và cách ly 1 ngày trước khi được lắp tấm đan và đưa lợn lên.

 Vệ sinh chuồng bầu

- Xịt rửa những ô đã chuyển lợn lên chuồng đẻ, quét vôi phun sát trùng đảm bảo trong chuồng luôn sạch sẽ.

- Kiểm tra nhiệt độ chuồng thường xuyên đẻ có hướng sử lí điều chỉnh nhiệt độ thích hợp trong chuồng nuôi kịp thời.

40

 Vệ sinh chuồng cai sữa :

- Hàng ngày dọn vệ sinh ô chuồng và máng tắm 2 lần/ ngày vào đầu buổi sáng và đầu buổi chiều.

- Xả nước 1/3 máng tắm cho lợn cai sữa - Phun sát trùng theo lịch vệ sinh của trại.

- Quét dọn đường đi vào cuối ngày, quạt gió, bóng điện và các thiết bị thường xuyên được lau chùi.

- Sau mỗi lần xuất lợn, tiến hành vệ sinh ô chuồng, quét vôi sạch sẽ và xịt sạch trước khi chuyển đàn lợn mới vào.

Bảng 3.3. Lịch sát trùng trại lợn nái

Thứ

Trong chuồng Ngoài chuồng Ngoài khu vực

chăn nuôi Chuồng nái Bầu Chuồng đẻ Chuồng cách ly

Chủ

nhật Phun sát trùng Phun sát trùng Phun sát trùng

Phun sát trùng toàn bộ khu vực Pst toàn bộ khu vực Thứ 2

Quét vôi hoặc rắc vôi đường đi

Phun sát trùng + rắc vôi Phun sát trùng Phun sát trùng, rắc vôi toàn bộ khu vực Phun sát trùng, rắc vôi toàn bộ khu vực Thứ 3 Phun sát trùng Phun sát trùng + rắc vôi

Quét vôi hoặc rắc vôi đường đi

Phun sát trùng toàn bộ khu vực Phun sát trùng toàn bộ khu vực Thứ

4 Xả vôi gầm Phun sát trùng Phun sát trùng Rắc vôi Rắc vôi Thứ

5 Phun ghẻ Phun sát trùng Phun ghẻ Phun sát trùng Phun sát trùng Thứ

6 Phun sát trùng

Phun sát trùng +

rắc vôi Phun sát trùng Phun sát trùng Phun sát trùng

Thứ 7 Phun sát trùng, Vệ sinh tổng chuồng Phun sát trùng, Vệ sinh tổng chuồng Phun sát trùng, Vệ sinh tổng chuồng Phun sát trùng, Vệ sinh tổng khu vực Phun sát trùng, Vệ sinh tổng khu vực

41

3.4.3.3. Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn nái và lợn con nuôi tại trại

Để xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn lợn nái, lợn con. Chúng tôi tiến hành theo dõi hàng ngày thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng. Bằng mắt thường đánh giá qua biểu hiện lâm sàng như trạng thái cơ thể, bộ phận sinh dục ngoài, các dịch rỉ viêm (màu sắc, mùi...), tình trạng sức khỏe lợn con, khả năng vận động,..

42

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trang trại nguyễn thanh lịch xã ba trại, huyện ba vì, hà nội (Trang 42 - 50)